Đến Karakol sau chuyến xe đường dài từ thủ đô Bishkes, tôi ghé
quán tạp hóa cạnh bến xe, sử dụng "ngôn ngữ cơ thể" mua một chiếc bánh
ngọt và chai Coca chống đói. Chị Jaluka - chủ quán cảm thấy “ngờ ngợ” về
hành động này.
Kyrgyzstan là một quốc gia Trung Á, hỗn hợp văn hóa Tây Tạng, Mông Cổ,
Trung Quốc,… nên khó biết được ai là du khách nước ngoài đến từ các quốc
gia châu Á khác. Khuôn mặt hao hao giống người Trung Quốc, nên tôi luôn
bị lầm tưởng là người bản địa. Gặp được người nói tiếng Anh như tôi,
chị Jaluka tỏ ra mừng lắm.
Sau khi dắt tôi tham quan một vòng thành phố Karakol, chị mời tôi ghé thăm nhà và dùng bữa cơm tối với gia đình. Chị muốn giới thiệu với tôi món ăn Plov truyền thống của người Kyrgyzstan ở phương Bắc.
Cầu thang dẫn lên căn hộ không một bóng đèn. Căn hộ nhỏ chỉ khoảng 60m2 được xây dựng trong thời Xô viết những năm 1980 theo dạng hình vuông, rộn rã khi gia đình sum họp. Bỏ nghề đã 20 năm sau ngày ra trường, bởi không một ai đi học tiếng Anh, cô giáo tiếng Anh Jaluka chuyển qua nghề buôn bán nhỏ gần bến xe.
Biết tôi không hảo lắm thịt trừu, thịt dê và thịt ngựa - những loại thực phẩm phổ biến sử dụng hàng ngày, chị Jaluka nhờ cô gái út chạy đến siêu thị gần đó mua một con gà đông đá.
Sau khi dắt tôi tham quan một vòng thành phố Karakol, chị mời tôi ghé thăm nhà và dùng bữa cơm tối với gia đình. Chị muốn giới thiệu với tôi món ăn Plov truyền thống của người Kyrgyzstan ở phương Bắc.
Cầu thang dẫn lên căn hộ không một bóng đèn. Căn hộ nhỏ chỉ khoảng 60m2 được xây dựng trong thời Xô viết những năm 1980 theo dạng hình vuông, rộn rã khi gia đình sum họp. Bỏ nghề đã 20 năm sau ngày ra trường, bởi không một ai đi học tiếng Anh, cô giáo tiếng Anh Jaluka chuyển qua nghề buôn bán nhỏ gần bến xe.
Biết tôi không hảo lắm thịt trừu, thịt dê và thịt ngựa - những loại thực phẩm phổ biến sử dụng hàng ngày, chị Jaluka nhờ cô gái út chạy đến siêu thị gần đó mua một con gà đông đá.
Không e ngại, tôi vén tay và phụ giúp chị chuẩn bị bữa tối. Chị hướng
dẫn tôi cách nấu món cơm Plov - một trong hai món ăn truyền thống của
người Kyrgyzstan: cho dầu khá nhiều vào nồi để xào những miếng thịt xắt
vừa đủ lớn, thêm vào một ít củ cải đỏ được xắt dưới dạng hạt lựu và hành
tây xắt múi. Nước được thêm vào vừa đủ nấu chín cơm sau khi nêm nếm đủ
độ. Chị Jaluka giải thích: “Màu củ cải đỏ sẽ hòa quyện với dầu tạo thành
màu vàng đỏ cho cơm, dầu khá nhiều để không bị khét và tạo độ bóng”.
Gạo được vo để ráo nước trước khi cho vào hỗn hợp. Đậy nắp và giữ lửa
riu riu 40 phút sau khi cho gạo vào nồi. Hương thơm của cơm bắt đầu lan
tỏa.
Chị Jaluka cho biết: “Người phương Bắc thích ăn cơm Plov vào mỗi cuối tuần, trong khi người phương Nam lại thích ăn món Besh Barmak”. Mỗi nhà ở phương Nam đều có ít nhất vài cân bột mì để làm món này. Bột mì được cán, cắt thành dạng sợi và đem luộc chín. Cách nấu tương tự như món Plov, nhưng chỉ sử dụng hành tây và thêm một số rau mùi. Bất cứ loại thịt nào cũng có thể nấu Besh Barmak, nhưng người Kyrgyzstan lại thích thịt ngựa hơn khi nấu món này.
Chị Jaluka cho biết: “Người phương Bắc thích ăn cơm Plov vào mỗi cuối tuần, trong khi người phương Nam lại thích ăn món Besh Barmak”. Mỗi nhà ở phương Nam đều có ít nhất vài cân bột mì để làm món này. Bột mì được cán, cắt thành dạng sợi và đem luộc chín. Cách nấu tương tự như món Plov, nhưng chỉ sử dụng hành tây và thêm một số rau mùi. Bất cứ loại thịt nào cũng có thể nấu Besh Barmak, nhưng người Kyrgyzstan lại thích thịt ngựa hơn khi nấu món này.
Là quốc gia Hồi giáo, nhưng lại ảnh hưởng văn hóa của người Nga, nên
người Kyrgyzstan vẫn dùng một ít rượu hay bia trong các bữa ăn. Trong
các bữa tiệc sum họp gia đình, rượu Vodka là thức uống “tinh thần” đầu
tiên rồi sau đó họ chuyển qua uống bia. Ăn kèm với món Plov và Besh
Barmak là salad, thường được trộn giống như món kim chi của xứ Hàn và người Kyrgyzstan không ăn bốc mà sử dụng muỗng và nĩa.
Những hạt gạo dẻo mềm hòa quyện trong cái béo vừa của thịt trong Plov cho tôi hương vị khác lạ mà tôi chưa từng được thử qua. Những sợi mì dai, mềm cùng những miếng thịt ngựa trong Besh Barmak lại hơi khó ăn vì quá béo, nhưng càng ăn tôi lại càng thấy thích.
Những hạt gạo dẻo mềm hòa quyện trong cái béo vừa của thịt trong Plov cho tôi hương vị khác lạ mà tôi chưa từng được thử qua. Những sợi mì dai, mềm cùng những miếng thịt ngựa trong Besh Barmak lại hơi khó ăn vì quá béo, nhưng càng ăn tôi lại càng thấy thích.
Theo: Nguyễn Chí Linh / phunuonline.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét