Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Cuộc sống trong rác của những đứa trẻ khu ổ chuột Ấn Độ


Những đứa trẻ nghèo không có quần áo đẹp, không có đồ chơi dễ thương, nhưng như bao đứa trẻ khác, chúng cũng có ước mơ và hy vọng và cuộc sống.
"Tại Ấn Độ, có không biết bao nhiêu đứa trẻ phải sống trong khu ổ chuột tồi tàn, rách nát, đến việc được hưởng thụ cuộc sống đơn giản tối thiểu họ cũng không có được", phát ngôn của UNICEF. Họ phải sống trong tình trạng thiếu nước thiếu điện, không có bất kỳ dịch vụ y tế nào, môi trường sống trong khu ổ chuột nghèo đã đang và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự trưởng thành của họ sau này.
Những đứa trẻ nghèo không có quần áo đẹp, không có đồ chơi dễ thương, nhưng họ cũng như bao đứa trẻ khác, đều có ước mơ và hy vọng và cuộc sống. khuôn mặt những đứa trẻ nơi ấy hằn lên nét khắc khổ, nhưng cũng từ chính khuôn mặt ấy, còn ánh lên ước muốn có một ngày mai tươi sáng!
Ngày 29/2, tại Mumbai, đứa trẻ nghèo sống trong khu ổ chuột trang lấy nước từ những đường ống bị vỡ.
Ngày 29/2, tại Mumbai, bé gái đang ngồi trên chiếc xe gỗ cũ kỹ viết những dòng nhật ký.
Một người đàn ông dốc ngược đứa trẻ xuống, mục đích để cho bé hết nấc! Ảnh chụp 29/2, tại Mumbai.
Cậu bé ăn từng miếng lớn trong bữa trưa miễn phí tại trường học công ích. Ảnh chụp 29/2, tại Mumbai.
Một cô bé nhỏ đang đổ rác, bên cạnh là một nhóm học sinh áo trắng cười đùa vui vẻ đi ngang qua. Ảnh chụp 29/2, Mumbai.
Trong khu ổ chuột, làn khói bao trùm khu mua bán. Ảnh chụp 29/2, tại Mumbai.
Ngày 29/2, tại Mumbai, những đứa trẻ trong khu ổ chuột đang phải ngồi xếp hàng lấy nước. Ảnh chụp 29/2, tại Mumbai.
Ngày 29/2, Mumbai, hai đứa trẻ trong khu ổ chuột đang ngồi ngoài cửa.
Ngày 10/3, tại New Delhi, giữa trưa nắng, một người phụ nữ hành nghề kéo xe trên đường phố.
Hai đứa trẻ tự làm võng từ những mảnh vải rách cười đùa thích thú với trò chơi của mình.
Ngày 29/2, tại New Delhi, những đứa trẻ nghèo đang ngồi trong lớp học công ích.
Ngày 29/2, tại Mumbai, những đứa trẻ trong khu ổ chuột đang ngồi ăn cơm trên một đống rác thải.
Ngày 29/2, tại Hyderabad, một người phụ nữ ôm đứa trẻ, trên tay cầm bình sữa để xin ăn người lái xe.

Cốc Xinh

Đi qua hai nửa Ấn Độ

TT - Ai từng xem qua bộ phim Triệu phú khu ổ chuột cũng có thể phần nào hình dung được về cuộc sống của người nghèo ở nước đông dân thứ nhì trên thế giới Ấn Độ.
  • Phụ nữ nghèo ăn xin ở Buddha Gaya (Ấn Độ) - Ảnh: Aung Shin
.
Ấn Độ là một nước giàu và cũng là một nước nghèo. Khoảng cách giàu nghèo còn tương đối lớn. Ngay cả Indian Express, một trong những tờ báo lớn ở Ấn Độ, cũng ước tính tổng số tỉ phú ở nước này có thể nhiều hơn số tỉ phú ở Anh và Canada cộng lại. Nhưng trớ trêu thay, số người sống trong đói nghèo ở chỉ tám bang nghèo nhất trong tổng số 28 bang ở Ấn Độ cũng đã có thể nhiều hơn số người nghèo của 26 nước châu Phi cộng lại.
Tương phản
Những con số thống kê trên có thể phần nào giúp người ta hình dung được tình trạng đói nghèo và sự chênh lệch giàu nghèo ở Ấn Độ. Nhưng nếu ai đã đặt chân lên đất nước này tận mắt chứng kiến mới thấy người nghèo Ấn Độ phải sống khổ sở như thế nào.
Ở New Delhi không khó nhìn thấy hàng loạt trung tâm mua sắm hiện đại của thế giới người giàu, rộng và bề thế. Hầu hết người ra vào nơi đây đều đi xe hơi đắt tiền, khoác lên người những bộ quần áo, đôi giày hàng hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới.
Còn đến khu Nerhu Place, một nơi rất nổi tiếng về mua bán máy tính và linh kiện điện tử ở thủ đô New Delhi - hầu hết người muốn mua bán máy tính hay thiết bị điện tử ở New Delhi đều đến đây - bạn có thể bị sốc khi chứng kiến sự khác biệt một trời một vực giữa người giàu và người nghèo. Một bên là trung tâm mua sắm hiện đại sầm uất, rạp chiếu phim, các khách sạn năm sao, căn hộ sang trọng; còn một bên cách đó không xa là các túp lều lụp xụp tạm bợ của những người không tài sản. Mặc cho xe cộ, người người qua lại, họ tự nhiên nhóm lửa nấu ăn, cứ như đang sinh hoạt trong chính ngôi nhà của mình.
Đứng bán khoai lang nướng gần đó, Rahul Kumar, 19 tuổi, cho biết cả gia đình anh phải sống trong túp lều dựng tạm ngay giữa trung tâm thành phố như vậy. Sống trong gia đình có bảy anh chị em, Rahul đã phải đi kiếm tiền phụ giúp bố mẹ từ khi mới 12 tuổi. Hiện mỗi ngày Rahul kiếm được 100-200 rupee (40.000-80.000 đồng VN) đem về nhà.
Dẫu sao Rahul cũng còn may mắn hơn nhiều người tôi từng gặp ở New Delhi. Một người bạn Ấn Độ chỉ tôi đến khu Old Delhi (Delhi cũ) để tìm hiểu cuộc sống của người nghèo ở đây.
Đói giữa thủ đô
Bước ra từ ga tàu điện ngầm ở Chandni Chowk, tôi thật sự choáng ngợp khi thấy rất nhiều người nghèo đạp xe kéo, ăn xin. Nhiều người nằm vật vã ở vỉa hè, trên người chỉ độc bộ quần áo rách tả tơi. Lúc đầu tôi ngờ họ đóng kịch để dễ xin tiền. Nhưng sau một thời gian lưu lại thủ đô của Ấn Độ, tôi mới biết có rất nhiều người đói ăn thật sự.
Mỗi lần dừng xe ở ngã tư đều có những em bé mặc rách rưới đến xin tiền. Có một câu chuyện tôi không bao giờ quên. Lần đó tôi đi lang thang và ghé vào chợ mua một nải chuối. Trên đường về nhà, một bé gái chạy đến ra dấu rằng bụng đang rất đói và muốn xin một trái chuối. Tôi cho một trái. Sau đó cô bé xin thêm một trái nữa để cho em trai. Tôi vui vẻ cho thêm một trái nữa. Vừa trao quả thứ hai xong, có 5-6 em nữa chạy đến tranh nhau cả nải chuối. Thế là tôi đành trở lại chợ mua nải khác.
Những gì đã chứng kiến về người nghèo ở Ấn Độ rất nhiều, nhưng tôi cảm thấy rất xúc động khi chứng kiến một bà mẹ trẻ trong bộ quần áo rách tả tơi bế một đứa bé khoảng 3 tuổi và có ai đó cho một quả táo khi dừng đèn đỏ. Đứa bé nhai ngấu nghiến quả táo. Nếu không phải là người bản xứ, nhiều người ắt hẳn sẽ nghĩ bà mẹ và đứa trẻ đóng kịch để xin tiền. Nhưng thật sự họ đang rất đói.
Có lần đi dạo cùng hai người bạn quanh khuôn viên Đại học Jawaharlal Nerhu, chúng tôi bước đến một ngôi làng. Đúng ra đó là một khu đất trống bên ngoài trường đại học và những người vô gia cư quây quần đến dựng tạm nhà cửa để ở.
Hầu hết “nhà” ở đây chỉ cao hơn 1m, tô trét bằng đất. Họ không dám xây cao vì sợ bị chú ý hay vì không đủ tiền để cất mái nhà cao hơn cho tiện chui ra chui vào? Thật sự tôi cũng không tìm được câu trả lời vì những người nghèo Ấn Độ không biết tiếng Anh để giao tiếp.
Cách đây hơn hai năm, nhiều người ở Ấn Độ tự hào về căn nhà đắt tiền nhất thế giới trị giá hơn 1 tỉ USD ở Mumbai của một tỉ phú người Ấn. Hẳn đó là đốm sáng lẻ loi để họ quên đi con số hơn 1/3 dân số Ấn Độ phải sống trong nghèo đói.
Ngân sách cho người nghèo
Chính phủ Ấn Độ đã tỏ rõ quyết tâm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo cũng như cải thiện đời sống phụ nữ. Theo AFP, trong buổi công bố ngân sách 2013-2014 vào hôm 28-2, Bộ trưởng Tài chính P.Chidambaram hứa với mức tăng 16% (khoảng 30,5 tỉ USD) cho chi tiêu công sẽ tạo ra được “sự phát triển cho mọi người”.
Đặc biệt lần này, những thành phần xã hội thiệt thòi nhất của quốc gia giàu thứ ba châu Á này sẽ được chính quyền đặc biệt chú trọng: tăng 46% ngân sách cho sự phát triển khu vực nông thôn, tăng 31% cho y tế, 17% cho giáo dục, dành 1,8 tỉ USD cho cuộc chiến chống thiếu đói... Như thể để xoa dịu cơn phẫn nộ của xã hội, lần này chính phủ cũng hứa đánh thuế mạnh vào giới nhà giàu: những người có thu nhập hơn 13.000 USD/tháng sẽ đóng thuế thu nhập từ 10% trở lên. Giá thuốc lá, ôtô sang và hàng xa xỉ phẩm nhập khẩu cũng sẽ bị tăng thuế.
Bộ Tài chính Ấn Độ đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm tài khóa 2013-2014, bắt đầu từ ngày 1-4 tới, lên đến 6,7% và họ cũng không ảo tưởng về việc xóa đói nghèo khi khẳng định phải đạt mức tăng trưởng đến 10% mới có thể xóa đói nghèo hiệu quả. Tuy vậy, Bộ trưởng P. Chidambaram vẫn tin tưởng Ấn Độ “sẽ thoát khỏi lỗ hổng kinh tế để tìm lại nhịp điệu phát triển cao”.(N.Q.)
Vụ cưỡng hiếp tại trường học gây phẫn nộ
Hàng trăm người dân đã biểu tình bên ngoài Bệnh viện Sanjay Gandhi ở thủ đô New Delhi bày tỏ sự bất bình về việc một bé gái 7 tuổi bị xâm hại tình dục ngay tại trường học sáng 1-3. Theo AFP, nhóm người biểu tình giận dữ ném đá vào xe buýt và tấn công cảnh sát. Cảnh sát đã phải dùng dùi cui để xua đám đông giận dữ ra khỏi bệnh viện.
Bác sĩ Sanjay Kumar, một trong số những người tham gia điều trị cho bé gái, nói rằng các vết thương trên cơ thể bé giống với việc bị hiếp dâm. “Việc cưỡng hiếp tại trường học gây sốc nặng. Thật đáng xấu hổ khi để điều này xảy ra” - bà Sheila Dikshit, thủ hiến bang Delhi, cho biết.
Theo báo chí địa phương, ba người đàn ông, gồm hai giáo viên và một bảo vệ của trường, đã bị cảnh sát thẩm vấn. Cảnh sát nhanh chóng hứa sẽ mở cuộc điều tra lập tức.
Cách đây một tháng, việc ba chị em gái từ 6-11 tuổi bị cưỡng hiếp và vứt thi thể xuống giếng đã khơi dậy một cuộc biểu tình lớn của người dân trong một ngôi làng ở bang Maharashtra. Bộ trưởng nội vụ Ấn Độ cho biết ông “bị sốc nặng trước hành động hèn hạ, kinh tởm và tàn nhẫn” của những kẻ thủ ác, đồng thời cam kết sẽ tìm ra hung thủ của vụ án dã man này.(ĐÔNG PHƯƠNG)
(từ New Delhi)

Không có nhận xét nào: