VOV.VN - Không điện, TV, radio, sống tự cung tự cấp, đến diện mạo mình như thế nào cả đời cũng không bao giờ biết...
Cuộc sống cứ ngỡ như của những tộc người trong rừng sâu núi thẳm lại
đang tồn tại ngay giữa lòng nước Mỹ, quốc gia giàu nhất và phát triển
nhất thế giới.
Một ngày làm việc
4 giờ sáng, khi phần lớn người Mỹ còn đang say giấc thì một ngày làm việc của gia đình anh nông dân người Amish, Samuel King đã bắt đầu.
Trong chuồng bò, dưới ánh nến, 4 cha con trong trang phục với thiết kế cách đây có lẽ cả trăm năm đang tất bật chuẩn bị vắt mẻ sữa đầu tiên trong ngày. Người nào việc nấy. Cha sửa soạn dụng cụ, đứa nhỏ kéo vòi nước, đứa lớn thì làm vệ sinh cho đàn bò hơn 6 chục con. Trước đây sữa được vắt bằng tay còn giờ phải dùng máy, dù rất thô sơ, để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của chính phủ. Sau 3 tiếng đồng hồ quần quật của bố con Samuel, gần 2.000 lít sữa đã sẵn sàng chờ xe đại lý đến cất buôn. Vừa xong việc với đàn bò, Samuel lại cùng các con trai thắng ngựa ra đồng thu hoạch nốt ruộng ngô. Đám con gái hết chăm đàn gia súc lại thu dọn cửa nhà, giặt giũ, bếp núc.
Gia đình Samuel có tới 9 người, nhưng với đàn gia súc gần trăm con cùng vài hectare trồng lương thực và thuốc lá, cả nhà chỉ có thể quây quần bên bàn ăn sau 8 giờ tối, khi công việc kết thúc. Xong bữa, chuyện phiếm một hồi, ai nấy lục đục lên giường ngủ lấy sức để chuẩn bị cho ngày làm việc mới vào 4 giờ sáng hôm sau. Cuộc sống của một gia đình người Amish điển hình cứ trôi như vậy, nguyên vẹn như những ngày cha ông họ bước chân tới Mỹ cách đây hơn 300 năm.
Đầu thế kỷ 18, các cuộc xung đột tôn giáo tại châu Âu đã đẩy những người Amish gốc Đức và Thuỵ Sỹ lưu lạc khắp nơi, người sang Nga, người tới Hong Kong (Trung Quốc), một số lớn trôi dạt tận Mỹ, chủ yếu tập trung tại bang Pennsylvania, nơi đất đai rộng lớn, phì nhiêu, thuận tiện cho canh tác nông nghiệp vốn là nền tảng cơ bản của người Amish. Có lẽ đây là cộng đồng đặc biệt nhất tại Mỹ, đặc biệt tới mức dị thường.
Bảo tồn bản sắc
Sống giữa đất nước phát triển nhất thế giới nhưng người Amish lại chối bỏ cuộc sống văn minh để bảo vệ những giá trị truyền thống của mình. Họ sống tách biệt với bên ngoài, hoàn toàn tự cung tự cấp. Đàn ông cả ngày mải miết ngoài đồng, phụ nữ chăm sóc gia súc, làm việc nhà, khâu vá quần áo. Không điện lưới, không điện thoại, không TV, không radio, không Internet, không ô tô, không nước máy, không họp chợ. Phương tiện di chuyển duy nhất là xe ngựa. Nếu phải đi xa hay có việc gấp, người Amish thuê xe có người lái, và cũng không bao giờ chịu đi máy bay.
Bà Marcia Correa, một người gốc Amish giải thích: "Người Amish không sử dụng các thiết bị hay công nghệ hiện đại vì không muốn chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hay con cái họ. Chẳng hạn như họ không xem TV vì không muốn tiếp xúc với bạo lực và những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài. Nói tóm lại, họ sống trong thế giới nhưng lại không muốn trở thành một phần của thế giới".
Trẻ em Amish bắt đầu đi học vào năm lên 6 và chỉ học đến lớp 8. Với người Amish, chỉ cần học đến đó là đã đủ kiến thức cho cuộc sống. Trường học cũng do cộng đồng lập ra, không liên quan chút nào tới hệ thống giáo dục của chính phủ. Cho đến giờ, người Amish vẫn giao tiếp với nhau bằng tiếng Đức cổ và chỉ kết hôn với người trong cộng đồng vì lo ngại bản sắc sẽ bị mai một do sự khác biệt về văn hoá và lối sống của những người ngoại tộc. Đất đai rộng lớn và sống thuần nông, người Amish sinh nở nhiều, trung bình mỗi gia đình có 7 con, cá biệt có nhà tới 18 con. Với nguyên tắc sống bất bạo động, người Amish từ chối tham gia quân đội cũng như các hành động có thể gây tổn hại tới người khác. Trong cộng đồng Amish hầu như chưa bao giờ xảy ra án mạng, trộm cắp, đánh cãi nhau, ly dị, nạo phá thai hay say xỉn. Với họ, uống rượu chẳng khác hành vi sát nhân, rượu khiến con người ta mê muội, mất lý trí để rồi phạm tội.
Từ bỏ mọi thứ phù phiếm
Người Amish sống tối giản, loại bỏ tất cả những gì được coi là không cần thiết đối với cuộc sống, kể cả nghệ thuật, thứ mà họ cho là phù phiếm và lãng phí thời gian. Trang phục đều là đồ tự may và chỉ gồm 2 màu: đen và trắng, hãn hữu có màu xanh nhạt, thiết kế vẫn y nguyên hàng trăm năm trước. Phụ nữ Amish không dùng đồ trang sức và không cắt tóc, nam giới để râu dài sau khi kết hôn. Đặc biệt, người Amish không cho phép quay phim, chụp ảnh khuôn mặt mình. Họ cho rằng chỉ có Chúa trời mới có quyền năng tạo ra khuôn mặt con người. Cũng vì lý do đó mà người Amish không dùng gương hay soi bóng xuống nước. Cả đời họ chẳng bao giờ biết diện mạo mình ra sao.
Người Amish sống hà khắc nhưng không ép buộc. Đến tuổi 16, trẻ em được phép rời nhà trong 2 năm để tích luỹ kinh nghiệm sống. Sau đó, chúng có thể chọn lựa hoặc quay về hoặc ly khai hẳn khỏi cộng đồng. Thế nhưng bất chấp những cám dỗ của cuộc sống bên ngoài, có tới 99% thanh thiếu niên Amish vẫn muốn gắn bó với gia đình, với công việc nhà nông.
Bà Marcia lý giải: "Những yếu tố quan trọng nhất đối với người Amish là đức tin, Chúa trời, gia đình và cộng đồng. Đặc biệt, gia đình chính là yếu tố gắn kết văn hoá và giúp người Amish phát triển. Họ dành rất nhiều công sức dạy dỗ con cái từ khi chúng còn nhỏ để cuộc sống gia đình ăn sâu vào văn hoá và di sản Amish. Họ tạo ra một tấm lưới an toàn, để bọn trẻ hiểu rằng gia đình luôn là chỗ dựa đối với chúng, cho dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa. Tất cả mọi việc đều xoay quanh cuộc sống gia đình. Người lớn không bao giờ đi xa, cả nhà làm việc cùng nhau, ăn cùng nhau, cầu nguyện cùng nhau và vui chơi cùng nhau. Họ bảo vệ con cái từ rất nhỏ và khi chúng đến tuổi thành niên thì những mối quan hệ như vậy đã được củng cố vững chắc để bọn trẻ không còn muốn rời bỏ gia đình bước vào thế giới hiện đại. Mối quan hệ gia đình chặt chẽ đến mức không ai dám mạo hiểm đánh đổi".
Đến tuổi trưởng thành, thanh thiếu niên Amish sẽ được rửa tội để trở thành thành viên chính thức của cộng đồng và sẽ phải tuân thủ những quy tắc, giáo lý của hội thánh. Ai vi phạm quy định sẽ bị cô lập trong một thời gian để sám hối, nặng hơn thì bị trục xuất khỏi cộng đồng.
Nữ họa sĩ bị tẩy chay
Nằm biệt lập bên cạnh ngôi làng của người Amish là căn nhà nhỏ kiêm tiệm tạp hóa của nữ hoạ sỹ Elva Hurst, một trong những người hiếm hoi phạm luật và phải chịu hình phạt nặng nhất. Niềm đam mê hội hoạ đã đẩy Elva ra khỏi cộng đồng từ năm 18 tuổi. Nghệ thuật không tồn tại trong khái niệm cũng như quy tắc của người Amish. Bất chấp những dị nghị, định kiến của cộng đồng và sự phản đối của gia đình, bà vẫn quyết định lựa chọn con đường đi cho riêng mình mà không hề hối tiếc.
"Lúc đó, tôi vẫn còn ngây thơ và không biết những hậu quả của việc này,” họa sĩ Hurst nói. “Dần dần tôi cảm nhận được bạn bè bắt đầu xa lánh mình còn cha mẹ mắng tôi lãng phí thời gian vô ích. Nhưng chuyện này cũng không còn quá quan trọng nữa vì tôi đã có những mối quan hệ tuyệt vời ngoài cộng đồng, có cơ hội khám phá thế giới bên ngoài".
Rồi mọi việc cũng dần nguôi ngoai. Dù không còn được cộng đồng chấp nhận trong các sinh hoạt chung nhưng Elva vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với láng giềng và gia đình dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Khi đến nhà người quen hay về thăm cha mẹ, bà mặc những trang phục giản dị nhất có thể và không bao giờ đeo trang sức. Và quan trọng hơn cả là Elva vẫn gìn giữ truyền thống của người Amish suốt mấy chục năm qua, dù lối sống có khác biệt.
"Hàng ngày tôi vẫn duy trì thói quen dậy sớm, nấu ăn sáng, thường xuyên tự chế biến các món ăn, tự giặt quần áo. Từ khi còn nhỏ, người Amish đã được dạy phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, phải làm việc, giúp đỡ gia đình ngay khi có thể và sống có mục đích. Chúng tôi hiểu rằng bản thân là một phần quan trọng của gia đình và gia đình cần chúng tôi, nên cộng đồng Amish không có người tự tử và luôn có mục đích sống. Tôi lớn lên với sự quý trọng đối với những gì tôi được dạy khi còn nhỏ. Có những điều tôi bỏ qua nhưng có những điều tôi luôn ghi lòng tạc dạ. Công việc nội trợ, cách nuôi dạy con cái và quan hệ gia đình là những điều tôi luôn coi trọng, và dù không còn trong cộng đồng Amish thì tôi vẫn gìn giữ và áp dụng những giá trị này trong chính gia đình mình".
Trên con đường nhỏ chạy qua thị trấn Lititz, nơi tập trung khá nhiều người Amish, một chiếc xe cỡ lớn chở chừng trăm khách du lịch đang rẽ vào nhà Samuel King. Du khách sẽ ăn trưa tại đây với những món dân dã do chính gia đình chủ nhân tự tay chế biến từ nguyên liệu sẵn có, sẽ trò chuyện để tìm hiểu cuộc sống của những con người “đặc biệt” nhất nước Mỹ, theo lời người hướng dẫn viên. Trong số những du khách này, không ít người đã vượt hàng ngàn cây số đến đây chỉ để tận mắt chứng kiến liệu một cộng đồng như vậy có thực sự tồn tại hay không. Một cuộc sống yên bình, không bon chen, không sân hận, với những giá trị gia đình gần như không thể phá vỡ có vẻ như đã trở nên quá xa xỉ./.
Một ngày làm việc
4 giờ sáng, khi phần lớn người Mỹ còn đang say giấc thì một ngày làm việc của gia đình anh nông dân người Amish, Samuel King đã bắt đầu.
Trong chuồng bò, dưới ánh nến, 4 cha con trong trang phục với thiết kế cách đây có lẽ cả trăm năm đang tất bật chuẩn bị vắt mẻ sữa đầu tiên trong ngày. Người nào việc nấy. Cha sửa soạn dụng cụ, đứa nhỏ kéo vòi nước, đứa lớn thì làm vệ sinh cho đàn bò hơn 6 chục con. Trước đây sữa được vắt bằng tay còn giờ phải dùng máy, dù rất thô sơ, để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của chính phủ. Sau 3 tiếng đồng hồ quần quật của bố con Samuel, gần 2.000 lít sữa đã sẵn sàng chờ xe đại lý đến cất buôn. Vừa xong việc với đàn bò, Samuel lại cùng các con trai thắng ngựa ra đồng thu hoạch nốt ruộng ngô. Đám con gái hết chăm đàn gia súc lại thu dọn cửa nhà, giặt giũ, bếp núc.
Người Amish lao động không ngơi tay |
Gia đình Samuel có tới 9 người, nhưng với đàn gia súc gần trăm con cùng vài hectare trồng lương thực và thuốc lá, cả nhà chỉ có thể quây quần bên bàn ăn sau 8 giờ tối, khi công việc kết thúc. Xong bữa, chuyện phiếm một hồi, ai nấy lục đục lên giường ngủ lấy sức để chuẩn bị cho ngày làm việc mới vào 4 giờ sáng hôm sau. Cuộc sống của một gia đình người Amish điển hình cứ trôi như vậy, nguyên vẹn như những ngày cha ông họ bước chân tới Mỹ cách đây hơn 300 năm.
Đầu thế kỷ 18, các cuộc xung đột tôn giáo tại châu Âu đã đẩy những người Amish gốc Đức và Thuỵ Sỹ lưu lạc khắp nơi, người sang Nga, người tới Hong Kong (Trung Quốc), một số lớn trôi dạt tận Mỹ, chủ yếu tập trung tại bang Pennsylvania, nơi đất đai rộng lớn, phì nhiêu, thuận tiện cho canh tác nông nghiệp vốn là nền tảng cơ bản của người Amish. Có lẽ đây là cộng đồng đặc biệt nhất tại Mỹ, đặc biệt tới mức dị thường.
Bảo tồn bản sắc
Sống giữa đất nước phát triển nhất thế giới nhưng người Amish lại chối bỏ cuộc sống văn minh để bảo vệ những giá trị truyền thống của mình. Họ sống tách biệt với bên ngoài, hoàn toàn tự cung tự cấp. Đàn ông cả ngày mải miết ngoài đồng, phụ nữ chăm sóc gia súc, làm việc nhà, khâu vá quần áo. Không điện lưới, không điện thoại, không TV, không radio, không Internet, không ô tô, không nước máy, không họp chợ. Phương tiện di chuyển duy nhất là xe ngựa. Nếu phải đi xa hay có việc gấp, người Amish thuê xe có người lái, và cũng không bao giờ chịu đi máy bay.
Bà Marcia Correa, một người gốc Amish giải thích: "Người Amish không sử dụng các thiết bị hay công nghệ hiện đại vì không muốn chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hay con cái họ. Chẳng hạn như họ không xem TV vì không muốn tiếp xúc với bạo lực và những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài. Nói tóm lại, họ sống trong thế giới nhưng lại không muốn trở thành một phần của thế giới".
Trẻ em Amish bắt đầu đi học vào năm lên 6 và chỉ học đến lớp 8. Với người Amish, chỉ cần học đến đó là đã đủ kiến thức cho cuộc sống. Trường học cũng do cộng đồng lập ra, không liên quan chút nào tới hệ thống giáo dục của chính phủ. Cho đến giờ, người Amish vẫn giao tiếp với nhau bằng tiếng Đức cổ và chỉ kết hôn với người trong cộng đồng vì lo ngại bản sắc sẽ bị mai một do sự khác biệt về văn hoá và lối sống của những người ngoại tộc. Đất đai rộng lớn và sống thuần nông, người Amish sinh nở nhiều, trung bình mỗi gia đình có 7 con, cá biệt có nhà tới 18 con. Với nguyên tắc sống bất bạo động, người Amish từ chối tham gia quân đội cũng như các hành động có thể gây tổn hại tới người khác. Trong cộng đồng Amish hầu như chưa bao giờ xảy ra án mạng, trộm cắp, đánh cãi nhau, ly dị, nạo phá thai hay say xỉn. Với họ, uống rượu chẳng khác hành vi sát nhân, rượu khiến con người ta mê muội, mất lý trí để rồi phạm tội.
Từ bỏ mọi thứ phù phiếm
Người Amish sống tối giản, loại bỏ tất cả những gì được coi là không cần thiết đối với cuộc sống, kể cả nghệ thuật, thứ mà họ cho là phù phiếm và lãng phí thời gian. Trang phục đều là đồ tự may và chỉ gồm 2 màu: đen và trắng, hãn hữu có màu xanh nhạt, thiết kế vẫn y nguyên hàng trăm năm trước. Phụ nữ Amish không dùng đồ trang sức và không cắt tóc, nam giới để râu dài sau khi kết hôn. Đặc biệt, người Amish không cho phép quay phim, chụp ảnh khuôn mặt mình. Họ cho rằng chỉ có Chúa trời mới có quyền năng tạo ra khuôn mặt con người. Cũng vì lý do đó mà người Amish không dùng gương hay soi bóng xuống nước. Cả đời họ chẳng bao giờ biết diện mạo mình ra sao.
Trang phục của người Amish vẫn như cách đây hàng thế kỷ |
Người Amish sống hà khắc nhưng không ép buộc. Đến tuổi 16, trẻ em được phép rời nhà trong 2 năm để tích luỹ kinh nghiệm sống. Sau đó, chúng có thể chọn lựa hoặc quay về hoặc ly khai hẳn khỏi cộng đồng. Thế nhưng bất chấp những cám dỗ của cuộc sống bên ngoài, có tới 99% thanh thiếu niên Amish vẫn muốn gắn bó với gia đình, với công việc nhà nông.
Bà Marcia lý giải: "Những yếu tố quan trọng nhất đối với người Amish là đức tin, Chúa trời, gia đình và cộng đồng. Đặc biệt, gia đình chính là yếu tố gắn kết văn hoá và giúp người Amish phát triển. Họ dành rất nhiều công sức dạy dỗ con cái từ khi chúng còn nhỏ để cuộc sống gia đình ăn sâu vào văn hoá và di sản Amish. Họ tạo ra một tấm lưới an toàn, để bọn trẻ hiểu rằng gia đình luôn là chỗ dựa đối với chúng, cho dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa. Tất cả mọi việc đều xoay quanh cuộc sống gia đình. Người lớn không bao giờ đi xa, cả nhà làm việc cùng nhau, ăn cùng nhau, cầu nguyện cùng nhau và vui chơi cùng nhau. Họ bảo vệ con cái từ rất nhỏ và khi chúng đến tuổi thành niên thì những mối quan hệ như vậy đã được củng cố vững chắc để bọn trẻ không còn muốn rời bỏ gia đình bước vào thế giới hiện đại. Mối quan hệ gia đình chặt chẽ đến mức không ai dám mạo hiểm đánh đổi".
Đến tuổi trưởng thành, thanh thiếu niên Amish sẽ được rửa tội để trở thành thành viên chính thức của cộng đồng và sẽ phải tuân thủ những quy tắc, giáo lý của hội thánh. Ai vi phạm quy định sẽ bị cô lập trong một thời gian để sám hối, nặng hơn thì bị trục xuất khỏi cộng đồng.
Nữ họa sĩ bị tẩy chay
Nằm biệt lập bên cạnh ngôi làng của người Amish là căn nhà nhỏ kiêm tiệm tạp hóa của nữ hoạ sỹ Elva Hurst, một trong những người hiếm hoi phạm luật và phải chịu hình phạt nặng nhất. Niềm đam mê hội hoạ đã đẩy Elva ra khỏi cộng đồng từ năm 18 tuổi. Nghệ thuật không tồn tại trong khái niệm cũng như quy tắc của người Amish. Bất chấp những dị nghị, định kiến của cộng đồng và sự phản đối của gia đình, bà vẫn quyết định lựa chọn con đường đi cho riêng mình mà không hề hối tiếc.
Cũng phơi quần áo như Việt Nam vì không dùng máy giặt và máy sấy |
"Lúc đó, tôi vẫn còn ngây thơ và không biết những hậu quả của việc này,” họa sĩ Hurst nói. “Dần dần tôi cảm nhận được bạn bè bắt đầu xa lánh mình còn cha mẹ mắng tôi lãng phí thời gian vô ích. Nhưng chuyện này cũng không còn quá quan trọng nữa vì tôi đã có những mối quan hệ tuyệt vời ngoài cộng đồng, có cơ hội khám phá thế giới bên ngoài".
Rồi mọi việc cũng dần nguôi ngoai. Dù không còn được cộng đồng chấp nhận trong các sinh hoạt chung nhưng Elva vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với láng giềng và gia đình dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Khi đến nhà người quen hay về thăm cha mẹ, bà mặc những trang phục giản dị nhất có thể và không bao giờ đeo trang sức. Và quan trọng hơn cả là Elva vẫn gìn giữ truyền thống của người Amish suốt mấy chục năm qua, dù lối sống có khác biệt.
"Hàng ngày tôi vẫn duy trì thói quen dậy sớm, nấu ăn sáng, thường xuyên tự chế biến các món ăn, tự giặt quần áo. Từ khi còn nhỏ, người Amish đã được dạy phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, phải làm việc, giúp đỡ gia đình ngay khi có thể và sống có mục đích. Chúng tôi hiểu rằng bản thân là một phần quan trọng của gia đình và gia đình cần chúng tôi, nên cộng đồng Amish không có người tự tử và luôn có mục đích sống. Tôi lớn lên với sự quý trọng đối với những gì tôi được dạy khi còn nhỏ. Có những điều tôi bỏ qua nhưng có những điều tôi luôn ghi lòng tạc dạ. Công việc nội trợ, cách nuôi dạy con cái và quan hệ gia đình là những điều tôi luôn coi trọng, và dù không còn trong cộng đồng Amish thì tôi vẫn gìn giữ và áp dụng những giá trị này trong chính gia đình mình".
Trên con đường nhỏ chạy qua thị trấn Lititz, nơi tập trung khá nhiều người Amish, một chiếc xe cỡ lớn chở chừng trăm khách du lịch đang rẽ vào nhà Samuel King. Du khách sẽ ăn trưa tại đây với những món dân dã do chính gia đình chủ nhân tự tay chế biến từ nguyên liệu sẵn có, sẽ trò chuyện để tìm hiểu cuộc sống của những con người “đặc biệt” nhất nước Mỹ, theo lời người hướng dẫn viên. Trong số những du khách này, không ít người đã vượt hàng ngàn cây số đến đây chỉ để tận mắt chứng kiến liệu một cộng đồng như vậy có thực sự tồn tại hay không. Một cuộc sống yên bình, không bon chen, không sân hận, với những giá trị gia đình gần như không thể phá vỡ có vẻ như đã trở nên quá xa xỉ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét