Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Chứng kiến chọi gà đẫm máu ở Peru


Tuy nhiên, điều này lại là hoàn toàn hợp pháp ở đất nước này.


Nếu như ở Việt Nam, cá cược chọi gà là bất hợp pháp thì ở Peru lại ngược lại. Đối với quốc gia này, chọi gà được coi là một môn thể thao phổ biến tại quốc gia này, kể cả việc cá cược. Những cuộc quyết đấu được tổ chức tại một khu vực xác định được gọi là “Coliseo” và được người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội theo dõi. Phần lớn họ đến đây để thưởng thức những pha so tài, trong khi một số khác hy vọng kiếm được chút tiền nhờ may rủi.
Những cái cựa nhân tạo có thể lên đến 3 triệu đồng/chiếc, được bôi keo và dán vào phía sau chân những chú gà, phía trên cựa thật của chúng. Loại cựa này có thể dài tới 5cm, vì thế một khi đã ở trong Coliseo, mỗi con gà chọi được coi là một võ sỹ giác đấu.
Sau khi được cân, những con gà chọi sẽ được lựa chọn vào những “hạng thi đấu” tương ứng. Quy trình này sẽ được giám sát bởi một giám khảo với một bộ quy tắc chính thức.
Những con gà chọi tấn công nhau bằng mỏ và cựa của chúng. Sau khi cân, các “chiến binh” được trang bị vũ khí - những “chiếc cựa thứ 3”. Loại vũ khí chết người này có 2 loại: bằng nhựa, hoặc đắt tiền hơn thì làm bằng xương cá. Cả 2 đều được uốn cong và mài sắc nhọn, đảm bảo gây tổn thương tối đa lên đối thủ. Những người chủ, được gọi là “Careadore”, giới thiệu về những gallos của mình (gallos nghĩa là Gà trống theo tiếng Tây Ban Nha) bằng cách ôm chúng đối diện nhau (cần một khoảng cách nhất định) để các chiến binh sẵn sàng tinh thần chiến đấu.
Khi mọi thứ đã sẵn sàng, những con gà chọi sẽ được thả ra và ngay lập tức lao vào nhau, với những ý đồ chết chóc. Lông bay tứ tung khi mỏ và cựa được sử dụng một cách tích cực. Bản năng, cách nuôi và huấn luyện khiến chúng trở nên vô cùng hung hăng trước những kẻ đối diện.
Trong khi đó, đám đông thi nhau hò hét và cổ vũ nhà vô địch mà họ chọn. Người ta vui mừng khi có những cú quật ngã bằng chân hay những pha ra đòn tứa máu bởi “chiếc cựa thứ 3” sắc như dao cạo. Việc một con gà chọi bị khoét mắt là rất phổ biến. Trong một số giải đấu, các thí sinh được khuyến khích tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa đối thủ của mình ngay trong phút đầu tiên.
Đôi khi, những gallos cảm thấy mệt mỏi trước khi có thể phân thắng bại. Trong trường hợp này, giám khảo sẽ lựa chọn kẻ chiến thắng, và cả 2 có lẽ sẽ cảm thấy thật may mắn, ít nhất là cho tới trận chiến tiếp theo. Bạn biết không, gallos không đơn giản chỉ là những con gà trống được kích thích để đánh nhau. Chúng được lai tạo, nuôi dưỡng và đào tạo để trở thành đấu sĩ. Nhà tổ chức chọi gà Jose Feijoo mô tả việc này giống như huấn luyện một võ sỹ đấm bốc. Ngoài việc huấn luyện, gallos cũng có một chế độ ăn đặc biệt để có cơ bắp “vạm vỡ”, giống như steroids, và cả vitamin các loại. Cả quá trình chuẩn bị cho một gallos lên sân đấu rất tốn kém, đặc biệt là khi khoản đầu tư của bạn có khi chỉ tồn tại vài giây trên coliseo (sân đấu).
Những cuộc chọi gà và việc cá cược như thế này đã bắt đầu từ khá sớm. Hình ảnh về những gallos đã được tìm thấy ở những địa điểm khảo cổ từ thời kỳ đồ sắt ở Israel, miêu tả về nghệ thuật chiến đấu của những con chim hung dữ. Ở châu Á, lịch sử của môn thể thao đẫm máu này bắt đầu từ 2000 năm trước công nguyên tại thung lũng song Ấn mà ngày nay gọi là Pakistan. Từ đây, nó lan rộng tới Ba Tư và Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp cổ đại đặc biệt thích chọi gà, có một số thông tin cho rằng họ sử dụng những cuộc đấu động vật này để làm khơi dậy tinh thần chiến đấu cho các binh sỹ trước khi bước vào trận chiến.
Mặc dù giờ đã bị cấm, nhưng chọi gà có thời gian cực kỳ phổ biến ở Châu Âu, Anh và Hoa Kỳ. Trong suốt thế kỷ 17 ở Anh, huấn luyện và lai giống gà chọi là “một ngành công nghiệp quan trọng”. Tuy nhiên, nghị viện Anh đã cấm chọi gà vào năm 1849. Còn Peru và khu vực châu Mỹ Latinh lại có một truyền thống lâu đời về chọi gà xuất phát từ khi thực dân Tây Ban Nha tới đây xâm lược. Những ngày đó, chọi gà được coi là trò tiêu khiển chủ đạo, với một sân đấu coliseo ở mỗi thị trấn và được tài trợ từ những công ty lớn.
Ngày nay, chọi gà gây tranh cãi ở nhiều quốc gia, kể cả Peru. Nhiều người muốn từ bỏ môn thể thao này vì sự tàn ác mà nó gây ra cũng như sự liên quan của những trò cờ bạc. Chẳng thể phủ nhận được sự nguy hiểm khủng khiếp mà nó gây ra cho những con gà trống, đủ các loại chấn thương và nguy cơ tử vong cao. Những lập luận ủng hộ và chống lại chọi gà cũng được áp dụng tương tự cho những trận đấu bò tót ở Peru. Họ đều nói đến yếu tố tàn ác khi khai thác động vật trong khi một số khác nhắc đến truyền thống. Có lẽ, như Anh và Hoa Kỳ, một ngày nào đó Peru sẽ từ bỏ tình yêu cho môn chọi gà này. Thật đau lòng khi nhìn thấy những chú gà trống tuyệt đẹp phải chịu những cái chết đẫm máu hoặc tàn tật sau một cuộc chơi.
Xê SủiẢnhEV

Không có nhận xét nào: