Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Cố cung Gyeongbok - tinh hoa kiến trúc đế chế Triều Tiên xưa


Khu quần thể kiến trúc Gyeongbok không chỉ phản ánh đời sống văn hóa đa diện của người dân xứ Hàn, trở thành điểm thăm quan nổi tiếng nhất của Seoul mà còn là một biểu tượng kết tinh những tinh hoa của kiến trúc cung điện phương Đông nói chung.
Quần thể kiến trúc hoàng cung ở Seoul bao gồm 5 cung: Gyeongbok, Changdeok, Changgyeong, Deoksu và Gyeonghui. Trong đó, Gyeongbok là cung điện bề thế nhất và là trung tâm của quần thểkiến trúc này cũng như là trung tâm chính trị của mấy trăm năm đế chế Triều Tiên xưa.
Gyeongbokgung còn được gọi là Cung Gyeongbok (“gung” mang nghĩa là cung) hay theo Hán Việt gọi là Cung Cảnh Phúc. Ngoài ra Cung Gyeongbok còn được biết đến với tên gọi Bắc cung vì vị trí tọa lạc hướng nhiều về phía Bắc so với các cung điện xung quanh như Changdeokgung - Đông cung và Gyeongheegung - Tây cung. Cung Gyeongbok được xây dựng vào năm 1395 bởi vua Taejo - nhà vua đầu tiên cũng là người sáng lập triều đại Joseon và do kiến trúc sư Jeong Dojeon chủ trì. Đây chính là cung điện lớn nhất của Ngũ Cung, thể hiện quyền lực tối cao của đất nước. Cung điện Gyeongbok ngày nay đã dần được phục hồi lại như ban đầu sau khi bị phá huỷ nặng nề bởi chiến tranh và các biến cố chính trị.
Cố cung Gyeongbok đã lưu giữ được đường nét cổ kính gần như nguyên mẫu xa xưa và chứa đựng những đặc trưng trong lối kiến trúc cung điện phương Đông: kiến trúc có quy mô to lớn, khí thế hùng vĩ được xây dựng nhằm củng cố sự thống trị, sự uy nghiêm hoàng quyền. Bố cục đối xứng trong toàn bộ tổng thể qua trục chính Bắc - Nam gây được cảm giác các lớp kiến trúc trùng trùng điệp điệp. Mặt bằng công trình hình chữ nhật. Mái nhà cấu tạo theo kiểu “chồng diêm” gồm hai tầng mái nối chồng lên nhau…
Một góc cố cung về đêm
Cung Gyeongbok bao gồm 11 tòa nhà ở các vị trí khác nhau. Các tòa kiến trúc của Cung Gyeongbok là biểu tượng cho một nền văn hoá giàu có và lịch sử lâu đời. Những cung điện còn lại vẫn cho ta thấy nét kiến trúc truyền thống và cách bài trí tổng thể bên trong cung điện. Quan điểm truyền thống của Hàn Quốc về công trình xây dựng là ‘Bối San Lâm Thủy’ có nghĩa là xây dựng nhà tại địa điểm có núi phía sau và có sông phía trước. Các cung điện của triều đại Joseon cũng không phải là ngoại lệ.
Không gian kiến trúc được căn chỉnh theo hướng từ bắc xuống nam và được bao quanh bởi các bức tường cao, có ngói ở trên, và ở mỗi mặt của bức tường đều đặt một cảnh cổng lớn. Cửa Ðông là Geonchunmun, cửa Tây là Yeongchumun, cửa Bắc là Sinmumun và cửa Nam là Gwanghwamun. Theo đúng quan niệm kiến trúc truyền thống của Hàn Quốc, cửa phía Nam – Gwanghwamun hay theo cách gọi Hán Việt là Quang Hóa Môn là cửa lớn nhất.
Bắt đầu từ hướng cửa phía Nam đi dọc theo trục Nam - Bắc thì kế tiếp du khách sẽ đi qua cửa Heungnyemun hay còn gọi là Hưng Lễ Môn nơi mà bạn sẽ thấy rất rõ sự tương ứng của kiến trúc cổ - kim khi nhìn về sau cửa này bạn sẽ thấy thấp thoáng các công trình kiến trục hiện đại cao trọc trời. Trước khi vào được Chính điện Geunjeongjeon thì du khách cần đi qua một khoảng sân rộng. Đây là nét kiến trúc sân chầu truyền thống của cung điện ở phương Đông mà du khách nào đã từng đến với cung đình Huế thì sẽ thấy rất nhiều điểm tương đồng. Ở sân có các cột đá ghi dấu thứ bậc của các quan đứng xếp hàng trong các buổi lễ, buổi chầu.
Chính điện Geunjeongjeon là một tòa nhà đồ sộ, hai tầng mái, đặt trên một nền đá cao có nhiều bậc cấp dẫn lên qua hai hành lang lộ thiên bằng đá chạm trổ bao quanh. Bậc cấp dẫn lên điện hay qua các cửa (tam quan) dù rộng nhưng luôn luôn có chừa một lối đi ngay cửa giữa dành cho nhà vua.
Điện có năm gian, được thiết kế sắc sảo với nhiều chi tiết trên các dui mè của cả hai tầng mái cong cong, các cột gỗ sơn đỏ. Bên trong cung điện cũng là dạng bài trí truyền thống giống như các cung điện ở Trung Hoa nhưng có phần giản dị hơn.
Nằm gần với chính điện là các điện nhỏ hơn vẫn được xây dựng theo trục kiến trúc Bắc - Nam: Sajeongjeon (Điện Tư Chính) và Sujeongjeon (Điện Tu Chính) để nhà vua xử lí các công việc Hoàng gia; Donggung (Đông Cung của Thái Tử); Gangnyeongjeon (Khang Ninh điện) và Gyotaejeon (Giao Thái Điện) của đức vua và hoàng hậu. Dưới đây là điện Geunjeongjeon là một kiến trúc một tầng làm bằng gỗ quý. Diện tích điện rất lớn và nó được đặt nằm trên nền đá cao:
Phù hợp với quan niệm phong thủy trong kiến trúc, đi về phía Tây du khách sẽ gặp hồ nước rộng phong cảnh hữu tình trên đó có Gyeounghoeru (Khánh Lâu Hội) dùng thiết đãi yến tiệc cho các đoàn sứ thần ngoại quốc. Quanh hồ có nhiều cây cối như tùng, thông... có những cây liễu đang rũ lá làm cho cảnh trí thêm đẹp đẽ trữ tình .Và bên một góc hồ còn có cả một lãnh cung như đặc trưng về môt phần không thể thiếu của hoàng gia.
Ngoài ra, từ mọi góc nhìn, mọi mảng kiến trúc, cố cung Gyeongbok đều cho thấy sự tinh tế trong văn hóa cung điện.
Cố cung Gyeongbok còn cho du khách hiểu thêm rất nhiều về nghệ thuật trang trí màu sơn của Hàn Quốc (Dancheong). Dangcheong là hình trang trí cho các Tự viện và Cung điện, màu sắc theo kiểu Hàn Quốc, trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí này luôn thể hiện vẻ đẹp cùng giá trị nghệ thuật đích thực. Có năm màu cơ bản;:màu xanh (hướng Đông), trắng (hướng Tây), đỏ (hướng Nam), đen (hướng Bắc), và màu vàng (Trung tâm) khiến họa tiết trang trí trở nên bắt mắt và tạo nên nhiều cảm giác chiều sâu. Nó cũng được sử dụng để bảo vệ bề mặt của tòa nhà trước các thay đổi nhiệt độ bất thường và giúp các cấu trúc hài hòa với môi trường xung quanh. Nhưng quan trọng nhất là ý nghĩa tâm linh của các sắc màu và họa tiết vô cùng tỉ tỉ.
Một đặc điểm nữa của kiến trúc Hàn Quốc được thể hiện rõ trong kiến trúc hoàng cung này là sự kết hợp hài hòa với không gian tự nhiên trong bố cục, khiến công trình trở nên mềm mại và gần gũi với thiên nhiên.
Có thể nói, cùng với Tử Cấm Thành của Trung Quốc, hệ thống quần thể cố cung ở Seoul - Hàn Quốc chính là những công trình tiêu biểu bậc nhất cho kiến trúc cung điện phương Đông. Chẳng thế mà Trần Đức Anh Sơn đã viết trong phần Hàn Chương, cuốn "Rong ruổi thực lục": “Lịch sử dẫu có lúc thăng trầm, nhưng văn hóa Triều Tiên vẫn sống mãi và cổ tích Gyeongbokgung đã và đang tái sinh một cách trọn vẹn cả phần xác lẫn phần hồn”.
Mạnh Hải (Hải Phòng)

Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung

Có lẽ, khi đến Hàn Quốc dù là trong mùa hoa anh đào hay không thì một địa điểm mà bạn không nên bỏ qua đó là cung điện Gyeongbokgung- một nơi tuyệt vời để bạn có thể khám phá thêm về vẻ đẹp của nền văn hóa truyền thống xứ Kim chi.
Cung điện Gyeongbokgung chắc hẳn đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam thông qua các bộ phim cổ trang Hàn Quốc. Nơi đây là nơi tái hiện chân thực nhất cuộc sống của người Hàn Quốc thời kỳ phong kiến.
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 1
Cung điện Gyeongbokgung, còn được biết đến với tên gọi khác là Kyong – bok, nghĩa Hán Việt của cung điện này là Cảnh Phúc – tức là hạnh phúc sẽ luôn ngự trị tại đây. Cung điện được xây vào năm 1395, suốt từ năm 1395 đến 1910 đây là nơi hoạt động triều chính của rất nhiều triều đại vương triều Joseon.
Trong quá trình biến động về lịch sử, cung điện Gyeongbokgung đã từng nhiều lần bị phá hủy do cuộc chiến tranh xâm lược và thuộc địa dưới chính quyền Nhật Bản. Đến năm 1990 thì cung điện Kyong – bok mới bắt đầu được khôi phục lại để có được hiện trạng như bây giờ. Toàn bộ diện tích của cung điện là 410.000m2, gồm 5.792 phòng và 330 dinh thự.
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 2
Điểm đặc biệt khi bạn đặt chân tới cung điện Gyeongbokgung sẽ không tránh khỏi sự ngỡ ngàng, từ cổng dẫn vào trong cung điện, bạn như “lạc trôi” về thời kỳ Joseon. Nơi đây có rất nhiều người mặc trang phục truyền thống hanbok dạo chơi và chụp ảnh. Bạn sẽ không phân biệt được thực mơ hay đang ảo giác. Bên các bức tường cổ, khuôn viên bạn sẽ thấy nam thanh nữ tú người Hàn Quốc trong trang phục truyền thống rộn ràng màu sắc nhưng rất tinh tế.
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 3
Việc mặc trang phục truyền thống, dạo chơi, chụp ảnh chung của các cặp nam nữ cũng giống như sự cam kết về tình yêu đôi lứa.
Cách đây khoảng 100 năm, hanbok là trang phục mặc thường ngày của người Hàn Quốc. Ngày nay, họ chỉ mặc loại trang phục truyền thống này vào các dịp lễ hay những ngày kỷ niệm đặc biệt.
Dù bạn chưa từng du lịch đến Hàn Quốc thì chắc chắn cũng biết ít nhiều về hình dáng của hanbok. Bởi trang phục này được sử dụng nhiều trong các bộ phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc. Hanbokcó hanbok cho nữ và nam.
Ở thời kỳ phong kiến của Hàn Quốc, hanbok có loại dành cho giới quý tộc và dân thường. Những người thuộc tầng lớp quý tộc sẽ sử dụng hanbok được thiết kế cầu kỳ, đẹp mắt và được may bằng loại vải tốt hơn nhiều.
Vải của hanbok thường là vải lụa, satin và vải thô. Vải sẽ được nhuộm tự nhiên tạo nên nhiều màu sắc khác nhau cho hanbok. Chính nhờ cách nhuộm cầu kỳ này mà tạo nên được trang phục có độ tinh tế cao, màu sắc tự nhiên. Một vài màu quen thuộc của hanbok là trắng, đỏ, vàng, xanh da trời, đen.
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 4
Được biết cung điện Gyeongbokgung mỗi ngày đón hàng nghìn lượt khách ghé thăm. Bên ngoài cổng mặc dù không xuất hiện nhiều tiệm cho thuê hanbok nhưng vẫn tấp nập cảnh các thiếu nữ thướt tha trang phục truyền thống như sống dậy cả một thời kỳ Joseon huy hoàng trong lịch sử Hàn Quốc.
Mỗi góc sân, hành lang trong cung điện đều có nhiều nhóm thiếu nữ tạo dáng chụp ảnh cho nhau.
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 5
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 6
Điểm nổi bật của cung điện nơi đây chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên và bàn tay khéo léo của con người. Cung điện không dùng quá nhiều màu sắc sặc sỡ hay những chạm trổ quá công phu mà luôn hướng tới sự đơn giản và các màu sắc không quá choi như là: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen, kết hợp cùng với lối kiến trúc tự nhiên tạo nên vẻ đẹp bình yên nhưng thấp thoáng đâu đó vẫn là cái khí thế hùng mạnh của thời kỳ Joseon.
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 7
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 8
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 9
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 10
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 11
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 12
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 13
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 14
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 15
Một ngày bình thường ở cung điện Gyeongbokgung - Hình 16
Theo motthegioi.vn

Không có nhận xét nào: