Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Châu Phi kỳ thú



Voi đánh nhau, cây hóa thạch giữa sa mạc, người đàn ông vác tiểu liên đưa lạc đà đi uống nước, hà mã khoe răng là những hình ảnh kỳ thú mà các nhiếp ảnh gia ghi lại được ở châu lục đen.

Châu Phi kỳ thú (1) shopping entertainments

ảnh minh họa
Với cái miệng há to để lộ những chiếc răng to tướng, con hà mã này thách thức tất cả đối thủ. Ảnh chụp tại khu bảo tồn thiên nhiên Elizabeth Queen ở Uganda.
Một con đà điểu đực
Một con đà điểu đực đang băng qua những đụn cát cằn ở sa mạc Namib thuộc Namibia. Mưa rất hiếm ở sa mạc, nhưng nhiều loài động vật và thực vật lấy hơi ẩm do sương từ Đại Tây Dương mang tới. Tuy không có cánh, song đà điều có thể chạy với tốc độ lên tới 50 km/h nhờ đôi chân khỏe và liên tục trong 30 phút.
Một người đàn ông thuộc bộ tộc Afar
Một người đàn ông thuộc bộ tộc Afar ở Bilen, Ethiopia đưa lạc đà đi uống nước. Ông vác một khẩu tiểu liên trên vai. Súng đạn ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều bộ lạc tại châu Phi, gây nên những cuộc đụng độ triền miên. Súng tiểu liên và phương tiện tự vệ không thể thiếu đối với những người chăn thả gia súc.
Bụi bốc lên
Bụi bốc lên xung quanh hai con voi đực tại Savute, Botswana trong lúc chúng đánh nhau. Tuy hiếm khi xảy ra, song những trận chiến giữa các con voi luôn khốc liệt. Chúng húc đầu vào nhau và dùng ngà để đâm đối thủ. Voi sắp đến tuổi trưởng thành ở châu Phi rời khỏi gia đình khi chúng được khoảng 12 tuổi để gia nhập đàn mới. Chúng chỉ quay trở về đàn cũ để giao phối. Những con có ngà to và khỏe hơn luôn có lợi thế trong nỗ lực tranh giành bạn tình.
Những cây cổ đại hóa thạch
Những cây cổ đại hóa thạch gần một đụn đất đỏ lớn ở sa mạc Namib, Namibia. Là một trong những sa mạc lâu đời nhất trên hành tinh, Namib nổi tiếng với những đụn đất và cát khổng lồ.
Nam giới thuộc bộ tộc Sambura ở Kenya thường so tài với nhau trong nghi lễ nhảy múa mang tên Adumu. Họ đặt hai tay vào hông rồi nhảy lên. Những người nhảy cao nhất luôn giành được sự ngưỡng mộ và tình cảm của khán giả nữ. Adumu đánh dấu sự trưởng thành của những cậu thiếu niên trong độ tuổi từ 12 tới 15. Sau nghi lễ này, các cậu được coi là chiến binh cấp thấp và có trách nhiệm săn chim chóc, thú nhỏ cho bộ lạc.
Ngựa vằn
Một đàn ngựa vằn lớn tại khu bảo tồn thiên nhiên Masai Mara của Kenya. Chúng buộc phải vượt qua con sông để tiếp tục lộ trình di cư. Ngựa vằn là loài động vật gặm cỏ có khả năng thích nghi cao. Chúng có thể sống ở những đồng cỏ mà nhiều động vật khác tránh xa.
Người Karo châu Phi rất giỏi nghệ thuật xăm và họ sử dụng nó để tạo nên sự khác biệt với các bộ tộc khác. Họ dùng đất son, than củi, phấn và những bột khoáng chất để tạo nên các màu da cam, trắng, đen, vàng, xanh, đỏ.


Hà mã tấn công ngựa vằn, sư tử con đánh nhau, chó sói xâu xé linh dương là ba trong số những bức ảnh cho thấy sự khắc nghiệt của cuộc sống trong thiên nhiên hoang dã tại lục địa đen.

 Firman with Roan taken with 378 GNR

Firman with Roan taken with 378 GNR
Mấy chú sư tử con đang tấn công một con trâu rừng thì một kẻ phá quấy cùng loài xuất hiện khiến chúng bị phân tâm. Con trâu may mắn chạy thoát, còn con sư tử "vô duyên" kia trở thành mục tiêu của một trận đánh hội đồng để trả đũa.
Hà mã tấn công linh dương và ngựa vằn trong lúc chúng vượt sông Mara thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Masai Mara của Kenya. Mặc dù là động vật ăn cỏ, hà mã rất dễ tức giận và chúng không thích bị quấy rầy. Con hà mã này đang nghỉ ngơi thì bị đánh thức bởi hành động vượt sông của ngựa vằn và linh dương.
Đàn chó sói đuổi theo con linh dương châu Phi đang cố chạy dù chân sau của nó đã bị xé nát. Chó sói là những sát thủ đáng sợ, có thể giết chết và ăn thịt con mồi trong thời gian rất ngắn. Sói luôn duy trì tôn ti trật tự trong đàn. Chúng mang mồi về cho con non sau những chuyến đi săn, chăm sóc những con già, ốm hoặc bị thương.
Hàng vạn con linh dương đầu bò vượt sông Mara thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Masai Mara của Kenya trong lộ trình di cư hàng năm.
Báo gấm ở Namibia có khả năng leo trèo tuyệt vời và sức mạnh đáng nể, chúng thường kéo con mồi lên cây để tránh xa sự dòm ngó của linh cẩu và nhiều thú săn mồi khác. Mục tiêu của báo gấm là những con vật nhỏ hơn như linh dương và lợn rừng, nhưng chúng cũng biết cách tấn công những con mồi có trọng lượng gấp ba lần chúng.
V.L (theo Newscientist)

Không có nhận xét nào: