Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Mộ Tần Thủy Hoàng đế, vĩ đại và đẫm máu

Cuộc khai quật vừa diễn ra ở khu vực lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc đã giúp hé lộ thêm nhiều chi tiết, được xem là dẫn tới những bước ngoặt trong lĩnh vực khảo cổ và lịch sử.
Tính từ năm 2009, khi đợt khai quật này được tiến hành, đã có 310 hiện vật gồm các bộ phận chiến xa ngựa kéo, vũ khí, đồ tùy táng, 12 tượng ngựa bằng gốm và khoảng 120 chiến binh đất nung.
“Lần đầu tiên, chúng tôi tìm thấy những tấm khiên đặt trên chiến xa được sơn màu. Trong hai hố khai quật trước (năm 1974 và 1985), không phát hiện những chiếc khiên loại này”, Tào Vỹ, giám đốc Bảo tàng Chiến binh đất nung và ngựa chiến của Tần Thủy Hoàng cho biết. Thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên), binh lính sử dụng khiên dài 60cm, rộng 40cm với các họa tiết hình khối màu đỏ, xanh lá cây và trắng.
Hoàng đế Tần Thủy Hoàng  hay Tần Doanh Chính (259-210 trước Công nguyên) lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và giành quyền kiểm soát triều chính vào năm 22 tuổi. Năm 221 trước Công nguyên, Tần vương thôn tính 6 nước gồm Sở, Chu, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy và  lần đầu tiên thống nhất Trung Quốc. “Tần Thủy Hoàng” tức là hoàng đế đầu tiên của nhà Tần.
Ngay sau khi lên ngôi Tần vương lúc mới 13 tuổi, Tần Doanh Chính đã huy động 700.000 tù nhân để xây lăng mộ cho mình để đảm bảo sau này được yên giấc ngàn thu. Công trình được xây dựng ròng rã suốt 38 năm.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở khu vực núi Linh Sơn, thuộc Lâm Đồng, Tây An, tây bắc Trung Quốc. Ngôi mộ hình vuông, mái phẳng, cao 76m, rộng 345m, dài 350, theo hướng bắc-nam, có diện tích 120.750m2.
Mộ Tần Thủy Hoàng, vĩ đại và đẫm máu, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, lang mo Tan Thuy Hoang, lang mo vua chua Trung Hoa, lang tam, Tan Doanh Chinh, chien binh dat nung, mo tan thuy hoang,
Mộ Tần Thủy Hoàng, vĩ đại và đẫm máu, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, lang mo Tan Thuy Hoang, lang mo vua chua Trung Hoa, lang tam, Tan Doanh Chinh, chien binh dat nung, mo tan thuy hoang,
Các chiến binh đất nung và đội kỵ binh trong khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Khu mộ được lấp đất và bảo vệ chặt chẽ. Ba hố khai quật khảo cổ trong các năm 1974, 1985 và 2009, nơi người ta tìm thấy các chiến binh đất nung cách mộ Tần Thủy Hoàng 1km về phía đông.
Hố số 1 được phát hiện rất tình cờ năm 1974, khi nông dân ở một làng gần đó tìm thấy một số đồ gốm bị vỡ khi đào giếng. Mở rộng khai quật, người ta phát hiện nhiều tượng chiến binh đất nung và ngựa gốm.
Năm 1976, hố số 2 được phát hiện cách hố thứ nhất 20m và sau đó là hố số 3, cách hố thứ nhất 25m.
Các chiến binh đất nung và đội kỵ binh được dàn trận theo binh pháp nhà Tần. Mỗi chiến binh có chiều cao và khuôn mặt khác nhau, thậm chí biểu hiện trạng thái trên khuôn mặt cũng không giống nhau.
Tổng diện tích của ba hố đào là hơn 20.000m2, hơn 8.000 đồ vật bằng gốm, chiến xa và vũ khí thời cổ đại đã được tìm thấy. Năm 1980, hai chiến xa bằng đồng được phát hiện và chúng là những chiến xa cổ đại lớn nhất Trung Quốc.
Lần khai quật thứ nhất kéo dài từ năm 1974 đến 1984. Sau đó, năm 1985, người ta tiếp tục đợt khai quật lần hai nhưng chỉ diễn ra trong một năm vì thiếu thiết bị và công nghệ hạn chế.
Các chiến binh đất nung, có lẽ được chôn ở tư thế đứng, đã bị vỡ khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra. Các nhà khảo cổ đã phải phục chế và đưa chúng về vị trí ban đầu.
“Tấm khiên vừa được phát hiện, đã bị vỡ một phần, được cho là thuộc loại dành cho võ quan cao cấp bởi nó rộng hơn và có họa tiết màu trên bề mặt”, Trương Vĩ Hưng, một nhà nghiên cứu thuộc nhóm khảo cổ cho biết.
“Sự tươi sáng của màu sắc vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi”, ông nói.
Nguyên Trọng Di, người tham gia đợt khai quật lần đầu năm 1974 khẳng định một trong những phát hiện quan trọng của đợt khảo cổ lần này chính là cách sắp xếp đội hình chiến đấu của quân đội nhà Tần.
Mộ Tần Thủy Hoàng, vĩ đại và đẫm máu, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, lang mo Tan Thuy Hoang, lang mo vua chua Trung Hoa, lang tam, Tan Doanh Chinh, chien binh dat nung, mo tan thuy hoang,
Các tượng chiến binh được phát hiện  tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng trong lần khai quật thứ 3 (kéo dài từ 2009 đến tháng 5/2012)
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, thuộc dạng những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới, được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1987.
“Các nhà khảo cổ từng dự đoán rằng những đội quân thời cổ đại thường bố trí những cánh quân hai bên “cánh gà” để đề phòng bị phục binh và đợt khai quật này đã chứng tỏ quân Tần có bố trí những đội binh mã như thế”, ông Nguyên nói.
Lần khai quật thứ nhất cũng củng cố thêm nghi vấn rằng khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã bị cố ý đốt phá. Theo ông Thẩm Mao Thắng, một nhà khảo cổ tham gia đợt khai quật này, nhiều nhà khoa học cho rằng Hạng Vũ (232-202 trước Công nguyên) đã cho người đốt phá và cướp vũ khí từ khu vực hầm mộ.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy 41 nhân vật gốm với sắc phục và dáng điệu khác hẳn các chiến binh và dựa vào dáng vẻ, trang phục, họ xác định đây là các vũ công đang múa hát giúp vui cho hoàng đế và binh lính.
Những dấu hỏi quanh lăng mộ Tần vương
Đến nay, người ta vẫn chưa khai quật được phần mộ của Tần Thủy Hoàng

Những dấu hỏi quanh lăng mộ Tần vương

(Tin tuc) - Điều khiến nhiều người cho đến nay vẫn cảm thấy kỳ lạ là vì sao Tần vương, mới 13 tuổi đã nghĩ đến “hậu sự”? Bởi sẽ là mâu thuẫn khi trong thời gian trị vì, Tần Thủy Hoàng không ngừng tìm phương thuốc trường sinh bất lão để “vĩnh viễn trị vì trên ngôi báu”. Dù vậy, Tần Thủy Hoàng vẫn chết trước khi công trình lăng mộ của ông ta hoàn thành hai năm.
Sẽ còn nhiều bí ẩn đang chờ các nhà khoa học khám phá bởi cho đến nay, khu vực khai quật mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Cho đến nay, phần mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật. Vậy trong phần mộ của vị vua đầu tiên của nhà Tần có những gì? Đây luôn là câu hỏi thu hút sự tò mò của công chúng không chỉ ở Trung Quốc. Nếu huyền sử là đúng, và đáng ngạc nhiên là tất cả những bằng chứng thực tế dường như đang chứng tỏ điều ấy, lăng mộ Tần Thủy Hoàng chôn giấu một kho báu và đồ trang trí lớn hơn bất kỳ lăng mộ vua chúa nào trong lịch sử thời cổ đại.
Mộ Tần Thủy Hoàng cách thành phố Tây An 35km, phía nam là núi Linh Sơn và phía bắc là sông Vỹ, được coi là “đế thủy” của vua Tần. Các nhà địa lý Trung Hoa ngày xưa cho rằng vùng này mang thế đất con rồng. Mộ vua Tần, nằm trong lòng núi Lệ, được xem là ở chính giữa khu vực mắt rồng.
Núi Lệ có kích thước tương tự kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Diện tích chân núi khoảng 1,8km2. Có thể ngày xưa núi lớn gấp đôi, nhưng đã bị bào mòn dần trải qua 2.000 năm mưa nắng. Nhưng điều này cũng không ảnh hưởng tới quy mô của khu lăng mộ vua Tần.
Kể từ khi các chiến binh đất nung được tìm thấy ở những khu vực quanh núi Lệ, các nhà khảo cổ đã mất nhiều năm tìm kiếm và nghiên cứu. Tính đến nay các đồ vật được phát hiện tại 180 điểm gồm mô hình lầu các, tháp và tường, cấu thành một cung điện thu nhỏ gồm các vườn thượng uyển, hồ, vật nuôi, vũ công… Tần Thủy Hoàng, được cho là dần dần trở nên điên khùng bởi đủ loại hóa chất kỳ dị mà ông ta uống nhằm duy trì sự bất tử, đã cho xây dựng cả một thế giới thu nhỏ với cung vua, binh lính bảo vệ, tất cả đều hướng tới ngôi mộ của ông ta.
Những dấu hỏi quanh lăng mộ Tần vương, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, lang mo tan thuy hoang, mo tan thuy hoang, tan vuong, tan doanh chinh, lang mo vua chua trung hoa, lang tam, khao co hoc, khu lang mo, tin tuc, tn hot
Đội quân đất nung mỗi người một khuôn mặt, một trạng thái cảm xúc trong khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng
Nguồn thông tin tốt nhất về những gì có trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đến từ cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên, sống vào đời Hán. Cuốn sách ra đời một thế kỷ sau khi Tần Thủy Hoàng chết.
Tư Mã Thiên mô tả rằng 700.000 người đã được huy động đào hầm ngầm xuyên dưới ba con sông. Khu hầm mộ được lát toàn bộ bằng đồng. Các nghệ nhân đã tạo ra một bản đồ cương vực nhà Tần trên mặt đất, trang trí trần với đồ châu báu biểu thị bầu trời và các vì tinh tú, tạo ra sông và biển bằng thủy ngân (được xem là sức mạnh bảo tồn sự sống thời đó). Thậm chí dân gian còn thêu dệt một loại máy đặc biệt đã được tạo ra nhằm giúp dòng sông thủy ngân luôn chảy.
Tần Thủy Hoàng có nhiều quyền lực và của cải,  nhưng liệu có đủ để thực hiện một công trình như mô tả? Chỉ riêng số quặng thủy ngân dùng để tạo nên sông và biẻn cũng lên tới hàng chục ngàn tấn. Nhưng vì mộ vua Tần chưa bao giờ được khai quật, chúng ta không thể biết chắc chắn những điều Tư Mã Thiên mô tả đúng đến đâu. Nhưng nay, nhờ công nghệ hiện đại, ít nhất người ta cũng có thể dự đoán khá chính xác.
Các tài liệu viết về lăng mộ Tần Thủy Hoàng thường nói tới những hệ thống bẫy rắc rối và bí ẩn có thể làm bị thương hoặc lấy mạng bất cứ ai dám xâm nhập vào đây. Nhưng lý do chính xác hơn là các nhà khảo cổ chưa đủ tự tin với công nghệ hiện tại do e ngại có thể làm hỏng những đồ vật chắc chắn là cực kỳ quí báu về mặt học thuật. Bởi những đồn đại về sự bí ẩn của lăng mộ Tần vương cũng tương tự những huyền hoặc xung quanh lăng mộ Tutankhamun ở Ai Cập trước khi các nhà khảo cổ khai quật.
Những dấu hỏi quanh lăng mộ Tần vương, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, lang mo tan thuy hoang, mo tan thuy hoang, tan vuong, tan doanh chinh, lang mo vua chua trung hoa, lang tam, khao co hoc, khu lang mo, tin tuc, tn hot
Các nhà khảo cổ học đang khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng lần thứ 3 (kéo dài từ 2009 đến tháng 5/2012)
Những dấu hỏi quanh lăng mộ Tần vương, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, lang mo tan thuy hoang, mo tan thuy hoang, tan vuong, tan doanh chinh, lang mo vua chua trung hoa, lang tam, khao co hoc, khu lang mo, tin tuc, tn hot
Đội quân đất nung sống động như người thật trong khu lăng mộ
Tuy nhiên, vẫn có cách để nhìn thấy hình dạng mộ vua Tần. Năm 2005, một nhóm nhà khảo cổ học Trung Quốc đã sử dụng một loại radar xuyên đất, dựa vào những phản hồi vật chất để dựng lên hình dạng của ngôi mộ. Đó là một khối hình kim tự tháp, mái bằng với chiều ngang bằng chiều ngang đường pitch của sân bóng đá.
Trong nỗ lực kiểm chứng câu chuyện của Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân, 4.000 vật thể có phản ứng với radar đã được đưa vào phân tích nhằm tìm dấu hiệu hơi thủy ngân, được cho là có thể bay qua các khe nứt mạch đất trong thời gian suốt 20 thế kỷ.
Thật đáng ngạc nhiên, các kết quả xét nghiệm đã khẳng định có dấu hiệu của thủy ngân, nhất là khu vực nấm mộ! Mọi bằng chứng đều hướng tới nhận định có một dòng sông thủy ngân chảy quanh mộ Tần Thủy Hoàng, thậm chí là xung quanh tấm bản đồ nhà Tần.
Dù có nhiều bằng chứng khẳng định những đồn đại xung quanh lăng mộ vua Tần là đúng, có lý do quan trọng hơn về việc vì sao khu chôn cất vua Tần có thể nằm im mãi mãi, có hàng trăm ngàn người liên quan đến việc xây cất mộ vua Tần nhưng lại có rất ít chi tiết được công chúng biết đến? Người ta cho rằng Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh giết hết những người tham gia xây dựng công trình, thậm chí là chôn sống ngay trong lòng núi. Những linh hồn oan khiên ấy hoàn toàn có quyền được yên nghỉ vĩnh hằng.
Trường Thủy (Tổng hợp) (Khampha.vn)

Không có nhận xét nào: