Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Dạo bước trên cây cầu gỗ biểu tượng Myanmar

Hình ảnh mặt trời chiếu ánh sáng rực rỡ qua cầu U Bein khiến du khách sững sờ, mê mẩn.



Vắt ngang qua hồ nước Taungthaman, ở cố đô của Myanmar là Amarapura, cây cầu Ubein là một trong những kiến trúc lịch sử được chụp ảnh nhiều nhất tại đất nước này. 

 

 

Cầu U Bein được xây bằng gỗ tếch, trải dài tới tận 1.200 mét và được đánh giá là cây cầu gỗ tếch dài và cổ xưa nhất thế giới. Cầu được xây dựng vào những năm 1800 bởi thị trưởng U Bein, tận dụng gỗ teak từ một cung điện cổ xưa.



 

Cung điện này bị bỏ hoang khi triều đại của vua Mindon quyết định chuyển kinh đô về Mandalay và những cây cột lớn của cung điện ngày nay đã trở thành một phần của cầu U Bein. Cây cầu có hơn 1.000 cột lớn và hàng nghìn phiến gỗ ghép. 

 

 

Ban đầu, cầu được xây hoàn toàn bằng gỗ. Tuy nhiên, do sự sói mòn của nước cũng như sự tàn phá của thời gian, người ta đã phải thay thế một số cột gỗ bằng cột bê tông để giữ cho cấu trúc vững vàng hơn, phục vụ đời sống người dân cũng như tiếp tục là điểm du lịch hút khách. 

 

 

Thời điểm lý tưởng để tới thăm cây cầu U Bein là buổi chiều tà. Hình ảnh ấn tượng của hoàng hôn màu cam vàng rực rỡ phủ lên cây cầu, xuyên qua những cọc gỗ có lẽ là cảnh tượng đẹp nhất của đất nước Myanmar.

Vào thời điểm này trong ngày, thời tiết cũng mát mẻ, dễ chịu hơn với những luồng gió mát mẻ, trong lành. Du khách có thể thuê thuyền gỗ để tới gần cây cầu hơn và chiêm ngưỡng hoàng hôn trên hồ, một trải nghiệm khó quên trong đời. 

 

 

 

 
Supertramp (Xzone/Tri Thức Thời Đại)

Ngắm U Bein - Cây cầu gỗ lâu đời và dài nhất thế giới

Theo VOV

VTV.vn - Cầu U Bein được đánh giá là cây cầu gỗ lâu đời, dài nhất thế giới và là một trong những nơi ngắm hoàng hôn đẹp tuyệt vời.


Cầu U Bein nằm tại ngoại ô cố đô Mandalay, Myanmar, nối liền hai bờ của sông Taungthamna. Ảnh: deviantart.
Cầu U Bein nằm tại ngoại ô cố đô Mandalay, Myanmar, nối liền hai bờ của sông Taungthamna. Ảnh: deviantart.

Cầu U Bein có chiều dài tới 1,2km và được làm bằng gỗ tếch, tận dụng những cây gỗ tếch từ một cung điện cổ xưa. Ảnh: wikiwand.
Cầu U Bein có chiều dài tới 1,2km và được làm bằng gỗ tếch, tận dụng những cây gỗ tếch từ một cung điện cổ xưa. Ảnh: wikiwand.

Cầu được xây dựng từ năm 1800 bởi thị trưởng U Bein. Ảnh: thousandwonders.
Cầu được xây dựng từ năm 1800 bởi thị trưởng U Bein. Ảnh: thousandwonders.

Đến nay, cây cầu có hơn 1.000 cột lớn và hàng nghìn phiến gỗ ghép. Ảnh: thousandwonders.
Đến nay, cây cầu có hơn 1.000 cột lớn và hàng nghìn phiến gỗ ghép. Ảnh: thousandwonders.

Ban đầu, cây cầu này hoàn toàn được dựng bằng gỗ nhưng sau đó một số trụ và lan can cầu ở phần ngập trong nước đã được thay bằng trụ bê tông để đảm bảo an toàn cho người đi lại. Ảnh: allpointseast.
Ban đầu, cây cầu này hoàn toàn được dựng bằng gỗ nhưng sau đó một số trụ và lan can cầu ở phần ngập trong nước đã được thay bằng trụ bê tông để đảm bảo an toàn cho người đi lại. Ảnh: allpointseast.

Nhưng về cơ bản, cây cầu vẫn giữ được kiến trúc nguyên vẹn so với ban đầu. Ảnh: wikimedia.
Nhưng về cơ bản, cây cầu vẫn giữ được kiến trúc nguyên vẹn so với ban đầu. Ảnh: wikimedia.

Cây cầu U Bein đẹp nhất vào những buổi chiều tà, những hình ảnh ấn tượng của hoàng hôn màu cam vàng rực rỡ phủ lên cây cầu, xuyên qua những cọc gỗ có lẽ đây sẽ là cảnh tượng đẹp nhất của đất nước Myanmar. Ảnh: photonews.
Cây cầu U Bein đẹp nhất vào những buổi chiều tà, những hình ảnh ấn tượng của hoàng hôn màu cam vàng rực rỡ phủ lên cây cầu, xuyên qua những cọc gỗ có lẽ đây sẽ là cảnh tượng đẹp nhất của đất nước Myanmar. Ảnh: photonews.

Cầu U Bein là cây cầu gỗ dài nhất thế giới... Ảnh: myanmartravelandtours.
Cầu U Bein là cây cầu gỗ dài nhất thế giới... Ảnh: myanmartravelandtours.

...và là cây cầu lâu đời nhất thế giới. Ảnh: wikimedia.
...và là cây cầu lâu đời nhất thế giới. Ảnh: wikimedia.

Cầu U Bein được chuyên trang du lịch CNNGo bình chọn là một trong những nơi ngắm hoàng hôn đẹp tuyệt vời trên thế giới. Ảnh: stdibs.
Cầu U Bein được chuyên trang du lịch CNNGo bình chọn là một trong những nơi ngắm hoàng hôn đẹp tuyệt vời trên thế giới. Ảnh: stdibs.

Không có nhận xét nào: