Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Đi bụi Campuchia từ Sài Gòn bằng bus



Dạo 1 vòng google xem kinh nghiệm của những người đi trước, đặc biệt tại box du lịch của ttvnol.com. Tham khảo cuốn Lonely Planet về Campuchia mua ở khu Phạm Ngũ Lão. Cuốn này giới thiệu đầy đủ
để đi du lịch bụi bao gồm nhà nghỉ, quán ăn, các điểm đáng chú ý để tham quan. Có thể mua cuốn này ở Cam với giá 19 usd, ở Vn hình như 3 usd.
VÉ XE
Chạy ra Mai Linh book vé đi Siemreap mất 19 usd kèm 1 bữa ăn sáng miễn phí (không có ăn trưa, ăn tối nhé). Tuy nhiên nếu book vé làm 2 lần, 1 lần tại Sài Gòn đi Phnompenh 12 usd rồi qua Phnompenh book tiếp vé đi Siemreap thì chỉ mất 5 usd nữa là 17usd. Lưu ý giá vé chưa kèm tiền làm visa. Theo lý giải của nhân viên bán vé thì 2 usd phụ trội là do thuế má gì đó. Tuy nhiên nếu book 2 lần thì phải chấp nhận việc có thể lỡ xe. Nhưng theo tui thấy thì không lo vụ đó vì Campuchia có nhiều hãng xe đò Phnompenh – Siemreap giá cả cũng phải chăng 5usd đến 7usd 1 chiều, văn phòng của các hãng đó cũng cùng khu sân Olympic với Sapaco và Mai Linh nên không lo. Xe Mai Linh hiện nay đi xe Mercedes 15 chỗ tuy nhiên sau tết sẽ chuyển qua loại 45 chỗ, Sapaco 45 chỗ có luôn nhà vệ sinh trên xe (cái này tiện nè), xe GSG thì chưa đi thử, ngoài ra còn 1 số xe của Campuchia (có thể book vé tại khu Phạm Ngũ Lão) như Mekong Express Limousine, 168, Capitol Tour cũng chạy tuyến Sài Gòn – Phnompenh – Siereap. Giá vé các hãng gần bằng nhau, chênh nhau khoảng 1 usd thôi. Xe thì Mekong Express, Sapaco và Mai Linh là ngon nhất, riên xe Mekong có them nữ hướng dẫn viên đi kèm trên xe để giới thiệu. Từ Phnompenh đi Siemreap có tàu thủy tuy nhiên cũng mất 5 giờ đồng hồ và không đến được trung tâm phải đi thêm 15km nữa mới tới. Thời gian chả tiết kiệm được bao nhiêu mà tàu cũng xấu òm, nhỏ xíu giá vé 22 – 25usd.
VISA
Về VISA và thủ tục qua cửa khẩu:
Từ cuối năm 2008 đã bãi bỏ yêu cầu về VISA đối với người Việt Nam qua Campuchia, nghĩa là nếu bạn là người Việt Nam thì sẽ không phải mất khoản lệ phí làm VISA (khoảng từ 20$ – 25$).
Nếu bạn đi các hãng xe bus du lịch như bài viết trên đã giới thiệu thì khi qua cửa khẩu nhà xe sẽ cầm passport của bạn để làm thủ tục, bạn chỉ việc chờ và đi qua cửa khẩu 2 nước mà không cần làm gì cũng như không phải trả thêm khoản lệ phí nào ngoài tiền vé đã trả từ ban đầu.
KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ: có thể book vé trước tại 1 số trang web như:
[url]http://www.hostelbookers.com/hostels/cambodia/
[url]http://www.tripadvisor.com/
[url]http://www.travelfish.org/
Có 2 loại: Guest House và Hotel. Guest house giống kiểu nhà nghỉ của mình giá cả bình dân chất lượng không tồi, Hotel thì cao cấp hơn và đương nhiên giá cao hơn. Mình thì chọn Guest House cho rẻ vì có ở phòng mấy đâu toàn lang thang tối mới về ngủ. Địa chỉ Guest House đã ở sẽ nói sau. Nên ghi lại 1 số địa chỉ và số điện thoại của các nhà nghỉ ưng ý phòng trường hợp đến nơi rồi hết phòng như tui.
LÊN KẾ HOẠCH ĐI TOUR
Tốt nhất là chạy ra Mai Linh hoặc Sapacho xin tờ giới thiệu tour đi Campuchia rồi cứ theo đó mà đi, tour của mấy hãng đó khá đầy đủ rồi không phải lo, muốn khám phá thêm thì search trên mạng rồi tự đi tìm hiểu. Thường là SaiGon – Phnompenh- SiemRiep
TIỀN
Người Campuchia xài tiền Riel (đọc là Ria), 1 Riel = 4 đồng Việt Nam (cứ lấy tiền Riel nhân cho 4 là ra tiền Việt) hoặc có thể xài tiền dollar Mỹ 4000 Riel = 1 usd. Người Campuchia xài dollar Mỹ cũng như tiền Riel của họ nên không phải lo chuyện đổi sang Riel hay không. Nếu muốn đổi Riel có thể lên cửa khẩu đổi, luôn có sẵn người mời chào. Tại Phnompenh ngay trước chợ Orussey gần đường 114 có 1 tiệm vàng cho đổi tiền Việt ra dollar tỷ giá 16200 đ/ dollar. Tại Siemreap thì ghé Phương Nam tourist gần chợ cũ hỏi thử.
HÀNH LÝ MANG THEO:
Quần áo (có thể không cần mang nhiều vì tại các nhà nghỉ đều có dịch vụ giặt ủi với giá phải chăng)
Passport (luôn mang theo bên người phòng trường hợp bị hỏi han)
Bản đồ Phnompenh và Siemreap (file attached bên dưới)
Thông tin (đặc biệt là số điện thoại) về các địa điểm ăn chơi và các hãng xe, nhà nghỉ tại Campuchia (nên mang theo phòng khi gặp sự cố như tui)
Dao xếp (gọt trái cây ăn)
Thuốc đau bụng (nên mang theo phòng khi ăn uống không hợp), thuốc cảm sốt
Khăn tắm (một số Guest House họ không có khăn tắm kèm theo)
Điện thoại (có thể thuê Sim Campuchia tại văn phòng Mai Linh)….
Giày dép nên mang loại đế bằng và nhẹ vì đi Angkor leo trèo khá nhiều.
THÔNG TIN HẢI QUAN:
Mang ít hơn 3000 usd khỏi khai báo, hàng mua về dưới 300 usd được miễn thuế. Thực tế chả thấy kiểm tra gì kĩ chỉ đưa đồ qua máy soi nếu nghi ngờ sẽ hỏi thăm. Bản thân tui mua con Sony Ericsson P990i 300 usd và nhiều món khác vác qua ầm ầm chả ai hỏi thăm.
MỘT SỐ TIẾNG CAMPUCHIA THÔNG DỤNG:
Số đếm
1: Muôi
2: Pi
3: Bây
4: Buôn
5: Po-răm
6: Po-răm muôi
7: Po-răm pi
8: Po-răm bây
9: Po-răm buôn
10: Đốp
20: Muôi phây
30: Sam sấp
40: Se sấp
50: Ha sấp
60: Hốc sấp
70: Chet sấp
80: Pết sấp
90: Cau sấp
100: Muôi rôi
1000: Muôi Pô-on
10000: Muôi mơn
1000000: Muôi liên
Từ 11, 21, 32 thì ghép tiếng chỉ hàng chục với tiếng chỉ hang đơn vị. Từ 111, 222, 333 thì ghép tiếng chỉ số hàng trăm với tiếng chỉ số hang chục và hàng đơn vị.
Giao tiếp thông thường
Tôi: Kho-nhum
Anh, chị: Boong (gọi người khác cứ gọi Boong cho lẹ như từ you trong tiếng Anh)
Xin chào: Xua sơ đây
Cảm ơn: Okun
Xin lỗi: Xôm Tốs
Tạm biệt: xôm lia
Không: Tê
Có: Miên
Anh yêu em: Boong srong lanh on
Chén, bát: Chan
Ăn uống
Dĩa: chan tiếp
Muỗng, thìa: Slap pô-ria
Đũa: Chhong kơ
Dao: Căm bất
Ly: Keo
Cơm: Bai
Bánh: Num
Ngon: Chho-nganh
Đói: Khô-liên
Ăn: Si
Tính tiền: Cớt lui
Xin thêm cơm: Sum bai thêm
Xin thêm trà đá: Sum tức tee thêm
Xin thêm đá: Sum tức có thêm
Khách sạn:
Khách sạn: Son tha kia
Nhà trọ: Te som nak
Phòng: Bòn túp
Chìa khóa: Sô
Giường: Kô rêe
Gối: Kho-nơi
Mền: Phui
Điện thoại: Tu ro sap
Ngủ: Đếk
Tôi muốn thuê 1 phòng: Kho-nhum chơng chuôi bon túp muôi
Tôi muốn dọn phòng: Kho-nhum chon oi rip bon túp
Tôi muốn trả phòng: Kho-nhum som bon túp
Đi lại
Đi đâu?: Tâu na
Gần: Chít
Xa: Chho-ngai
Bao nhiêu: Pon-man
Bến xe: Chom-nót lan
Đi thẳng: Phlu chiết
Quẹo phải: Bos sadam
Quẹo trái: Bos sveng
Xe đạp: kon
Xe ba bánh: Tuk tuk
Xe mô tô: Moto
Xe đò: Lan krong
Mua bán
Tôi muốn mua cái này: Kho-nhum chơn tin muôi nis
Cái này giá bao nhiêu: À nis thlay pon man?
Có bớt giá không: Chot thlay os
Ai thích đi Tour thì có thể đăng kí của Mai Linh hoặc của Sapaco (188 usd + 25usd visa + 10usd bo tài xế và hướng dẫn viên).
MỘT SỐ ĐỊA CHỈ CẦN THIẾT
Đại sứ quán Việt Nam tại Phnompenh
436 Monivong Blvd, 362741 – 362531
Văn phòng xe Mai Linh:
Tại Sài Gòn
15 Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận. Điện thoại: 8297979 hoặc 8477888
Tại Phnompenh
Địa chỉ: No. 391 Sihanouk Blvd, Phnom Penh (gần sân Olympic)
Điện thoại: (855) 23 211 888
Giờ xuất phát: 7:00, 12:00 (tại Phnompenh và Sài Gòn)
Văn phòng xe Sapaco:
Tại Sài Gòn
500 Nguyễn Đình Chiểu Q.3 TP.Hồ Chí Minh, 9203623 – 9206920
197 Phạm Ngũ Lão Q.1 TP.Hồ Chí Minh
592 Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP HCM, 8101466 – 8121348
Tại Phnompenh
309 Sihanouk Blvd, Sankat Veal Vong, Khan 7 Makara, Phnompenh, 023210300 – 023210324 – 012696688 (chỗ này gần cũng năm ngay sân Olympic, không xa văn phòng Mai Linh là bao)
Giờ xuất phát: 6:30, 8:00, 9:00, 11:30, 13:00 (tại Phnompenh và Sài Gòn)
Tại Siemreap
677 National Road No. 6, Siemreap, ĐT 012503322
Văn phòng xe: G.S.C (của Việt Nam luôn)
Tại Sài Gòn:
189 Lê Hồng Phong, phường 3, quận 5, TP HCM, 9239202 – 9239203
Tại Phnompenh
323 Sihanouk Blvd, Vealvong, 7 Makara, Phnompenh, 011773011 – 012267216
Giờ xuất phát: 6h30, 8h30, 13h30
Một số hãng xe của Campuchia như:
Tại Phnompenh
Capitol Tour: đối diện chợ Orussey đầu đường 111
168: gần cổng sân Olympic
Hoặc đăng ký tại các tour office của Cam vì nếu đi hỏi tụi nhà xe VN sẽ được câu trả lời là không có xe nào của Cam về VN cả (bố láo không chịu được)
Tại Siemreap
Có rất nhiều nơi đăng kí xe như các Tour Office hoặc các điểm đăng kí ven đường
Một điểm đăng ký xe thường thấy ở Siemreap
===============
Mình cũng mới đi dịp Tết vừa rồi nên cũng có một chút kinh nghiệm là:
1. Khi mua vé từ Fạm ngũ Lão thì tuỳ theo jờ xuất fát mà já vé sẽ từ 9$ tới 12$, ví như mình đi chuyến 8h của Sapaco mất có 9$ thôi, mỗi vé được kèm một chai nước.
2. Làm visa ở cửa khẩu cũng rất tiện, cho mấy em hải quan Cam mỗi hộ chiếu 1$ là thành 21$ cũng tiết kiệm vì sau đó mấy em hải quan cũng lại nhờ nhà xe mang hộ chiếu lại cho mình tại quán cơm mà thôi.
3.Đi đường nhớ mang theo ít đồ ăn nguội để ăn trưa vì chỉ tới Phnompein khoảng 2h chiều thôi. Chứ quán ăn nhà xe đỗ tại Mộc Bài -Bavet chả biết ta hay Cam làm chủ do nói tiếng Việt rất ngon nên chém cũng rất ngon, khoảng 3$ -5$ một xuất ăn chán lè lưỡi luôn.
4. Tới Phnompein thuê tuktuk vào khu Tay balo khoảng 1$-2$ rủ thêm vài vị mắt xanh mũi lõ share tiền vừa rẻ vừa vui, cứ nói với tuktuk là đi ra khu River side cho back packer là xong, nhà nghỉ, minihotel já rẻ nhiều như Fạm ngũ Lão já fải chăng mà lại nhiều dịch vụ ngon lành nhưng nhớ mặc cả nhé kể cả đi ăn.
5. Nên ở lại Phnompein thuê xe đạp 1$/1ngày, hay offroad bike 8$/1ngày mà lượn cho thoả mái vì Phnompein nhỏ không à, hôm sau đi Siemriệp chuyến 1h30” là hợp lí nhất. Cũng nên nhờ khách sạn đặt vé xe đi Siêm cho mình, 6$/ticket sẽ có xe đưa đón 2 đầu cho tiện vì tới Siêm khoảng 6h30” tối.
6. Tới Siêm sẽ có xe đón mình về nhà nghỉ nhưng vẫn cứ fải mặc cả tiền fòng nhé vì tụi Cam cũng thích chăn gà như Việt mình thôi, já fòng 10$/1night gồm điều hoà, nóng lạnh, TV cable….ở đây thì tốt nhất là đi ăn buffe khoảng 3$/1pax đồ uống tính riêng ( vừa lẩu vừa nướng) rất ngon và rẻ. Tiện thể thuê xe đạp 1$/1pax để sáng hôm sau đi Angkor sớm, mất khoảng 30” vừa đi xe vừa mua vé là vừa (5h sáng nên khởi hành) vừa ngắm bình minh, chiều muộn lại ngắm hoàng hôn là đẹp.
7. Do các di tích trong quần thể đều na ná như nhau về mặt kiến trúc chỉ khác đôi chút về vật liệu xây dựng cũng như trang trí hoa văn nên chỉ đi 2 ngày là đủ nên chỉ mua vé ngày một để còn tuỳ thuộc mức độ đi cho dù 40$/3ngày/1pax. nhưng đáng đi nhất là Angkor wat and Angkor thom cùng takeo and prohorm trên cùng trục đường thôi.Cũng fải chú ý là ăn ở đây nhớ mặc cả nhé, một set lunch 5$ thì chỉ trả 3$ kèm một trái dừa tươi nhé.
8. Khi về mua vé thẳng của Sapaco í, đi xe 45 chỗ cho tiện nghi đừng đi Mailinh cả 2 chiều xe nhỏ đi mỏi nguời lắm, hoặc mua của Neakro horm já rẻ hơn xe Việt mình khoảng 4$ trên toàn tuyến. Cùng với các đại lí travel nhan nhản trên Siêm mình có thể tham khảo được já cũng như tình trạng xe, nhớ fải hỏi cho kĩ loại xe, thời jan chạy nhé.
9. Và trước khi đi hãy vào www.canbypublications.com để có đủ thông tin ăn, ở, đi lại or bordercrossing… rất hữu ích và cập nhật thuờng xuyên do tổng cục du lịch Cam họ làm( Làm tốt hơn cả Vietnam ta trong quảng bá du lịch đó), có jì mình sẽ chia sẻ thêm….
Nguồn:
http://www8.ttvnol.com/forum/f_233/448977.ttvn
XE:Ngoài Mai Linh,hiện nay Sinhcafe số 248 Đề Thám Quận 1 hàng ngày có xe từ TPHCM đi Phnom Penh (giá 10USD) và TPHCM đi thẳng Siêm Riệp (giá 17USD).Xe rất tốt vì Sinhcafe mới thâm nhập thị trường này mà.
NẾU :Bạn muốn đến các địa điểm khác như Bãi biển Sihanouk Ville đẹp và hoang sơ ,Battambang- Vựa lúa Campuchia thì có thể sử dụng xe cúa các hãngxe Campuchia.Nổi bật nhất là Capitol,xe rẻ nhưng có máy lạnh và có xe có cả toilet.Sinhcafe có khách sạn ở Phnom Penh và Siêm Riệp cũng có thể mua vé thông qua công ty này.(Gía cũng vậy mà thôi)
KHÁCH SẠN:
Mình ở khách sạn mới khai trương của Sinhcafe ở Phnom Penh và Siêm Riệp.Khách sạn giá từ 15 USD trở lên.Ở Siêm Riệp khách sạn rất đẹp,tương đương 3 sao.
Ở sihanouk Ville:Khách sạn Beach Road rất tuyệt .Gía 15USD ,Phòng to,sạch đẹp và có cả hồ bơi.Lại có thể đi bộ rất gần bãi biển Serendipity
Nếu bạn muốn ở phòng giá 6USD thì đối diện Beach Road là khu nhà nghỉ Monkey Republic.Tây balô ở nhà nghỉ này đấy.Tối họ uống bia Angkor đầy ở đây.
TOUR CHỌN GÓI:Các công ty đang bán với giá khoảng 190USD cho tour 4 ngày 3 đêm .Mình vừa về từ Sinhcafe thì được biết :SINHCAFE sẽ có tour trọn gói GIÁ 159USD thôi.Khởi hành thứ năm hàng tuần từ ngày 03/09/2009.
Nhưng nhân tiện đây cũng xin cập nhật thêm thông tin mới, và một số kinh nghiệm có được từ chuyến đi của mình, để bạn nào có nhu cầu đi du lịch bụi sang Campuchia có thể tham khảo và có được chuyến hành trình thú vị:
1. Về VISA và thủ tục qua cửa khẩu:
Từ cuối năm 2008 đã bãi bỏ yêu cầu về VISA đối với người Việt Nam qua Campuchia, nghĩa là nếu bạn là người Việt Nam thì sẽ không phải mất khoản lệ phí làm VISA (khoảng từ 20$ – 25$).
Nếu bạn đi các hãng xe bus du lịch như bài viết trên đã giới thiệu thì khi qua cửa khẩu nhà xe sẽ cầm passport của bạn để làm thủ tục, bạn chỉ việc chờ và đi qua cửa khẩu 2 nước mà không cần làm gì cũng như không phải trả thêm khoản lệ phí nào ngoài tiền vé đã trả từ ban đầu.
2. Khi xe đến nơi, nếu bạn không có người đón thì cũng đừng lo lắng, luôn sẵn có các bác xe Tuk Tuk mời chào bạn, và điều đặc biệt là với giá cực rẻ dù bạn đi xa hay gần, đi nhiều hay ít (khoảng 1$ -2$), vì đây chỉ là màn chào hàng với bạn, mục đích chính của các bác Tuk Tuk là sẽ có xuất phục vụ bạn vào này hôm sau khi bạn muốn đi du lịch vòng quanh (điều này đúng cả ở Phnom Penh và Siem Reap).
Về màn chào hàng bạn cứ vô tư và thoải mái mà đi, nhưng lưu ý đến lần sau thì phải có thỏa thuận.
3. Về khách sạn, nhà nghỉ:
Nếu không có nhu cầu quá cao về tiện nghi thì nên chọn nhà nghỉ, vì theo mình thấy nhà nghỉ tại Campuchia rất rẻ và thú vị, vừa đủ tiện nghi, sạch sẽ và hay nhất là bạn có thể được sống trong một không gian rất ấm cúng, thoải mái, và thật gần gũi với nhiều người, bản địa có (chủ yếu là những người phục vụ luôn ra vào, giao tiếp và quan tâm và chào hỏi bạn rất thân thiện), khách du lịch từ khắp nới trên thế giới, bạn có thể nói chuyện với họ bằng tiếng anh về văn hóa, về kinh nghiệm du lịch (không cần pro đâu, vì phần lớn họ không hẳn từ quốc gia nói tiếng anh). Từ môi trường này bạn sẽ biết nhiều hơn về văn hóa và con người, chứ không chỉ gói gọn trong những hiểu biết đơn thuần về địa danh bạn đến.
Về nhà nghỉ thì theo mình có 2 địa chỉ các bạn nên tới (vì ở đây có tất cả những yếu tố mà mình đã kể ở trên):
1. Ở Phnom Penh là: OKAY GUEST HOUSE,
#5 Street 258, Phnom Penh,
Phnom Penh Province
T: (012) 300 804, (02) 176 6624,
(023) 986 534
2. Ở Siem Reap là: MY HOME GUEST HOUSE, Tropical
Garden Villa
# 142, St. Psar Krom, Siem Reap
Angkor,Cambodia
Tel: (855)- 63 76 00 35
Fax: (855)-63 76 00 35
H/P: (855)- 12 97 10 16;
(855)- 15 77 19 39
Email: info@myhomecambodia.com
myhome.rep@gmail.com,
http://www.myhomecambodia.com/

Những điều cần biết khi du lịch Phnom Penh

Cùng với Siem Reap và thành phố biển Sihanoulville, thủ đô của Campuchia là một trong những điểm đến thu hút đông khách du lịch nhất đất nước chùa tháp.

Phnompehn-2-2532-1400576753.png
Lam Linh - Minh An

Cẩm nang đi Phnom Penh dễ dàng, an toàn và rẻ

Thủ đô của Campuchia rất dễ đi và cũng có rất nhiều điều thú vị mà bạn có thể dành vài ngày để đi hết.
Đi lại
Hiện tuyến xe TP HCM đi Phnom Penh mỗi ngày đều có rất nhiều chuyến với nhiều hãng xe khác nhau, khởi hành tại khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, Đề Thám. Giá vé khoảng 8 đến 12 USD, đi trong 5 tiếng.
Tại thủ đô Phnom Penh, xe về TP HCM giá vé là 10 USD/khách. Các phòng vé hoạt động từ 6h đến 18h mỗi ngày. Các tuyến xe của các hãng Campuchia Capital, Mekong Express Limousine Bus. Xe của hãng xe Việt Nam tại Phnom Penh gồm: xe Sapaco, số 309 Preah Sihanouk Blv, xe Mai Linh số 391 Sihanouk Blvd (No 274), PhnomPenh.
Tại Phnom Penh bạn có thể thuê xe tuktuk đi cả ngày với giá trên 10 USD. Mỗi chuyến lên xe giá khoảng 2 - 3 USD. Thuê xe máy giá 5 USD hoặc thuê xe đạp giá 3 USD/ ngày.
jetsetz-phnom-penh-travel-deals.jpg
Cung điện Hoàng Gia là một trong những điểm nên đến nhất tại thủ đô Phnom Penh.
Ngủ nghỉ
Khu dành cho Tây balo, nhìn ra sông Tonle Sap, cạnh cung điện Hoàng Gia, giá phòng từ 10 đến 30 USD tùy loại. Ở đây có nhiều quán bar, cửa hàng ăn uống cùng các dịch vụ cho người đi du lịch.
Khu nhà nghỉ tại chợ Orussei trên đường 107 với mức giá từ 5 đến 12 USD sạch sẽ, rộng và thoáng. Nơi đây rất tiện cho ăn uống vì chợ Orusey về đêm bán nhiều thứ đồ ăn rất ngon và rẻ. 
Ăn chơi
Cung điện Hoàng gia Campuchia được xây dựng sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Penh giữa năm 1800. Hoàng cung còn là biểu tượng của cả vương quốc. Khu Hoàng cung gắn liền với Chùa Bạc là tổ hợp gồm cung điện, những công trình kiến trúc và những khu vườn. Cung điện nhìn ra sông Tonle Sap. Tối thứ bảy và chủ nhật, đèn được bật sáng bừng tại đây.
Cánh đồng chết và bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng: Những chỗ hơi kinh dị với một tháp toàn đầu lâu.
Chùa Wat Phnum, còn gọi là chùa bà Penh: Chùa này khá đẹp và dễ chịu. Khi đi vào các nơi, nhớ mặc quần dài và áo có tay.
Bảo tàng Campuchia: Đừng bỏ qua chỗ này, kiến trúc đẹp và có nhiều hiện vật trưng bày.
Tượng đài độc lập Phnom Penh (The Independence Monument): Được khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9/11/1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài.
dsc0927-253769-1368309765-600x0-JPG.jpg
Bạn có thể kiếm được một chiếc xe đạp cũ tốt trong các khu chợ.
Các khu chợ đặc sắc
Trung tâm mua sắm Sorya: Số13-61, South of Phsar Thom Thmei, Trasak Phaem (St. 63), 12208 Phnom Penh.
Chợ Nga (Russian Market) – đường 163, mở cửa: 7h đến 17h. Có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn để mua sắm khi đặt chân đến Chợ Nga: quần áo, giầy dép, các đồ lụa silk, đồ cổ (giả có - thật có), các tác phẩm điều khắc… Chợ này mua áo phông giá 2-3 USD khá ổn. Phố đồ cổ tại Phnom Penh cũng nằm gần khu vực Chợ Nga.
Chợ trung tâm (Central Market) trên đường 128, nơi bạn có thể mua các đồ trang sức được làm bằng bạc, vàng; các đồng xu cổ; đồng hồ (giả); áo quần; giày dép; các sản phẩm lụa…
Chợ Đêm Phsar Reatrey: Nằm ở đoạn giao giữa Sisowath Quay với đường Oknha Ing Bun Hoaw
Chợ Kanda nằm gần khu vực phố Tây mới của Phnompenh (khu vực Sisowath Quay). Các mặt hàng được bày bán tại đây chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương.
exotic-food-at-phnom-penh-markets.jpg
Đừng quên nếm thử món côn trùng và hủ tiếu trứ danh đất Nam Vang.
Mua sắm khác
Xe đạp: đủ chủng loại với giá rẻ và tốt (giá từ 20 đến 350 USD). Có 3 điểm nhiều là chợ Orussei, đường 271 và đường 360.
Đồ cũ Nhật Bản: Có 3 cửa hàng tại đường 47, đường 271 và đường quốc lộ 1.
Bài và ảnh: Lam Linh

Không có nhận xét nào: