Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Đi chợ nổi Thái Lan, ăn hoa quả tươi rói


Khách du lịch nghe nhiều tới chợ Damnoen Saduak đến mức hầu như ai đến Thái Lan cũng đều muốn ghé một lần qua.

Chợ là điểm du lịch thu hút rất nhiều khách nước ngoài.
Chợ là điểm du lịch thu hút rất nhiều khách nước ngoài.
Chợ Damnoen Saduak nằm cách Bangkok khoảng một tiếng rưỡi đi ôtô. Có nhiều cách để bạn đến chợ:
- Nếu bạn là người lần đầu du lịch Thái Lan hoặc không đủ tự tin để xoay sở, bạn có thể kiếm một tour trọn gói, khá phổ biến ở các khu phố Tây hoặc chính khách sạn nơi bạn ở. Tour đến chợ nổi thường đã bao gồm vé thuyền trên sông.
- Còn nếu bạn tự tin với tiếng Anh của mình và có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tự ra bến xe thành phố. Hãy hỏi người dân tuyến xe buýt đi chợ nổi Dumnoen Saduak thuộc tỉnh Ratchaburi, cách Bangkok chừng 100 km. Bangkok có 3 trạm xe buýt đường dài: trạm xe Đông – Ekamai, nằm ngay bên cạnh Ekamai BTS. Trạm xe buýt Bắc và Đông Bắc – Mohchit là trạm xe buýt đông đúc, lớn và hiện đại nhất Bangkok. Trạm xe buýt Nam Saitaimai cũ hơn, phục vụ các điểm đến phía Tây, Nam và một số điểm nằm ở phía ngược bờ sông.
Tại đây có rất nhiều loại hoa quả tươi ngon cho bạn tha hồ lựa chọn.
Tại đây có rất nhiều loại hoa quả tươi ngon cho bạn tha hồ lựa chọn.
Bạn cũng có thể ăn bữa điểm tâm nhẹ ngay trên các thuyền.
Bạn cũng có thể ăn bữa điểm tâm nhẹ ngay trên các thuyền.
Chợ Damnoen Saduak là một trong những chợ nổi lâu đời nhất tại Thái Lan. Phục vụ khách du lịch là ưu tiên hàng đầu, việc buôn bán của người dân chủ yếu diễn ra vào buổi sáng sớm, khoảng từ 6h với những nông sản và các vật phẩm thiết yếu hằng ngày của người dân. Quãng 8h là thời gian dành cho những gian hàng phục vụ cho khách du lịch đến tham quan. Vé du lịch thường kèm theo phí đi thuyền máy trên sông. Nhưng để đi dọc con kênh phải mất phí một lần nữa, khoảng 150 baht (khoảng hơn 100.000 đồng). Bạn có thể ngồi thuyền đi dọc con sông hay đi hai bên bờ để ngắm nhìn cảnh nhộn nhịp dưới sông tùy theo ý thích của mình.
Vô số các loại hoa quả nhiệt đới tươi rói, màu sắc bắt mắt ngon lành khiến bạn không thể không gọi với sang mua và ăn ngay. Trái ổi xanh mướt, xoài vàng ươm được cắt nhỏ ăn kèm với xôi trắng, roi chín đỏ ngọt mát, dừa nguyên trái, có những loại đã được gọt sẵn sạch sẽ. Ngoài hoa quả, các con thuyền bập bềnh neo đậu hai bên sông còn bán nhiều hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ dừa, những bức phù điêu mang đậm màu sắc dân tộc, ngay cả những chiếc túi cói, đôi dép hay những chiếc mũ cũng thật đặc biệt. Thi thoảng bắt gặp một vài ghe thuyền bán những bông hoa lan, hoa súng. Những con thuyền nhỏ và thuôn dài ăm ắp hàng hóa và những ghe du lịch ngược xuôi, con kênh gần như tắc nghẽn. Người ta có thể mua đủ thứ hàng hóa từ trên bờ và phía dưới thuyền chỉ bằng một cái sào đưa lên nhận tiền và chuyển thứ hàng cần mua cho khách. Những tay chèo khéo léo khiến cho những con thuyền luồn lách qua nhau nhanh chóng . Chỉ trong một quãng kênh ngắn ngủi, nhưng việc thông thương buôn bán diễn ra sôi động và nhộn nhịp.
Trên hai bờ kênh cũng là chợ, náo nhiệt và tấp nập đủ màu sắc mùi vị. Bạn sẽ bị ấn tượng bởi những gian hàng bán gia vị và hương liệu. Tại đây, bạn có thể mua từ hành, tỏi, ớt, gừng, lạc, vừng… cho đến quế, hồi, hoa hòe, thảo quả… Hương liệu được gói bọc đẹp đẽ trong những túi nilon nhỏ với giá cả phải chăng.
Hai bên bờ sông cũng là chợ.
Hai bên bờ sông cũng là chợ.
Với nhiều loại gia vị độc đáo.
Với nhiều loại gia vị độc đáo.
Chợ nổi Thái Lan có rất đông khách nước ngoài đến háo hức tìm hiểu và thích thú khi đi thêm vài vòng qua những làng nổi ven sông. Khi con thuyền bập bềnh thoát hẳn con kênh nhỏ để nhập vào con sông lớn và len lỏi qua những ngôi làng xinh xắn hai bên sông, phong cảnh hiện ra thật thanh bình. Nhà nào cũng nở hoa rực rỡ. Những bồn hoa được đặt bên các bậu cửa, treo lúc lỉu ngay trên những chân cầu lên nhà hay nở rộ trên nắp hòm thư. Người dân sinh hoạt và làm mọi việc từ nước sông, ngoại trừ việc nấu ăn. Những ngôi nhà đều khang trang và đầy đủ tiện nghi. Du lịch đã góp phần nuôi sống và làm giàu cho nhiều hộ gia đình.

Bài và ảnh: Lam Linh

Một vòng chợ nổi Thái Lan

Bạn có thể mua rau và thức ăn cho bữa tối và sau đó mua sarong hoặc khăn choàng để mặc tham gia lễ hội ngay tại chợ nổi Thái Lan.

Khi đến với Thái Lan, hầu hết du khách đều tìm kiếm mua sắm ở các trung tâm thương mại, các khu chợ đêm với nhiều mặt hàng đa dạng. Thái Lan không hề thiếu những khu mua sắm, nhưng chợ nổi lại chính là điểm mà bất cứ du khách nào đến đây cũng không thể bỏ qua.
Chợ nổi Damnoen Saduak là khu nổi nổi tiếng tại Thái Lan. Nó nằm cách Bangkok 110 km thuộc tỉnh Rachaburi. Để tránh phải chen lấn với hàng trăm khách du lịch khác, bạn nên đến chợ vào lúc 9h. Bạn sẽ mất khoảng 2 giờ để đến được nơi này, nếu đi từ Bangkok. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc nhiều vào tình hình giao thông. Nếu bạn có đủ thời gian ở Bangkok, có thể dành cuối tuần để tham quan nơi đây, tránh việc lãng phí thời gian vô ích vì kẹt xe.
Con kênh đã tạo nên khu chợ nổi này được hình thành vào năm 1866 theo yêu cầu của nhà Vua để thuận tiện cho việc di chuyển. Chợ nổi bắt đầu được mở ra vào năm 1967. Hiện, nơi đây hội tụ nhiều khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới. Những con kênh xung quanh Bangkok chính là phương cách di chuyển thuận tiện giữa các nơi trong thành phố. Ngày nay, nhiều gia đình vẫn sống dọc theo các bờ kênh và thường sử dụng thuyền để di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Thái Lan. Khi tham quan chợ nổi, bạn sẽ thấy rất nhiều hàng quán di động được bày bán, từ sọt trái cây tươi đến những món ăn truyền thống như som tam, pad thai, thịt gà nướng. Ngoài ra, nơi đây còn có những món ăn ngon miệng khác đến từ phương Tây như kem hay bánh ngọt... Bạn sẽ thường xuyên thấy những chiếc thuyền di chuyển từ nhà này sang nhà khác để trao đổi hàng hóa.
Do đặc thù chỉ bán những sản phẩm tươi sống, nên nếu chú ý, bạn sẽ thấy nhiều gia đình Thái chọn mua thực phẩm hàng ngày ở chợ nổi. Những người đến tham quan nơi đây đa phần là khách nước ngoài. Đây chính là cơ hội để du khách có thể tận mắt chứng kiến bức tranh rõ ràng và chân thật của một trong những biểu tượng tại Thái Lan.
Minh Thư

Không có nhận xét nào: