Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Ngôi làng nghệ thuật độc đáo nhất Hàn Quốc

Những ngôi nhà nhiều màu sắc, các tác phẩm nghệ thuật công cộng trưng bày khắp mọi nơi là đặc điểm nổi bật của làng Gamcheon. 

Không giống như các địa phương khác, Gamcheon là sự đối lập với những tòa nhà chọc trời ở Busan hiện đại và cảnh tấp nập huyên náo ở khu chợ Busan cổ. Ngôi làng được quy hoạch kiểu bậc thang. Nhà được xây thoai thoải theo sườn đồi, tạo sự thông thoáng cho từng căn nhà. 
Từ nhiều thập kỷ trước, người dân Gamcheon đã có truyền thống sơn tường nhà bằng các màu phấn đa dạng và nhẹ nhàng. Năm 2009, dự án phát triển nghệ thuật công cộng tại ngôi làng được chính quyền triển khai. Các sinh viên, nghệ sĩ và cả người dân đều tham gia, chung tay biến Gamcheon thành không gian trưng bày nghệ thuật công cộng khổng lồ. Làng thay 'áo mới' với nhiều hình vẽ, tượng đầy màu sắc sặc sỡ ở khắp mọi nơi. Gamcheon từ đó được ví như "Machu Picchu Hàn Quốc" hay "Santorini Hàn Quốc", ám chỉ hai địa danh nổi tiếng thế giới ở Peru và Hy Lạp. 
gamcheon-busan-korea-panoramic-137509216
Toàn cảnh làng Gamcheon. 
Điểm ngắm cảnh tốt nhất ở đây là Sky Garden (Vườn Trời), nơi đặt trung tâm thông tin. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bỏ qua việc rảo bước qua từng ngõ ngách ở Gamcheon. Đấy mới thực sự là trải nghiệm thú vị. Mỗi con hẻm sẽ dẫn du khách từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, từ những bức tượng chim trên nóc mái tới tượng Marukami tinh nghịch trong ngôi nhà hoang, hay nhân vật Hoàng tử bé trong tác phẩm nổi tiếng cùng tên của nhà văn người Pháp cùng chú cáo của mình nhìn về hướng Cảng Busan. 
Từ Busan, đi tàu điện ngầm đến ga Toseong-dong hoặc Goejong. Sau đó đi taxi đến trường tiểu học Busan Gamejeong (giá khoảng 2,5 USD). Từ đây bạn có thể bắt đầu hành trình khám phá của mình. 

 

gamcheon-busan-korea-panoramic-137509216
Toàn cảnh làng Gamcheon. 
130626115633-busan-gamcheon-culture-vill
Các tác phẩm nghệ thuật công cộng độc đáo được trưng bày ở khắp mọi nơi tại Gamcheon. 
130626113454-busan-gamcheon-culture-vill
Tác phẩm 'Vườn văn hóa' của 2 nghệ sĩ Jin Young Sub, Park Kyung Seok và người dân địa phương. Bức tường là bộ sưu tập những chú cá gỗ đầy màu sắc.
130626113020-busan-gamcheon-culture-vill
Ngôi làng mở cửa đón khách tham quan đến 6 giờ chiều, để tránh ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt riêng của gia đình. 
130626113935-busan-gamcheon-culture-vill
Dạo bước theo chỉ dẫn của những chú cá gỗ hiện diện khắp nơi trong ngôi làng sẽ giúp bạn tránh lạc đường.
130626113706-busan-gamcheon-culture-vill
Ngôi nhà bị bỏ hoang đã trở thành 'Căn phòng bóng tối', một điểm tham quan thu hút rất đông du khách. 
130626114750-busan-gamcheon-culture-vill
Nhiều ngôi nhà đã trở thành nhà hàng, quán cafe. Một số do chính quyền thị trấn mở, một số do người dân quản lý. 
130626114949-busan-gamcheon-culture-vill
Rất nhiều điểm nhấn được dựng lên chuyên dành cho du khách chụp ảnh như ngọn hải đăng đầy màu sắc này.  
gamcheon-culture-village-1375092164_500x
Nhân vật Hoàng tử bé và chú cáo. 
130626115945-busan-gamcheon-culture-vill
Triển lãm mở trong một khu nhà tắm công cộng. 
130626112314-busan-gamcheon-culture-vill
Và đây là hình ảnh ngôi làng những năm 1950, khi Gamcheon là khu ổ chuột với dân cư chính là những người tị nạn trong chiến tranh Triều Tiên. 

Hàn Hạnh (theo CNN)
Gamcheon - ngôi làng "bích họa"
TTO - Du khách nào cũng sẽ bất ngờ và trầm trồ ngợi khen khi đến thăm làng văn hóa Gamcheon, còn được biết với tên gọi “làng nghệ thuật” Gamcheon, nằm bên sườn đồi thành phố cảng Busan, Hàn Quốc.
Các nghệ sĩ và sinh viên Hàn Quốc đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở “làng nghệ thuật” Gamcheon - Ảnh: CNN
Khác với các tòa nhà chọc trời, cuộc sống nhộn nhịp, nền ẩm thực đặc trưng và bãi biển quyến rũ ở thành phố nghỉ mát Busan, làng Gamcheon yên tĩnh như níu chân lữ khách với các tác phẩm nghệ thuật được vẽ bằng sơn nước trước mặt tiền nhà hay những tác phẩm điêu khắc kỳ lạ được trưng bày khắp làng.
Dạo bước làng Gamcheon quanh co
Địa điểm quan sát Gamcheon lý tưởng nhất từ trên cao là “Sky Garden” - nơi đặt phòng triển lãm thông tin du lịch liên quan đến ngôi làng. Thú vị hơn cả vẫn là dạo bước trong những ngõ ngách của Gamcheon để khám phá những điều ngạc nhiên từ các tác phẩm nghệ thuật được sơn nhiều màu sắc trên mặt tiền ngôi nhà.
Tuy nhiên, du khách luôn được lưu ý không tách đoàn để không lạc vào những “mê cung” đường làng quanh co bởi trong mỗi con hẻm lại có ba - bốn hẻm nhỏ kết nối với các hẻm khác. Lời khuyên của người dân địa phương trong trường hợp đi lạc là hãy nhìn theo hướng đàn cá đang “bơi” trên vách tường hai bên đường đi!
Nhưng mỗi con hẻm trong làng sẽ dẫn dắt du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ tác phẩm điêu khắc hình con chim được thiết kế trên mái nhà cho tới bức tượng “Hoàng tử bé” trong tiểu thuyết cùng tên của Pháp đang cùng chú cáo yêu dấu của chàng hướng mắt nhìn về thị trấn bé nhỏ Gamcheon.
Những tác phẩm nghệ thuật được sơn tỉ mỉ lên vách nhà - Ảnh: CNN
Những phòng trưng bày công cộng tại làng Gamcheon sẽ đóng cửa vào lúc 6g chiều. Từ khoảng thời gian này, người dân trong làng bắt đầu quây quần bên nhau trò chuyện, họ muốn có được không gian sống yên tĩnh - Ảnh: CNN
Những đàn cá “bơi” chỉ đường cho du khách bị lạc - Ảnh: CNN
Từ “khu ổ chuột” tới “làng nghệ thuật” Gamcheon
Làng Gamcheon được gầy dựng bởi một cộng đồng tôn giáo khổ hạnh gọi là Taegeukdo - cộng đồng luôn đi đầu trong các phong trào đấu tranh giành độc lập cho bán đảo Triều Tiên đầu những năm 1900-1909.
Taegeukdo cũng chính là tên của “lá cờ thái cực” Hàn Quốc ngày nay. Các thành viên của cộng đồng Taegeukdo tin rằng hai vòng xoáy màu xanh - đỏ ở giữa lá cờ tượng trưng cho ước mơ của người dân Hàn Quốc phát triển thịnh vượng trong sự hòa hợp âm - dương của vũ trụ.
Đến năm 1950, làng Gamcheon trở thành một khu ổ chuột - nơi ở của những người tị nạn từ hậu quả của cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Năm 1955, trong giai đoạn tái thiết đất nước, chính quyền thành phố Busan yêu cầu cộng đồng người Taegeukdo với khoảng 800 hộ di chuyển đến khu vực Gamcheon có nguồn nước tinh khiết tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống tại đây.
Theo worldcrunch.com, đời sống của người dân Taegeukdo thời đó còn gặp nhiều khó khăn. Họ bị ám ảnh bởi bệnh dịch tả hoành hành trong những năm 1960. Đến năm 1965, làng Gamcheon mới có điện sinh hoạt.
Sau này, khi đời sống người dân dần ổn định, họ chú trọng việc xây mới nhà ở. Những ngôi nhà tại Gamcheon được xây dựng theo từng hàng riêng biệt và các hàng cứ nối tiếp nhau chằng chịt qua những con hẻm dốc, quanh co bên sườn đồi nhưng vẫn tạo sự thoáng đãng cho không gian xung quanh nhà.
Quang cảnh làng Gamcheon những năm 1955 - Ảnh: CNN
Làng Gamcheon rực rỡ sắc màu nhìn từ phòng triển lãm “Sky Garden” - Ảnh: CNN
Cải tạo “làng nghệ thuật” Gamcheon
Năm 2009, Bộ Văn hóa Hàn Quốc đầu tư triển khai một dự án nghệ thuật nhằm “làm mới” làng Gamcheon theo từng chủ đề riêng biệt nhưng với tiêu chí giữ gìn nét kiến trúc vốn có của nó. Các nghệ sĩ và sinh viên am hiểu nghệ thuật đã được mời tới đây để trang trí lại ngôi làng.
Khá miễn cưỡng nhưng cuối cùng người dân địa phương đã bị thuyết phục bởi dự án này.
“30 tác phẩm nghệ thuật được trưng bày khắp làng. Được sự thỏa thuận, hợp tác của chính quyền và người dân địa phương, hơn 300 ngôi nhà và phòng tắm công cộng được cải tạo thành các phòng trưng bày nghệ thuật địa phương. Một số ngôi nhà khác được chuyển sang mục đích kinh doanh khách sạn hay mở các quán cà phê, lợi nhuận thu được đều là của dân”, người phụ trách mảng phát triển nhà ở Lee Kwi-hyang tại Gamcheon cho biết.
Một số ngôi nhà được chuyển đổi công năng sử dụng thành các nhà hàng hay các quán cà phê phục vụ du khách tham quan - Ảnh: CNN
Một phòng tắm công cộng được cải tạo thành một phòng triển lãm nghệ thuật - Ảnh: CNN
"Gamcheon - thị trấn nghệ thuật nhất châu Á"
“Ngày nay, cấu tạo kiến trúc nhà ở làng Gamcheon không thay đổi nhiều. Lĩnh vực phát triển nhà ở và thị trường bất động sản tại Gamcheon còn trầm lắng, dường như mọi người quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống nhộn nhịp ở vùng đô thị Busan”, chuyên gia mỹ thuật Baik Young-je - tác giả nghiên cứu dự án nghệ thuật làng Gamcheon - làm việc tại ĐH Tongmyong, Hàn Quốc, nói.
Tuy nhiên, với kiến trúc nghệ thuật độc đáo của những ngôi nhà, làng Gamcheon ngày càng thu hút du khách đến tham quan với 250.000 người năm 2011 tăng lên 300.000 người năm 2012, theo worldcrunch.com.
Theo CNN, ngôi làng có nhiều sắc màu tươi tắn này đã tạo cảm hứng cho du khách, họ đặt các tên gọi khác như "thánh địa Machu Picchu của Hàn Quốc" (so sánh với Machu Picchu ở Peru) hay "đảo Santorini của Hàn Quốc" (so sánh với đảo Santorini ở Hi Lạp)...
Và có lẽ chính những điều độc đáo từ “làng nghệ thuật” Gamcheon đã làm Hãng tin CNN đặt tựa đề cho bài viết này là “Gamcheon - thị trấn nghệ thuật nhất châu Á”?
Những bức tượng hình dạng chim được thiết kế trên mái nhà - Ảnh: CNN
Tác phẩm chú cá nhiều sắc màu được trang trí trên tường của một con hẻm - Ảnh: CNN
Du khách tạo dáng bên tượng “Hoàng tử bé” - Ảnh: CNN
THIÊN NHIÊN (Theo CNN, worldcrunch.com)


Gamcheon - Làng nghệ thuật độc đáo nhất xứ Kim chi

Thật đáng ngạc nhiên, dù được gọi là Santorini của châu á, Gamcheon vẫn không phải là địa điểm được đông đảo du khách biết đến khi họ viếng thăm thành phố Busan. Ngôi làng văn hóa này chỉ nổi tiếng với dân nghệ thuật, những người coi đây như một trong những biểu tượng của tự do sáng tạo, đối nghịch hoàn toàn với những gì được coi là đặc trưng nhất của xứ sở Hàn Quốc…
Những chú cá chỉ đường đẹp mắt
Lịch sử của Gamcheon đúng là rất khác thường. Theo sách vở ghi chép lại, một ngôi làng mang tên Gamcheon đã được gây dựng từ đầu thế kỷ 20 bởi cộng đồng tôn giáo khổ hạnh Taegeukdo, những người đi đầu trong phong trào đấu tranh giành độc lập trên bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn này. Triết lý của giáo phái này được thể hiện rõ trên hình lá cờ Hàn Quốc – một vòng tròn chia làm hai phần âm – dương nhưng là màu xanh đỏ thay cho đen trắng, đó chính là sự phân cực vĩ đại, nơi có thể tìm thấy những bí mật của vũ trụ, đồng thời cũng là ước mơ về một đất nước phát triển trong hòa bình và thịnh vượng.
Hí họa mũi tên giúp du khách không bị lạc trong các ngõ hẻm hoặc đi nhầm
 Đi tới Gamcheon rất đơn giản. Từ Busan, đi xe điện ngầm tới ga Toseong. Ra cửa số 6 và đi taxi tới trường tiểu học Gamcheon. Hoặc có thể ra cửa số 8 (đối diện trung tâm điều trị ung thư PNU) cũng có thể tới được trường tiểu học Gamcheon. Từ đây đã có thể nhìn thấy những dãy nhà nhiều màu sắc của ngôi làng nghệ thuật này.
Cho tới đầu thập niên 1950, làng Gamcheon trở thành khu ổ chuột, nơi cư trú của dân tị nạn trong chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên. Năm năm sau, chính quyền thành phố Busan đề nghị cộng đồng Taegeukdo bao gồm 800 hộ dân di dời về một sườn đồi vắng vẻ, có nguồn nước sạch sẽ để ổn định cuộc sống. Cái tên làng Gamcheon vẫn được giữ lại, tôn giáo chính vẫn là Taegeukdo . Những ngôi nhà nối tiếp nhau mọc lên, được xây theo từng hàng riêng biệt, nằm quanh co theo sườn đồi thoai thoải, ôm lấy những con dốc nhỏ, thoạt nhìn có vẻ chật chội nhưng hóa ra vẫn vô cùng thoáng đãng. Ngay từ thời đó, dân làng Gamcheon đã thích sơn tường bằng gam màu phấn nhẹ nhàng, nhìn từ xa như một bức tranh êm dịu giữa bốn bề đất trời tinh khôi. Giữa một Busan tương phản giữa hai thái cực năng động và trầm mặc, hiện đại và cổ kính, làng Gamcheon được ví như một thế giới khác biệt, hấp dẫn du khách bằng lịch sử và nghệ thuật đương đại. Năm 2009, khi thành phố Busan “bật đèn xanh” cho dự án nghệ thuật hóa ngôi làng nhưng vẫn phải giữ lại kiến trúc cũ, các nghệ sĩ và sinh viên mỹ thuật Hàn Quốc đã tới đây, cắm trại trong quãng thời gian dài và biến Gamcheon thành một quần thể triển lãm nghệ thuật công cộng khổng lồ.
Từ màu pastel ban đầu, các nghệ sĩ đã thêm vào 12 gam màu mới để ngôi làng trở nên trẻ trung hơn, rực rỡ và bắt mắt hơn, bắt đầu có sức hút với du khách quốc tế hơn và chẳng bao lâu sau được gọi bằng những cái tên đầy tán thưởng như Santorini của phương Đông hay Machu Picchu Hàn Quốc. Khoảng gần 300 căn nhà và phòng tắm công cộng được sửa sang để trở thành các gallery, khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch. Nhờ nghệ thuật, Gamcheon đã lột xác hoàn toàn. Kênh tin tức hàng đầu thế giới CNN đã có một bài viết rất chi tiết về Gamcheon trên website, đó cũng là lý do để lượng du khách Mỹ tăng đột biến trong vòng một năm qua.
Một công trình nghệ thuật đương đại ở ngôi làng này
Tranh tường và tượng chim đậu trên lan can
Đến Gamcheon, cảm giác đầu tiên là được trở về với thiên nhiên êm dịu, thư thái, không một thoáng buồn lo. Gamcheon chưa bao giờ có dáng vẻ của một danh thắng nổi tiếng, nó vẫn luôn giữ được sự bình yên lâu đời của mình. Ngôi làng này biết cách mê hoặc du khách lần đầu ghé đến bằng một mê cung – mỗi ngõ nhỏ lại dẫn tới một ngõ nhỏ khác, và cách tốt nhất để biết đích xác mình đang đi đâu là tuân theo chỉ dẫn từ những tác phẩm nghệ thuật trên tường, trên hàng rào. Đó có thể là tranh vẽ mũi tên, những con cá gỗ tuyệt đẹp. Chúng cũng có tác dụng giúp du khách không đi nhầm vào phòng ngủ hay toilet nhà ai đó. Trên bức tường đá phía đầu làng, các nghệ sĩ đã ghép những miếng gỗ được vẽ nhiều hình thù, nhiều màu sắc thành hình một chú cá khổng lồ đang uốn lượn. Đây chính là một trong nơi được nhiều du khách lựa chọn chụp ảnh nhiều nhất ở Gamcheon.
Những ngõ hẹp rất Việt Nam nhưng rực rỡ và nhiều màu sắc hơn
Tác phẩm của các nghệ sĩ trẻ có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào
Nhưng với nhiều người, đi lạc ở Gamcheon cũng là một cái thú đáng yêu. Lên dốc rồi lại xuống dốc, họ có thể lang thang tới mọi ngõ ngách trong ngôi làng này, ngắm những bức tranh tường, thoải mái ghé vào mọi gallery công cộng, thậm chí ngay trong nhà tắm hơi. ở Gamcheon, không một bức tường nhà nào bị bỏ phí. Các nghệ sĩ có thể thoải mái thể hiện tài năng của mình trên đó, từ tranh tới chạm khắc, décor… Chẳng thế mà Gamcheon còn là một trong những địa điểm được yêu thích nhất của dân nhiếp ảnh Hàn Quốc.
Ngay cả những vật dụng bình thường nhất cũng có màu sắc thật tươi tắn
Điểm ngắm cảnh lý tưởng ở Gamcheon chắc chắn phải là Sky Garden, cũng là nơi đặt trạm thông tin du lịch. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh làng văn hóa với những ngôi nhà nằm theo từng dãy, từ thấp đến cao, cổng và cửa mở ra mọi hướng. Điều đáng nói là kiến trúc của nhà ở vẫn được giữ nguyên như nửa thế kỷ trước, không cổ điển cũng không hiện đại, một hoặc nhiều tầng, đơn giản, thông thoáng và gần gũi với thiên nhiên. Có những hẻm nhỏ chỉ một người đi lọt nằm giữa hai căn nhà, cầu thang với tay vịn sắt chênh vênh ngoài trời, dây điện chằng chịt và mặt tiền cũng không được chỉn chu lắm. Nhưng nó gợi cảm giác gần gũi, thân quen đến lạ kỳ. Nhiều người phương Tây đây nói rằng họ như được quay lại thời thơ ấu khi đến Gamcheon. Trên nóc nhà chênh vênh những tượng chim đủ loại “đậu” nơi ban công, và ở một nơi nào đó trên đường, du khách chợt bắt gặp Hoàng tử bé – nhân vật chính trong cuốn sách kinh điển của Saint-Exupéry cùng con cáo của cậu ngồi buồn bã ngắm khung cảnh bến cảng Busan. Không biết bao người đã phải dừng lại để chụp ảnh với nhân vật huyền thoại này dù cũng chỉ một số trong đó thực sự biết được “lai lịch” của Hoàng tử bé…
Sắc màu rực rỡ của Gamcheon nhìn từ trên cao
Gamcheon nằm biệt lập với những điểm tham quan nổi tiếng nhất của thành phố Busan. Gamcheon chỉ giản dị vậy thôi. Gamcheon đồng nghĩa với quá khứ đã xa, với những bình yên, tĩnh tại, với thứ nghệ thuật giản dị nhưng đầy lôi cuốn của các nghệ sĩ theo trào lưu đương đại. Gamcheon chưa bao giờ bùng bổ, đầy ắp du khách, ngôi làng này chỉ được quan tâm bởi những người thực sự yêu nghệ thuật và tìm kiếm thứ đặc biệt khác lạ trong hành trình của mình.
 Có một nghịch lý đang diễn ra mà chính quyền Busan chưa có cách nào giải quyết triệt để. Dù tiền lãi của hầu hết hoạt động kinh doanh ở Gamcheon được chia cho dân chúng trong làng, nhiều người vẫn quyết định ra đi. Họ không hào hứng với việc làm du lịch, không muốn sự riêng tư của mình bị xâm phạm bởi những người xa lạ, không muốn hòa mình vào đám đông mà muốn duy trì nếp sống khổ hạnh của giáo phái Taegeukdo, vẫn đang chiếm ưu thế tuyệt đối ở đây. Tính ra, có khoảng 300 căn nhà ở Gamcheon đã trở thành vô chủ kể từ sau khi du lịch bắt đầu phát triển ở ngôi làng này. Và các nghệ sĩ tiếp tục nuôi dự án biến chúng thành những không gian trưng bày mới, nơi bán quà lưu niệm hay chỗ nghỉ qua đêm theo kiểu home-stay cho du khách.

Mỹ Hạnh

Không có nhận xét nào: