Triển lãm hàng không lớn và lâu đời nhất thế giới lần
đầu tiên được tổ chức ở Paris năm 1909 và đã trải qua nhiều mốc son
trong lịch sử 104 năm.
Gần nửa thế kỷ sau lần đầu khai màn ở Grand Palais, triển lãm hàng không Paris chuyển địa điểm tổ chức đến sân bay Le Bourget.
Năm 1927, phi công người Mỹ Charles Lindbergh đã hoàn thành chuyến bay liên tục đầu tiên băng qua Đại Tây Dương, từ New York tới Paris. Thành tích này đã củng cố thêm vị thế của triển lãm hàng không Paris như một điểm đến hàng không mang tính quốc tế. |
Năm 1946, những màn trình diễn trên không đầu tiên tại
triển lãm lần thứ 17 đã giới thiệu đến các khách hàng tiềm năng những
mẫu máy bay quân sự và dân dụng. Chỉ một năm sau khi kết thúc Thế chiến
II, triển lãm nổi tiếng này cũng quay trở lại với các nhiều sản phẩm mới
của các nhà sản xuất, được trưng bày cả theo dạng mô hình lẫn sản phẩm
mẫu.
|
Năm 1957, chỉ vài năm sau khi triển lãm chuyển từ Grand
Palais đến Le Bourget, Liên Xô lần đầu xuất hiện tại sự kiện này, trong
khi hãng Boeing mang đến chiếc B-47, máy bay ném bom cánh xuôi đầu
tiên.
|
Cuối những năm 1960, triển lãm Paris nổi lên như một
đối thủ quốc tế mạnh mẽ của triển lãm Farnborough ở Anh. Năm 1969, những
nguyên mẫu của Boeing 747, máy bay chở khách lớn đầu tiên trên thế
giới, và Concorde, máy bay vận tải thương mại siêu thanh đầu tiên trên
thế giới, được trình làng. Ít ai có thể ngờ được sức ảnh hưởng mạnh mẽ
của chúng đến ngành hàng không sau này.
|
Năm 1971, nguyên mẫu của máy bay siêu thanh
Tupolev-144, được gọi là "Concordsky", ra mắt ở phương Tây. Đây là lời
đáp trả của Xô viết đối với máy bay Concorde của Anh và Pháp. Ngoài ra,
Mirage G8, một chiến đấu cơ hai chỗ ngồi của Pháp, cũng được hé lộ.
|
Ngày 3/6/1973, một chiếc Tupolev Tu-144 phát nổ giữa
không trung khi đang bay trình diễn tại sân bay, làm phi hành đoàn gồm 6
người và 9 người dưới mặt đất thiệt mạng. Tai nạn này xảy ra trước sự
chứng kiến của 250.000 khán giả vào những giờ cuối của triển lãm.
|
Năm 1983, tàu con thoi không gian của Mỹ Enterprise bay
trên lưng máy bay vận tải Boeing 747. Trái với suy nghĩ thông thường,
cách vận tải này không gây nặng cho máy bay. Một máy bay 747 chở đầy
khách có trọng lượng lớn hơn nhiều.
|
Năm 1987, một kỷ lục được ghi nhận khi có đến 1.465 nhà
triển lãm từ 31 quốc gia đã chi ra 300 triệu USD cho các màn trình
diễn, với sự tham dự của 350.000 khách tham quan. Chiếc Airbus mới A320,
cùng với chiến đấu cơ Rafale trở thành tâm điểm của triển lãm.
|
Năm 1991, chiến đấu cơ tàng hình F-117 của Mỹ lần đầu
tiên được trình diện. Tuy nhiên, cuộc triển lãm của các loại máy bay và
vũ khí từng được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh, trong đó có phi cơ
diệt xe tăng A10, phi cơ Jaguar và tên lửa Patriot, trở thành điểm sáng
của triển lãm Paris.
|
Chiến đấu cơ đa nhiệm tối tân Su-35 của Nga trình diễn tại triển lãm hàng không Paris năm nay. |
Anh Ngọc (Ảnh: CNN)
Những chiếc máy bay quân sự và dân dụng tối tân của thế
giới tề tựu tại Hội chợ triển lãm hàng không Paris, Pháp, thu hút
sự chú ý của nhiều người quan tâm đến ngành công nghiệp máy bay.
.
Triển lãm hàng không Paris lần thứ 50 khai mạc hôm qua,
quy tụ 2.213 nhà cung cấp máy bay đến từ hơn 40 quốc gia. 130 chiếc máy
bay quân sự và dân dụng tập trung tại sân bay Le Bourget, phía bắc
Paris, dự kiến sẽ thu hút 350.000 quan khách, trong đó có 54.000 đại
diện quân sự, chính phủ và chuyên gia tới thăm quan. Trong ảnh là màn
trình diễn nhào lộn của chiếc Breitling Extra 300.
|
Chiếc chiến đấu cơ Rafale của không quân Pháp do công
ty Dassault Aviation sản xuất biểu diễn trong khuôn khổ triển lãm hàng
không lớn nhất trong năm.
|
Chiếc Su-139 của công ty Sukhoi của Nga.
|
Giới quân sự rất quan tâm đến các máy bay Nga, đặc biệt
là chiếc tiêm kích đa nhiệm Su-35 (NATO gọi là Flanker-E).Trong khi đó,
vì cắt giảm ngân sách, Mỹ không đưa các chiếc chiến đấu cơ F-16, đối
thủ của Su-35, đến trình diễn tại Paris. Ảnh: Huanqiu
|
Một chiếc máy bay không người lái của của quân đội Pháp.
|
AgustaWestland Zero, sự kết hợp của máy bay trình diễn và máy bay lên thẳng, được trưng bày ở gian hàng của Finmeccanica.
|
Du khách đi qua gian hàng của Isarel trưng bày máy bay không người lái Harop với hệ thống vũ khí bền bỉ.
|
Máy bay A380 của hãng hàng không Anh Bristish Airway
đang cất cánh. Phía sau là chiếc Boeing 787 Dreamliner do Mỹ sản xuất,
của hãng hàng không Ấn Độ. Trong triển lãm lần này, hai hãng Airbus và
Boeing là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, với việc chào hàng đến các hãng
hàng không của châu Á và Trung Đông.
|
Máy bay Antonov 70 do Ukraine sản xuất trình diễn tại sân bay Le Bourget.
|
Triển lãm cũng giới thiệu các trang phục và thiết bị
phục vụ cho máy bay. Trong ảnh là chiếc mũ với kính mắt cú được trang bị
cho phi công trực thăng của quân đội Pháp.
|
Một quan chức của quân đội Pháp đi qua nơi trưng bày chiếc Eurofighter hôm 15/6.
|
Các máy bay đậu kín sân bay Le Bourget, Paris.
|
Vũ Hà (Ảnh: AP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét