Khi London không còn Big Ben
(TNO) Giữa tháng 6, chúng tôi có dịp thăm London, Anh. Dĩ nhiên là chuyến viếng thăm đã cách xa thời điểm London đăng cai tổ chức kỳ Olympic mới nhất. Nhưng những điều thường nhật của một London hậu Olympic cũng mang đến nhiều điều thú vị...
Đã không còn tháp Big Ben
Có lẽ không cần phải kể nhiều về Cung điện
Westminter nổi tiếng với tháp Big Ben nằm bên bờ sông Thames. Có mấy chi
tiết thú vị muốn bổ sung thêm với bạn đọc là Big Ben thực ra chỉ là
nickname của ngọn tháp đồng hồ mà tên chính thức trước đây là "Clock
Tower" (Tháp đồng hồ).
Thế nhưng, năm 2012, Clock Tower đã được đổi thành Tháp Elizabeth nhân sự kiện Đại lễ Kim cương để tôn vinh nữ hoàng Elizabeth II nhân dịp 60 năm trị vị.
Nếu gọi tháp Big Ben là một biểu tượng của
London, bạn phải biết thêm một biểu tượng khác: Những chiếc xe lội nước
DUKW chuyên phục vụ khách du lịch cho tour thăm quan “lưỡng cư” mang tên
gọi London Duck Tours (Tour Con Vịt).
Nguyên bản vốn là những chiếc xe quân sự có
hình dáng cục mịch, thô ráp, nay chúng được khoác lên một bộ cánh mới
mang hình dáng những chú vịt sặc sỡ toàn thân màu vàng tươi, với phần
mũi có màu xanh nước biển. Điều đặc biệt là hầu hết những chiếc xe “con
vịt” này có tuổi đời xấp xỉ gần 70 năm trong đó nhiều chiếc từng tham
gia cuộc đổ bộ của quân Đồng minh lên vùng biển Normandy vào ngày
6.6.1944.
Với dáng vóc nổi bật những chiếc DUKW có thể dễ dàng được nhận ra ở bất kỳ góc phố nào của London.
Những chiếc xe Tour Con Vịt này đều có tuổi đời xấp xỉ gần 70 năm trong đó nhiều chiếc từng tham gia cuộc đổ bộ của quân Đồng minh lên vùng biển Normandy vào ngày 6.6.1944 Tên chính thức của Big Ben hiện tại là Tháp Elizabeth Một góc nhìn khác bên cung điện Westminter Cung điện Westminter cũng đồng thời là Tòa nhà Quốc hội, nơi cử hành các đại lễ quốc gia. Đây cũng là trường học đặc biệt của các em học sinh Anh Mỗi buổi chiều những quán xá ven bờ sông Thames luôn đông nghịt khách Xe đạp là phương tiện được ưa thích của cư dân thành phố... ... và luôn được ưu tiên Một điểm cho thuê xe tự động |
Chẳng có nơi nào giống như London
“There's no place like London” (Chẳng có nơi nào giống như London),
lời bài hát trong bộ phim ca nhạc “Sweeney Todd” (công chiếu từ 2007, do
tài tử Johnny Depp thủ vai chính) cứ ám mãi trong đầu khi chúng tôi
bước xuống sân bay Heathrow sau chặng đường Hà Nội - Bangkok - London
kéo dài gần 14 tiếng… Không hổ danh là một trong những cảng hàng không
nhộn nhịp hàng đầu thế giới, Heathrow dễ khiến những người lần đầu đến
đây choáng ngợp bởi sự đông đúc của mình.Định lượng hóa cái sự “ngựa xe như nước áo quần như nêm” ở đây qua trang web của Heathrow thì được biết trung bình Heathrow đón hơn 191 nghìn khách đến và đi mỗi ngày. Riêng năm 2012 số hành khách mà sân bay này phục vụ lên đến con số 70 triệu, trong đó 93% là khách quốc tế. Những con số đầy ấn tượng.
Nhưng cũng chính từ sự đông đúc, bận rộn ấy mà người ta càng thấy đẳng cấp chuyên nghiệp của Heathrow. Mặc dù có kiến trúc hiện đại và lúc nào cũng đông nghịt người qua lại nhưng Heathrow vẫn tạo cho những du khách ghé qua đây một cảm giác thân thiện và gần gũi chứ không hề khô cứng, “công nghiệp” chút nào. Trái với “huyền thoại” về cái gọi là “phớt Ăng-lê” của người Anh, thái độ của các nhân viên sân bay Heathrow cũng cực kỳ lịch sự, nhã nhặn tạo cho du khách một cảm giác khá dễ chịu ngay từ khi bước ra khỏi cửa máy bay.
Phải nói ngay là người Anh có những sáng tạo rất thú vị trong cách quảng bá về đất nước của mình. Dọc đường từ cửa máy bay vào khu vực làm thủ tục là hàng loạt bích chương mang hình ảnh những công dân London cùng dòng chữ Welcome với vòng tay mở rộng chào đón những người khách phương xa đến xứ sở sương mù.
Những hình ảnh chào đón du khách đến với London tại sân bay Heathrow. Nhân vật trong ảnh là bà Moira Cameron, nữ vệ binh đầu tiên đảm nhận vị trí người canh giữ tháp London Nhà ga Paddington nơi chuyển tiếp giữa hệ thống tàu nhanh nối London với sân bay Heathrow và mạng lưới tàu điện ngầm của London Những nét kiến trúc cổ kính của hệ thống tàu điện ngầm Hình ảnh thường thấy trên các tuyến tàu điện ngầm London là sự đan xen hài hòa giữa những kiến trúc cổ có tuổi đời hàng trăm năm với những công trình hiện đại Nếu lần đầu đến London liệu bạn có biết đây là một phương tiên đi lại cực kỳ thú vị của London hay không? Những chiếc taxi đặc trưng của London |
Gì cũng bán
Có đến London mới thấy người Anh tận dụng tất
cả các hình ảnh đặc trưng của mình để kinh doanh tài tình như thế nào. Ở
bất cứ đâu du khách cũng có thể kiếm được những tấm bưu thiếp, những
món đồ lưu niệm, hộp bánh kẹo có hình ảnh của tháp chuông Big Ben, cầu
tháp London... Thú vị hơn là hình ảnh của Nữ hoàng, Thái tử Charles,
Công nương quá cố Diana, đám cưới thế kỷ giữa giữa Hoàng tử William và Kate Middleton... đều được sử dụng cho các sản phẩm du lịch.
Với các tín đồ shopping, có lẽ Oxford Circus và Piccadilly Circus
luôn là điểm đến hấp dẫn nhất. Bạn có nhiều tiền thì khỏi nói nhưng nếu
hầu bao không rủng rỉnh thì khu vực này vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của
bạn. Chuỗi cửa hàng giá rẻ Primax là một nơi như vậy. Tại Primax người
ta có thể sắm những chiếc kính mát có giá chỉ 1 bảng (khoảng 30.000 VNĐ)
hoặc những chiếc túi xách giả da với chỉ 10 bảng.Tất nhiên là tiền nào của ấy. Khảo sát thử một lượt thì thấy phần lớn các sản phẩm bán tại Primax đều là hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mai Anh, một nữ sinh viên VN đang du học ở London cho biết mặc dù các sản phẩm có chất lượng không cao nhưng có mẫu mã đẹp, giá lại siêu rẻ nên trong giai đoạn kinh tế khó khăn Primax lúc nào cũng tấp nập khách mua sắm, kể cả dân London “xịn”.
Không chỉ là phương tiện giao thông đặc
trưng, taxi London còn là những điểm quảng cáo di động đắt giá. Hầu như
không có chiếc taxi nào để trống cả mà đều có hình ảnh quảng cáo cho một
thương hiệu nào đó.
Điều lý thú là có vẻ như rất nhiều tài xế
taxi London là những người lớn tuổi. Thậm chí mấy “cụ tài” của Bộ Ngoại
giao Anh phục vụ đưa đón đoàn báo chí quốc tế chúng tôi trong những ngày
làm việc ở London hầu hết cũng tầm ngoài 60. Người lái taxi lâu năm
nhất ở London đến nay được ghi nhận là cụ Alfred Collins, 92 tuổi đã về
hưu vào năm 2007 sau 70 năm cầm lái.
Khu mua sắm lúc nào cũng tấp nập Những hình ảnh thân quen của nước Anh như trạm điện thoại, nữ hoàng... được khai thác cực kỳ triệt để Hình ảnh nữ hoàng tại một cửa hàng bán đồ lưu niệm Những tấm bưu thiếp mang hình ảnh Công nương Diana, Thái tử Charles... Cửa hàng đồ bình dân Primax luôn đông nghịt người mua sắm. Hàng hóa ở đây chủ yếu là từ Trung Quốc London Eye, hiện là vòng đu quay cao nhất châu Âu, nằm bên bờ sông Thames Tour xe buýt hai tầng vòng quanh London khá đắt khách Những chiếc taxi mang dáng vẻ đặc trưng của London đồng thời cũng là những trạm quảng cáo di động Một cỗ xe ngựa mang theo những "chân dài" xinh đẹp quảng cáo cho một câu lạc bộ đàn ông ở London |
Trường Sơn
(thực hiện)
(thực hiện)
Thăm mộ Karl Marx ở Highgate
(TNO) Ngày cuối cùng trước khi rời London chúng tôi quyết định đi thăm Highgate (Highgate Cemetery) - nghĩa trang nổi tiếng với Karl Marx và... ma cà rồng.
Được đánh giá là một trong những “kho báu” quý giá nhất của London với những kiến trúc Gothic hoành tráng thời Victoria nhưng Highgate nổi tiếng hơn chính là nhờ những “cư dân” của mình đa phần đều là những người nổi tiếng của London từ hàng trăm năm qua. Đặc biệt, trong đó có nhân vật tầm cỡ thế giới và cũng là "cư dân" danh giá nhất của Highgate là Karl Marx.
Sau hơn 30 phút đi tàu điện ngầm từ khu vực điện Buckingham và thêm khoảng 20 phút đi bộ, cuối cùng chúng tôi cũng đã đến được Highgate vào 16 giờ 20 chiều, chỉ 10 phút trước khi nghĩa trang ngừng bán vé. Nhưng cũng chỉ còn 30 phút để thăm Hightgate.
Nằm trên một quả đồi ở vùng ngoại ô phía bắc London, Highgate tạo cho những người viếng thăm một cảm giác thanh bình và trầm lắng với những ngôi mộ chìm trong những hàng cây xanh mướt. Ngay cả khi đi vào giữa nghĩa trang, người ta vẫn cảm thấy chốn này như một công viên chứ chẳng phải một nghĩa trang từng “nổi danh” vì những huyền thoại liên quan đến ma cà rồng.
Có đến Highgate mới biết hóa ra đây không chỉ là nơi yên nghỉ của riêng Karl Marx mà còn có những thành viên trong gia đình gồm bà Jenny Von Westphalen (vợ), Eleanor Marx (con gái), Harry Longuet (cháu trai) và nữ quản gia Helena Demuth. Phần mộ của gia đình Karl Marx nằm trong một khuôn viên chừng 10 m2 với một rào sắt nhỏ cao chừng 30 cm. Giữa khu mộ là một đài tưởng niệm bằng đá cao chừng 2 m có gắn tượng bán thân của Karl Marx, trên bệ đá có dòng chữ Workers of all lands unite (Công nhân các nước hãy đoàn kết lại).
Khi Karl Marx mất vào năm 1883, ông được chôn cạnh vợ mình ngay ven con đường trong nghĩa trang. Năm 1956, đài tưởng niệm và tượng Karl Marx (do nhà điêu khắc Laurence Bradshaw thực hiện) đã được dựng nên tại phần mộ này. Là một nhân vật tầm cỡ thế giới nhưng có thể thấy phần mộ của Karl Marx cực kỳ giản dị và bình thường. Theo nhiều tài liệu ghi lại khi Karl Marx qua đời, chỉ có chưa tới một chục người đi dự tang lễ của ông nhưng ngày nay mộ của Karl Marx đã trở thành một điểm “hành hương” thu hút nhiều người tới viếng.
Đã tưởng mình là người khách cuối cùng nhưng ngay trước khi bước vào nghĩa trang tôi tình cờ gặp một sinh viên Trung Quốc đang học ở Anh cũng đang hối hả tìm đường vào Highgate. Điều trùng hợp là cũng giống như tôi, anh chàng này đến đây cũng chỉ để đến thăm ngôi mộ của Karl Marx.
Trò chuyện thì được biết chàng sinh viên ngành thiết kế đồ họa đang chuẩn bị có một buổi trình bày về Karl Marx ở lớp học và phải đến đây để “thực tế”.
Khi câu chuyện của chúng tôi đang rôm rả
thì có một đôi bạn trẻ nước ngoài đi ngang qua. Bị thu hút bởi pho tượng
và hai anh chàng châu Á đang bàn tán điều gì đó nên ghé vào. Sau khi
đọc dòng chữ trên bệ đá cô gái thốt lên với vẻ ngạc nhiên thích thú: Ồ
thì ra đây là mộ của Marx!
Câu chuyện của chúng tôi có lẽ sẽ còn kéo
dài nếu như không có tiếng chuông nhắc đến giờ đóng cửa vang lên khắp
nghĩa trang. Thật tiếc!
Đường vào nghĩa trang Highgate Khu mộ của Karl Marx nằm ngay ven đường đi Là một nhân vật tầm cỡ thế giới nhưng có thể thấy phần mộ của Karl Marx cực kỳ giản dị và bình thường Anh chàng sinh viên Trung Quốc chụp lại ảnh khu mộ Câu nói nổi tiếng của Marx "Công nhân các nước hãy đoàn kết lại" được in ngay trên bệ đá Đây không chỉ là yên nghỉ của riêng Karl Marx mà còn có những thành viên trong gia đình gồm bà Jenny Von Westphalen (vợ), Eleanor Marx (con gái), Harry Longuet (cháu trai) và nữ quản gia Helena Demuth. Cuộc trò chuyện về Karl Marx |
Trường Sơn
(thực hiện
(thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét