Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Bảo tàng trong lòng tàu ngầm Nga


Tàu ngầm được trưng bày ở Vladivostok (nga), chạy động cơ diesel – điện S-56, từng thuộc Hải quân Xô Viết tham gia cuộc Chiến tranh Vệ quốc (1939-1945) chống phát xít Đức.

Đây là một trong những tàu ngầm mạnh nhất của Hải quân Xô Viết, được tặng Huân chương Cờ đỏ cho những chiến công mà nó giành được.
Ngày nay, một phần được sửa chữa thành bảo tàng và phần còn lại được giữ nguyên trạng.
Tàu ngầm S-56 thuộc lớp S, có lượng giãn nước 1.050 tấn, dài 77,8m. S-56 lắp 2 động cơ diesel 2.000 mã lực, 2 động cơ điện 550 mã lực và 2 trục chân vịt cho phép đạt tốc độ tối đa 19,5 hải lý/h trên mặt nước (hoặc 9 hải lý/h dưới mặt nước), lặn sâu tối đa 100m.
S-56 thiết kế với 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm cùng 12 quả ngư lôi, một pháo 100mm trên boong tàu.
Dưới đây là một số hình ảnh bảo tàng độc đáo trong lòng tàu ngầm:
Với những chiến tích đạt được trong Chiến tranh thế giới thứ 2, S-56 được nhà nước Liên Xô tặng thưởng huân chương Cờ đỏ. Thuyền trưởng tàu được phong Anh hùng Liên Xô.
Một phần tàu được cải tạo làm bảo tàng, lưu giữ nhiều hiện vật. Phần còn lại được giữ nguyên.
S-56 được đóng tại Leningrad năm 1936, chính thức đưa vào phục vụ năm 1939. Năm 1941 nó được đưa vào biên chế trong thành phần Hạm đội Thái Bình Dương.
Trong suốt thời gian phục vụ, S-56 vượt 2 đại dương lớn, 9 vùng biển với tổng chiều dài đường đi 31.000km.
Trong những năm chiến tranh, S-56 tham gia 8 chiến dịch, thực hiện 13 cuộc tấn công, đánh chìm 4 tàu địch, rải hơn 3.000 thủy lôi.
Trong quá trình chiến đấu, 19 thủy thủ tàu S-56 hy sinh.
S-56 được đánh giá là một trong những tàu ngầm hoạt động rất hiệu quả của Hải quân Xô Viết.
Hai bên thành tàu được sửa chữa, tháo bỏ các thiết bị để lắp vào đó tủ kính trưng bày các bức ảnh và hiện vật liên quan tới hoạt động của S-56.
Sau bảo tàng độc trong thân tàu ngầm là các phòng chỉ huy, phòng ngư lôi. Trong ảnh là phòng chỉ huy, điều khiển tàu.
Phòng chỉ huy - điều khiển hiện ra trước mắt với chi chít đồng hồ lớn nhỏ.
Cận cảnh kính tiềm vọng (dùng để quan sát bên trên mặt biển khi tàu lặn).
Một góc nhìn khác bên trong phòng chỉ huy.
Cabin dành cho thuyền trưởng.
Sau phòng chỉ huy là tới phòng vũ khí.
Mỗi phòng được thông với nhau bằng một cửa hình tròn. Không hiểu tại sao họ lại thiết kế kiểu cửa này trong tàu ngầm, cũng có thể để tiết kiệm diện tích.
Có thể dễ dàng nhận ra những qua ngư lôi to lớn đặt ở 2 bên thành tàu trong phòng vũ khí. Đáng lưu ý, ngay phía trên và phía dưới ngư lôi là giường dành cho thủy thủ nghỉ ngơi.
Máy phóng ngư lôi cỡ 533mm.
Toàn cảnh bên ngoài tàu.
HỒNG HÀ
Theo Infonet

Không có nhận xét nào: