Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Mua sắm ở Mỹ, thú vị chợ Tây chợ ta

(iHay) Không trả giá hay việc khuyến khích khách hàng tự lập là những đặc điểm cần lưu ý tại bất kỳ khu "chợ" (super market) hay "mo" (mall - trung tâm thương mại) ở bang Massachusetts hay bang New York (Mỹ).


 Mua sắm xong khách phải tự di chuyển và sắp xếp hàng hóa chứ không có nhân viên siêu thị phụ giúp
Mua sắm xong khách phải tự di chuyển và sắp xếp hàng hóa chứ không có nhân viên siêu thị phụ giúp

Giá cả niêm yết rõ ràng và không trả giá ngay ở khu vực ngoài trời
Mua sắm ở Mỹ không có chuyện trả giá, thứ nào ở đây cũng niêm yết giá rõ ràng và bán đúng như vậy, dù bạn mua trong tiệm hay tại xe quầy (loại quầy hàng di động này rất phổ biến tại nhiều "mo" của Mỹ).
Giá một món hàng ở đây thường kèm hai số lẻ (chẳng hạn 1,89 USD hay 10,99 USD). Nếu trả bằng thẻ ngân hàng thì không cần băn khoăn về số lẻ đó. Nếu trả tiền mặt thì nên dự trữ sẵn đồng xu để trả số tiền lẻ. Khách du lịch chưa quen với đơn vị tiền xu thì chỉ cần đưa hết xu cho người bán để họ tự lấy là xong. Bảo đảm là họ chỉ lấy đúng số tiền cần lấy.
Một kinh nghiệm khác là sau khi mua hàng ở đây, thường bạn sẽ nhận được thẻ giảm giá cho lần sau và nên tận dụng phiếu này nếu quay trở lại. Việc tích lũy coupon giảm giá từ các báo hoặc các tờ bướm quảng cáo cũng có giá trị không kém, bởi ngay cả khi mua một món hàng đã được giảm giá, có thể bạn vẫn được giảm thêm nữa nếu sử dụng những coupon này.
Chẳng hạn như khi mua món hàng giảm giá 50% ở Macy’s, nếu có coupon giảm giá của siêu thị này (quy định mua 25 USD trở lên được giảm 10 USD; còn mua 50 USD trở lên được giảm 20 USD) bạn đừng ngần ngại đưa ra hỏi khi tổng số tiền mua hàng đã vượt quá 50 USD.
 Nơi người Việt gặp người Việt

Các siêu thị Việt là nơi người Việt gặp người Việt
Nhiều nhãn hàng ở Mỹ áp dụng chính sách giá ưu đãi cho thẻ thành viên, và bạn cũng có thể mượn thẻ thành viên của bạn bè người thân đang sống ở Mỹ khi mua sắm, chẳng hạn như mua sắm ở Costco hay CVS - một nhãn hiệu siêu thị chuyên kinh doanh dược phẩm không kê toa và các loại thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm…
Khuyến khích khách hàng tự lập
Tính tự lập của khách hàng luôn được đề cao ở đây. Mua trái cây hay rau củ, khách lấy nguyên bao hoặc bỏ thêm vào bao thì tự đem ra máy cân và bấm mã hàng để máy nhả hóa đơn dán vào bao. Mua xong hàng thực phẩm hay đồ dùng ở "chợ", khách tự bao gói (nếu sợ bể) và tự mang vác về nhà, vì không có dịch vụ vận chuyển hàng đến nhà miễn phí. Ngay cả khi mua máy lạnh hay bàn ghế cũng thế luôn: tự mang về nhà và tự lắp đặt theo hướng dẫn!
Trong các foodcourt khách phải tự phân loại rác và bỏ vào thùng sau khi ăn xong
Trong các Foodcourt khách phải tự phân loại rác và bỏ vào thùng sau khi ăn xong
Ăn uống trong các foodcourt khách hàng cũng tự bưng bê và ăn xong tự bỏ rác vào thùng (có phân loại: loại để giấy và thức ăn thừa riêng; loại để vỏ chai nhựa riêng) và tự dẹp khay vào chỗ quy định.
Thức ăn thức uống trong các foodcourt ở đây đều sử dụng ly giấy, dĩa giấy hay nhựa, muỗng nĩa dao bằng nhựa nên ăn xong là bỏ vào thùng rác. Không có chuyện đến foodcourt trả tiền xong ngồi chờ người phục vụ mang đồ ăn thức uống tới và khi ăn xong thì bỏ đi, mặc cho mọi thứ bừa bãi trên bàn. Vì thế, các foodcourt trong các "chợ" và "mo" ở Mỹ thường rất sạch và không có mùi thức ăn bám dai dẳng trong không khí.
"Chợ Việt Nam" khác "chợ Mỹ"
Người Việt sống ở Mỹ thường phải đi song song hai chợ: đi "chợ Mỹ" để mua bánh mì, phô mai, thịt bò, thịt gà, đồ thủy hải sản, trái cây và gia vị cho các món ăn tây; đi "chợ  Việt Nam" hay "China Town" để mua gạo, nước mắm, huyết heo, thịt ba chỉ, lòng heo, các loại rau thơm, rau muống, bắp chuối, dừa và gia vị cho các món ăn châu Á.
Vì thế, người Việt nào không quen ăn món tây thì thường phải vất vả vì "chợ Mỹ" thì sẵn, thường gần nhà, còn "chợ Việt Nam" thì hiếm, lại xa nhà. Còn đến "China Town" - khu phố tập trung các món ăn và gia vị châu Á - thì phải ra trung tâm thành phố.
 Walmart nổi tiếng giả rẻ với phần lớn hàng made in China
Walmart nổi tiếng giả rẻ nhưng phần lớn hàng "made in China"
"Chợ Mỹ" thường to rộng và sắp xếp gọn gàng đẹp mắt, không có mùi. Còn "chợ Việt Nam" - của một ông bà chủ Việt nào đó - thường nhỏ bé, sắp xếp lộn xộn như một tiệm tạp hóa và có đủ thứ mùi. 
Điều đáng buồn là nguồn cung nước mắm - thứ gia vị quen thuộc của món ăn Việt - trong các "chợ Việt Nam" toàn đến từ Thái Lan, Hongkong hay Philippines. Còn nguồn cung trái cây nhiệt đới gần như toàn bộ là hàng Thái Lan (chẳng hạn dừa tươi 100% là hàng Thái, giá 2 USD/trái), số còn lại đến từ các nước trung và nam Mỹ.
Điều phàn nàn duy nhất ở đây là khi mua sắm không có khoản ưu đãi giảm thuế nào cho khách du lịch giống như ở Nhật Bản. Khách du lịch mua bất cứ thứ gì cũng bị cộng thuế như người dân địa phương và mỗi nơi mỗi khác. Ở bang New York, cùng là hàng thời trang, chỗ lấy 4,75% tax, chỗ lại lấy 8,75% tax ; còn ở bang Massachusetts, thống nhất một mức 6,25% tax.
Bài, ảnh: Ben Khôi

Mua sắm ở Mỹ, giữ kỹ hóa đơn để... trả lại

(iHay) Lạc vào những "chợ" (super market) hay "mo" (mall : tức trung tâm thương mại) ở bang Massachusetts hay bang New York (Mỹ) mới thấy nơi đây đúng là "thiên đường" cho những tín đồ say mêshopping!

Vài điều thú vị khi mua sắm ở 'thiên đường': Bài 1 : Không thích … là có thể trả lại ! 1
Một góc "chợ" Việt Nam tại Mỹ
Cứ mua, hối hận thì… đem trả !
Điều thú vị nhất khi mua sắm ở Mỹ là thứ gì cũng có thể trả lại được nếu... không thích, kể cả mì gói, bánh kẹo đóng hộp (trừ thực phẩm tươi sống như rau, cá, thịt). Cho dù mua hàng trực tiếp (tại cửa tiệm) hay mua hàng qua mạng cũng đều có thể trả lại, với điều kiện người mua còn giữ hóa đơn.
Vì thế, một thói quen của người dân tại đây là họ luôn giữ lại hóa đơn, phòng khi mang trả lại hàng. Ở bất kỳ "chợ" nào của Mỹ cũng có quầy nhận trả lại hàng hóa được mở ngay từ chỗ bước vào. Thông thường, trả lại hàng hóa ở "chợ" bạn sẽ nhận lại phiếu mua hàng; còn trả lại hàng đã mua sắm trên mạng, bạn sẽ nhận lại tiền (qua thẻ ngân hàng).
Trong các hóa đơn tính tiền của Mỹ luôn có dòng ghi chú: có thể hoàn trả hàng trong vòng bao nhiêu ngày. Tùy quy định của từng nhãn hàng, từng "chợ", thời gian hoàn trả hàng có thể kéo dài trong vòng 30 - 180 ngày. Riêng siêu thị bán sỉ Costco có thời gian hoàn trả hàng "vô hạn" đối với mọi thành viên, trừ khi mua hàng điện tử và công nghệ số thì chỉ được hoàn trả trong vòng 90 ngày.
Tuy nhiên, khách hàng không nên "lạm dụng" chính sách này, bởi một khách hàng hay hoàn trả hàng có thể bị Costco "ghi" vào sổ đen và loại bỏ khỏi danh sách thành viên.
Vài điều thú vị khi mua sắm ở 'thiên đường': Bài 1 : Không thích … là có thể trả lại ! 3
Khu vực nhận lại hàng đổi trả ở Costco  
Chính sách hoàn trả hàng hay đổi hàng còn áp dụng cả với hàng khuyến mãi. Một lần, tôi mua quần legging giảm giá 50% trong Macy’s - một nhãn hiệu chuyên bán hàng thời trang và đồ dùng gia đình - và vì không thử được  (do mỗi cái quần đều được bao gói) đã lấy nhầm size. Khi trả tiền xong đem về nhà mở ra mặc thử mới hỡi ôi quá rộng. Ít ngày sau, quay trở lại nơi đó, tôi tìm thấy cái khác có size nhỏ hơn và tự hỏi không biết có đổi được không. Khi tôi đem cả hai cái quần ra quầy và nói với người tính tiền - một cách cầu may - bà ta chỉ hỏi: "Hóa đơn mua cái quần kỳ trước đâu?". Sau khi xem hóa đơn, bà vui vẻ bỏ cái quần mới vào túi khác cho tôi và thu lại cái quần cũ mà không quan tâm đến việc cái bao gói đã bị tôi xé ra.
Đến một cái "mo" khác,  tôi mua hai đôi vớ len dài giảm giá và nghĩ là đã rẻ, nhưng khi đem về bị người bạn - là dân địa phương - chê đắt. Chị bảo tôi đem trả đi vì có thể mua loại tương tự với giá rẻ hơn, tôi ngần ngại mãi vì đã mua hàng giảm giá. Nhưng khi thử đem trả, người bán vẫn vui vẻ nhận lại hàng, chỉ bảo tôi đưa lại hóa đơn và ký nhận trên đó là xong.
 Vài điều thú vị khi mua sắm ở 'thiên đường': Bài 1 : Không thích … là có thể trả lại ! 4
Quầy thực phẩm ở Mỹ rất sạch sẽ và không có mùi
Máy kiểm tra giá và máy tự tính tiền
Lần đầu tiên tới Costco - một siêu thị bán sỉ ở Mỹ chỉ dành cho khách có thẻ thành viên mua sắm -  tôi rất ấn tượng khi thấy có những quầy tự tính tiền (self check-out). Tôi thấy khách hàng cầm từng món hàng của mình soi qua máy tính tiền và sau đó cầm thẻ tự quẹt vào máy. Máy nhả ra hóa đơn thì họ cầm theo và đưa cho người bảo vệ xem trước khi đẩy hàng ra khỏi cửa.
 Vài điều thú vị khi mua sắm ở 'thiên đường': Bài 1 : Không thích … là có thể trả lại ! 5
Quầy tự tính tiền ở siêu thị
Lần khác đến siêu thị Walmart, chị bạn đi cùng đã đem hàng ra tự tính tiền cho tôi xem. Máy tự tính tiền ở đây không chỉ nhận thẻ ngân hàng mà còn nhận cả tiền mặt: có khe để khách đưa từng tờ tiền vào trả, và có khe để nhả lại tiền thừa cho khách, ngay cả đồng xu.
Không chỉ Costco, Walmart, mà hầu như bất kỳ siêu thị lớn nào của Mỹ cũng có những máy self check-out để khách hàng khỏi mất công xếp hàng chờ đợi.
Máy kiểm tra giá dành cho khách hàng cũng là một khác biệt ở đây. Mỗi "chợ" hoặc "mo" đều có chỗ đặt máy kiểm tra giá. Chỉ cần đưa mã vạch của món hàng soi dưới cái máy và bấm xem giá, khách hàng sẽ thấy giá món hàng hiện lên trên bảng điện tử.
Cái máy kiểm tra giá này rất hữu ích đối với người tính toán chậm, nhất là khi nhìn món nào cũng giảm giá tưng bừng hai ba lượt, họ sẽ không tính nổi giá còn lại của nó là bao nhiêu.
Thói quen kiểm tra giá bằng máy đã trở nên bình thường ở đây và ngay cả trẻ em dưới 10 tuổi cũng biết sử dụng cái máy này!

Vài điều thú vị khi mua sắm ở 'thiên đường': Bài 1 : Không thích … là có thể trả lại ! 6
Nước mắm tên Việt nhưng sản xuất tại... Thái Lan
Vài điều thú vị khi mua sắm ở 'thiên đường': Bài 1 : Không thích … là có thể trả lại ! 10
Tự cân và tự tính tiền
Vài điều thú vị khi mua sắm ở 'thiên đường': Bài 1 : Không thích … là có thể trả lại ! 11
Em bé cũng biết tự kiểm tra giá trước khi thanh toán

Bài, ảnh: Ben Khôi

Không có nhận xét nào: