Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Alaska – Biên giới sau cùng

Cho đến khi đặt chân xuống sân bay Anchorage – Alaska, tôi như nghẹn lời, chỉ còn ý nghĩ: cuối cùng mình cũng đến được nơi đây.
Thông thường, người ta khó mà diễn tả được cảm xúc của mình khi thực hiện thành công một chuyện mà mình yêu thích hoặc mơ ước từ lâu. Điều đó cũng xảy ra với tôi ngay khi đặt chân đến sân bay Anchorage, thành phố lớn nhất và hiện đại nhất Alaska. Mọi cảm giác ập đến thật choáng ngợp khiến tôi không thể nghĩ ngợi gì được.
Tôi biết đến Alaska đầu tiên qua cuốn sách hình nổi Giương buồm lên mà mẹ tôi mua cho thuở nhỏ. Cuốn sách này kể về những nhà thám hiểm đại dương nổi tiếng trong Thời đại khám phá (Age of Discovery) trong đó có nhà thám hiểm người Đan Mạch Bering đã vượt qua eo biển đầy bão tố mà sau này được mang tên ông chạy giữa Alaska và Siberia. Sau này, khi đọc Jack London, tôi biết thêm nhiều về vùng đất hoang dã, vừa bí hiểm nhưng cũng đầy hấp dẫn và thách thức này qua Tiếng gọi nơi hoang dã hay Nanh trắng. Chính những tác phẩm này đã nuôi dưỡng trong tôi một mơ ước được đặt chân đến vùng đất này một ngày nào đó.
Và cuối cùng, cũng đến ngày tôi thực hiện thành công kế hoạch để đạt được thành tựu của Alex Supertramp trong phim Đi vào hoang dã là đặt chân đến được Alaska.

Tảng băng trôi khổng lồ Columbia.
Tảng băng trôi khổng lồ Columbia.
Kế hoạch và lên đường
Alaska, như biệt danh “Miền biên cương sau cùng” (The Last Frontier), đối với tôi, đúng là một miền biên giới xa xôi. Tuy không quá xa xôi nhưng việc lên kế hoạch và chuẩn bị tài chính tới lui cũng mất mấy năm mới hoàn thành.
Đó là vì Alaska chỉ có thể đến được bằng máy bay hoặc du thuyền nên lịch trình đã mất một đến hai ngày di chuyển. Thứ hai, khách sạn và các chi phí ăn ở không hề rẻ (ở Anchorage, khách sạn có thể lên đến 300 USD một đêm và mùa cao điểm không còn phòng trống). Thứ ba, Alaska là một vùng rộng lớn gần cực Bắc nên chỉ có thể đến đó vào mùa Hè, mùa cao điểm khách du lịch và đồng nghĩa với mọi thứ dịch vụ cũng sẽ có nhiều người đăng ký. Cuối cùng, không dễ tìm kiếm bạn đồng hành, để đi cùng chuyến đi dài và tế nhị hơn là để…cùng nhau chia phần chi phí không hề nhỏ.
May mắn cho tôi là tôi có một nhóm bạn đồng hành, với tên tự gọi có chút hài hước là: Nhóm thám hiểm Alaska. Trong đó, có người còn mê Alaska hơn cả tôi. Chúng tôi có số lượng người hoàn hảo (4 người) cho chuyến đi hoàn hảo này trong vòng một tuần lễ.
Kế hoạch của chúng tôi thành công được là nhờ công lớn của cuốn sách The Milepost (milepost.com), cuốn sách hướng dẫn du lịch Alaska duy nhất và đầy đủ thông tin cần thiết nhất, được cập nhật hàng năm. Đúng như tên gọi kim chỉ nam của du lịch Alaska, The Milepost chỉ rõ từng dặm đường một có thứ gì và địa điểm du lịch gì. Alaska cực kỳ rộng lớn, trong một tuần không thể đi hết những chỗ cần đi nên chúng tôi buộc phải chọn những chỗ mình thích đến nhất. Thời gian hành trình được chọn là tuần đầu tháng 8, khi vào cuối Hè đầu Thu ở Alaska. Đây cũng là lúc Alaska qua mùa cao điểm và bớt khách du lịch so với giữa Hè.
Để tránh chi phí cao của khách sạn, chúng tôi chọn phương tiện di chuyển là xe RV, một loại “xe nhà” cỡ lớn có cả giường ngủ, bếp, và phòng tắm, vệ sinh ngay trên xe. RV vừa tiện lợi cho chúng tôi với những nhu cầu cơ bản hàng ngày vừa thuận lợi cho chúng tôi trong việc đi lại từ nơi này sang nơi khác (có khoảng cách hàng trăm dặm) mà không phải băn khoăn tìm kiếm khách sạn hay nhà nghỉ ở những nơi chúng tôi muốn tới. Nếu thời tiết mưa gió không cho phép chúng tôi chạy xe hoặc trời quá tối thì chúng tôi có thể đậu xe bên vệ đường, tranh thủ nghỉ ngơi để sáng sớm hôm sau tiếp tục hành trình.

Đôi khi, chúng tôi cũng quyết định rời xe RV để cắm trại.
Đôi khi, chúng tôi cũng quyết định rời xe RV để cắm trại.
Đồ ăn khô (chủ yếu là mì gói, chả lụa, thịt hộp và các dụng cụ dã ngoại như lều và túi ngủ) được đóng gói gọn gàng trong hai thùng giấy chuyên dụng cho việc đi máy bay. Những vật dụng cần thiết như nước uống đóng chai, rau, thịt và bình gas cho bếp được mua tại chợ ở Anchorage. Tất cả đều sẵn sàng cho chuyến đi xa nửa mùa nửa dã ngoại nửa tiện nghi.
Địa điểm đến được chọn là Valdez, thành phố ven biển phía Nam nơi chúng tôi sẽ chèo kayak ngoài khơi và đi thuyền ngắm tảng băng khổng lồ Columbia, công viên quốc gia nổi tiếng Denali ở miền Trung, và Seward Highway – xa lộ phong cảnh (scenic highway) có thể nói là đẹp nhất nước Mỹ với phong cảnh một bên núi một bên biển rất hùng vĩ.

Mặc dù có thể mường tượng được cảnh thiên nhiên của Alaska qua lời kể của Jack London trong các tác phẩm của ông, trong phim ảnh, sách báo… nhưng tôi vẫn choáng váng khi trông thấy tận mắt phong cảnh thiên nhiên ở đây. Alaska có địa hình và cảnh quan rất đa dạng. Rời Anchorage, một thành phố với phong cách hiện đại, nhà cao tầng và đủ sắc dân đặc trưng kiểu Mỹ, chỉ cần lái xe đi nửa tiếng đồng hồ là như lạc vào miền thiên nhiên hoang dã. Xe trên đường thưa dần, phong cảnh đồi núi trập trùng thay cho nhà cửa, những cánh rừng thông dày đặc thay cho cột điện và dây điện, dòng sông cuồn cuộn uốn lượn thay cho đường phố. Hoa Tundra đỏ rực dọc hai bên đường là điểm nhấn ấn tượng khó quên.

Sự ưu đãi của thiên nhiên
Càng vào sâu Alaska càng thấy tạo hóa ưu đãi cho Bắc Mỹ và cụ thể là cho Mỹ như thế nào. Có thể khi thương lượng mua Alaska với giá 2 xu/mẫu Anh và tổng số tiền phải trả cho nước Nga là 7,2 triệu đô la thời thế kỷ XIX, chính ngoại trưởng William Seward (dưới thời tổng thống Lincoln) cũng không thể tưởng tượng nổi ông đã mang về cho Mỹ quốc một vùng đất rộng lớn (bang Alaska là tiểu bang lớn nhất nước Mỹ) gồm nhiều khoáng sản, nguyên vật liệu, nguồn động vật và thủy hải sản dồi dào đến như vậy.
Rừng thông chiếm đa số diện tích, thông mọc khắp mọi nơi. Toàn bộ chuyến đi của chúng tôi hầu hết là đi trên những xa lộ dài thăm thẳm giữa rừng hoặc những con đường đèo một bên rừng núi và một bên biển. Tôi còn thấy nhiều loài động vật mà trước đây chỉ biết qua sách hoặc phim tài liệu như đại bàng đầu bạc (biểu tượng của nước Mỹ), gấu, tuần lộc, đàn cá heo, cá voi, rái cá, sư tử biển…

Xe do chó kéo là một trong những phương tiện giao thông của Alaska.
Xe do chó kéo là một trong những phương tiện giao thông của Alaska.

Một chú gấu trắng mập mạp đang ngẩn người nhìn gì không rõ.
Một chú gấu trắng mập mạp đang ngẩn người nhìn gì không rõ.
Chúng tôi sững sờ khi chứng kiến đàn cá hồi hàng trăm con, có con to bằng cả bắp tay, chen chúc bơi ngược dòng suối để đẻ trứng. Chính quyền bang Alaska cũng kiểm soát việc săn bắn thú và câu cá trong thiên nhiên bằng những cách sau: bán vé săn bắn và câu cá tạo thêm thu nhập cho chi phí bảo tồn tự nhiên, hạn chế bắt cá sắp đẻ. Ở đầu đường ra của con suối mà chúng tôi vào xem cá hồi bơi ngược dòng có một chiếc xe thuộc đội bảo vệ tự nhiên (Park Ranger). Lúc ấy trời mưa tầm tã nhưng người bảo vệ tự nhiên ấy vẫn kiên trì “đứng gác” trông chừng có kẻ vào bắt cá trộm.
Bên cạnh đó là phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp gồm nhiều núi đồi, sông suối chằng chịt có thể khai thác nhiều dịch vụ du lịch. Chạy dọc xa lộ Seward xuôi về hướng Nam (hướng ra biển), chúng tôi gặp rất nhiều du khách cũng như người dân bản xứ tham gia các môn thể thao dã ngoại như câu cá lội nước, chèo thuyền vượt ghềnh, hay đơn giản hơn là nhiều con đường mòn nhỏ cho dân đi bộ.

Những người câu cá lội nước trên một khúc sông.
Những người câu cá lội nước trên một khúc sông.
Hay khi đến thành phố Homer, thủ đô của dân đánh cá Halibut (một loại cá thờn bơn sống dưới đáy biển có thịt rất mềm, thân dẹp hơi giống cá lưỡi trâu), chúng tôi còn thấy đoàn du khách mua tour đánh cá. Họ đi tàu ra khơi đánh cá Halibut và trở về với chiến lợi phẩm là những con cá béo tốt. Những con cá này sẽ được làm sạch sẽ và đóng gói cẩn thận để du khách mang về nhà. Câu cá và đánh cá ở Alaska phổ biến đến nỗi ở bưu điện nơi đây luôn có dịch vụ đóng gói, ướp chân không và gửi thẳng về địa chỉ yêu cầu.

Chiến lợi phẩm của những người câu cá sẽ được đóng gói gửi về tận nhà.
Chiến lợi phẩm của những người câu cá sẽ được đóng gói gửi về tận nhà.
Tuy thiên nhiên ưu đãi là thế nhưng sinh sống ở Alaska luôn luôn là một cuộc đấu tranh sinh tồn đúng nghĩa. Xa khỏi các bang khác, thời tiết khắc nghiệt đầy băng tuyết đẩy giá cả ở đây lên cao. Bạn không nên mơ mộng rằng đây là chốn thiên đường nghỉ dưỡng, bởi băng tuyết luôn phủ đầy khắp nơi và ở phía Bắc, có những nơi mặt trời không mọc trong suốt một tháng. Bạn sẽ gặp rất nhiều người có khuôn mặt khắc khổ vì vật lộn sinh tồn giữa hoang dã, nhưng dù vậy, tin tôi đi, rồi bạn cũng sẽ sớm thấy yêu họ, và yêu Alaska.


Thuyền Kayak là một trong các phương tiện phổ biến tại Alaska.
Thuyền Kayak là một trong các phương tiện phổ biến tại Alaska.

Giữa điều kiện khắc nghiệt, đôi khi bạn cũng gặp những khung cảnh rất nên thơ, như con thuyền này.
Giữa điều kiện khắc nghiệt, đôi khi bạn cũng gặp những khung cảnh rất nên thơ, như con thuyền này.
Địa hình ở đây khiến chiếc xe RV tiện lợi hóa ra cũng không hẳn là hoàn hảo. Chúng tôi phải chạy chậm hơn bình thường và thật cẩn trọng trong những khúc cua trái lượn phải. May mắn thay là có rất ít xe chạy trên đường, và nếu có thì cũng là những chiếc RV tương tự.
Xa lộ chạy dọc rừng thông dày đặc thoạt trông qua cứ tưởng không có người ở nhưng nhìn kỹ lại thấy đường dây điện chạy bên trong rừng thông khoảng 5-6m. Ở bên trong đó, nhà cửa cũng được xây dựng tử tế, nhưng nhà này cách nhà kia khoảng chục mét và cách đường xa lộ cũng khoảng đó. Ngay cả cơ sở kinh doanh cá thể của người dân cũng nằm sâu ở trong rừng thông và được gắn bảng quảng cáo và chỉ dẫn đi vào bên trong ở dọc đường xa lộ.
Nhờ vậy, người sống trong khu nhà ở không bị bụi bặm từ xe cộ và cũng ít bị tiếng ồn của động cơ. Bên cạnh đó, việc không có quán xá xô bồ hai bên đường giúp người đi du hành cũng có được trải nghiệm luôn đi trong vùng hoang dã.

Đường xa lộ vắng bóng người, như có vẻ chất chứa nguy hiểm, nhưng cũng hết sức gọi mời những ai ưa mạo hiểm.
Đường xa lộ vắng bóng người, như có vẻ chất chứa nguy hiểm, nhưng cũng hết sức gọi mời những ai ưa mạo hiểm.
ELLE.VN

Ngắm cảnh đẹp như tranh vẽ ở Alaska, Mỹ

Đăng Bởi  - 
Ngắm cảnh đẹp như tranh vẽ ở Alaska, Mỹ

Alaska, tiểu bang nằm ngoài lục địa hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng là bang lớn nhất và có dân số thưa thớt nhất, đây là vùng đất mà mẹ thiên nhiên ngự trị và những kỳ quan tự nhiên có thể tìm thấy bất cứ nơi đâu.
  •  Trong ảnh là công viên Kincaid ở Tây Anchorage. Ảnh: Flickr/Paxson Woelber
    •   Phong cảnh quanh suối nước nóng Serpentine thuộc khu bảo tồn quốc gia Bering Land Bridge National Preserve được điểm xuyến với những tảng đá granite lớn. Vào mùa hè, hoa dại như “sơn” lên vùng đất này những mảng màu đỏ, cam sinh động. Ảnh: Katie Cullen, NPS
      • Turnagain Arm, một khu vực thuộc vịnh Cook trải dài về phía Tây Bắc vịnh Alaska với những con đường ven vịnh tỏa ra khắp bang đi qua rất nhiều phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Ảnh: iStockphoto
      •  Rặng Chugach Mountains ở phía nam nổi tiếng về các hoạt động thể thao mùa đông. Thi trấn Valdez gần chân núi từng tổ chức World Extreme Skiing Championships – giải vô địch thế giới trượt tuyết cực đỉnh năm 1999 và 2000. Ảnh: Weatherly
      • Một trong những nơi tuyệt nhất để trải nghiệm xe chó kéo hay motor chạy trên tuyết là tại Mendenhall Glacier. Trong ảnh là một khu cắm trại và các du khách chủ yếu đến bằng trực thăng.  Ảnh: Flickr/Sonny Side Up!
      •   Công viên quốc gia Vịnh Sông Băng - Glacier Bay National Park là nơi được rất nhiều du khách quan tâm cho dù là vào mùa hè để ngắm cá voi hay mùa đông để ngắm các tảng băng khổng lồ hình thành những ngọn núi trước mắt. Ảnh:  iStockphoto
      • Đoàn tàu Glacier Discovery bắt đầu hành trình từ Anchorage, qua khu vực Turnagain Arm (trong ảnh) và dừng ở Grandview. Ảnh: Nicole Geils
      1. 1
      2. 2
      3. 3
      4. 4
      5. 5
      •  Một trong những trải nghiệm ly kỳ nhất mà bạn có thể thử là chèo thuyền vào động băng. Một trong những động băng đẹp đồng thời nguy hiểm nhất nằm tại Mendenhall Glacier.Ảnh: Putt Sakdhnagool, iStockphoto


      • The Iditarod, chặng đua dài hơn 1150 dặm khắc nghiệt trên địa hình băng tuyết. Cả các tay đua (người và chó) sẽ phải đối diện với nhiệt độ âm, gió buốt và những ngày dài cùng nhiều giờ trong điều kiện bóng tối. Ảnh: Flickr/Frank Kovalchek
      •  Sông băng Ogive nằm ở phía Tây Bắc Fjord thuộc công viên quốc gia Kenai Fjords. Những khối băng lởm chởm và cồng kềnh dễ khiến bạn cảm thấy rợn người khi xuôi thuyền ngay bên dưới lòng sông. Ảnh: Jim Pfeiffenberger, NPS
      1. 1
      2. 2
      3. 3
      •  Nhà máy xay cổ Kennecott là một trong nhiều công trình kiến trúc còn sót lại từ đầu thế kỉ 20 khi nơi đây tọa lạc những hầm mỏ và hiện là một phần của Kennecott Mines National Historic Landmark. Ảnh: Wrangell-St. Elias National Park & Preserve
      •  Đảo Kodiak, hòn đảo lớn thứ 2 ở Mỹ sau Hawaii và còn lớn hơn cả đảo Delaware và đảo Rhode (thuộc Mỹ) cộng lại. Đây cũng là nơi ngắm nhìn lý tưởng những chú gấu hoang dã đang sinh sống trong thế giới của riêng chúng. Ảnh: iStockphoto
      •  Đỉnh McKinley, hay còn có nickname là The High One, như một mái nhà của công viên quốc gia Denali. Cao 20.320 feet (6193m), đây là đỉnh núi cao nhất ở Bắc Mỹ và chắn chắn sẽ không hề phí hoài nếu bạn quyết định làm một chuyến đến đây. Ảnh: Daniel A. Leifheit, NPS
      • Thung lũng Thiên Đường nằm sâu trong rừng quốc gia Chugach và nếu bạn muốn đến đây nghỉ trong cabin có sức chứa tối đa 6 người, hãy đáp một chuyến thủy phi cơ xuống hồ Upper Paradise và đi sâu vào lòng thung lũng. Ảnh: Karen Dillman, USDA Forest Service Alaska Region
      •  Một phần của rặng Chugach là đỉnh Pioneer, nơi nhiều tay đi bộ đường dài bắt đầu hành trình của họ bởi điểm xuất phát rất gần thị trấn Palmer. Ảnh: Flickr/Cecil Sanders
      •  Trong công viên Denali vào mùa thu, cung đường Savage Rier Loop sẽ cuốn du khách theo dòng nước, thả hồn trong phong cảnh lãng mạn và cũng là cơ hội quý giá để chạm mặt những chú cừu Dall, nai sừng tấm Bắc Mỹ và marmot (sóc đá hay chuột đá). Ảnh: Tim Rains, NPS
      •  Alaska có thể là một trong những nơi tuyệt nhất trên thế giới để khám phá bằng mái chèo. Trong ảnh là một tay chèo đang thảnh thơi trên mặt nước tại Sitka Harbor. Ảnh: iStockphoto
      • Cuộc đổ xô đi tìm vàng trước đây tại vùng cực bắc qua những cung đường Marine Highway, Inside Passage, Skagway đã trở thành một trong những điểm đến mà các du thuyền thường ghé thăm nhất khi đến Alaska nhờ vào lịch sử giàu sắc màu của khu vực này. Ảnh: Flickr/Mark McElroy
      •   Wrangell St. Elias National Park là công viên quốc gia lớn nhất trong hệ thống tại Mỹ và là một trong những nơi có cảnh đẹp sẵn sàng làm tan chảy nhiều trái tim yêu xê dịch. Trong ảnh là góc nhìn từ Dead Dog Hill, một nơi dừng chân để chụp hình và nhìn ngắm những chú nai sừng tấm Bắc Mỹ, hươu và thiên nga. Ảnh: Wrangell-St. Elias National Park & Preserve
      •   Vào mùa hè, du khách có thể đi bộ vào sâu trong rừng từ Girdwood để ngắm nhìn thác nước Virgin Creek đẹp lung linh. Ảnh: Flickr/Frank Kovalchek
      1. 1
      2. 2
      3. 3
      4. 4
      5. 5
      6. 6
      7. 7
      8. 8
      9. 9
      10. 10
       
      •  Không có chuyến nghỉ hè nào đến Alaska lại hoàn hảo nếu thiếu đi chuyến ngắm nhìn cá voi và tại Alaska, việc tìm thấy bóng dáng của những sinh vật lớn bậc nhất đại dương luôn được đảm bảo. Ảnh: iStockphoto
      •  Chặng tàu The White Pass and Yukon được xây dựng năm 1898 thuộc một phần của cơn sốt tìm vàng Klondike. Ngày nay, nó đưa du khách ngắm nhìn những cảnh đẹp đến ngợp thở qua các rặng núi, sông băng, thác nước, trụ cầu và đường hầm với cung đường 20 đặm lên độ cao 3000 feet (914m). Ảnh: Flickr/Dawn Ellner
      •   Nếu bạn đang tìm kiếm một trong những cảnh đẹp tuyệt vời nhất tại Alakska khi thức dậy, hãy thử công viên quốc gia Denali và đón bình minh trên hồ Kỳ Quan (Wonder Lake). Đây cũng là nơi cắm trại gần nhất để lên đỉnh McKinley nơi có góc nhìn không đâu sánh bằng về phía The High One. Ảnh:  Purestock/iStockphoto
      •    Với nhiều du khách, trải nghiệm xe chó kéo là một trong những kỉ niệm khó quên ở Alaska. Ảnh: Jacob W. Frank, Denali National Park Service
      •   Nhờ vào vị trí địa lý phía cực bắc địa cầu, các du khách đến Alaska có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng cực quang kỳ ảo, thời điểm lý tưởng nhất là từ cuối tháng 8 sang cuối tháng 4 năm sau. Ảnh: Flickr/David Cartier, Sr.
      • Ketchikan nằm ở phía nam bang có biệt danh là First City – thành phố đầu tiên do nó thường xuyên là điểm đầu của các du khách khi họ đi chơi bằng du thuyền về phía Bắc. Ảnh: Can Balcioglu, Hemera
      •  
        Điểm đến hấp dẫn gần Juneau và dễ tiếp cận các sông băng nhất tại Alaska là Mendenhall Glacier. Nằm trong công viên quốc gia Tongass, Mendenhall trải dài 12 dặm và có những khối băng cao đến 800 feet (243m). Ảnh: iStockphoto
      • Hơn nửa công viên quốc gia Kenai Fjords bị bao phủ bởi băng. Bạn sẽ thấy những tảng băng lớn góp phần tạo nên các núi đồi trắng muốt ấn tượng. Ảnh: Jim Pfeiffenberger, NPS
      1. 1
      2. 2
      3. 3
      4. 4
      5. 5
      6. 6
      7. 7
      8. 8
       
      • Dưới chân đỉnh Edgecumb, một ngọn núi lửa đang ngủ là thành phố Sitka, nổi tiếng với những di sản và không giống với bất cứ thành phố nào khác trên bờ biển Thái Bình Dương.Ảnh: iStockphoto
        •  Cung đường đạp xe đẹp nhất tiểu bang và cả nước Mỹ Fireweek 400, cuộc đua xe đạp được diễn ra tại Alaksa mỗi tháng 7 và hành trình 400 dặm thường bắt đầu từ Sheep Mountain Lodge ở Sotton đến Valdez. Ảnh: Flickr/Cecil Sanders
           An Nam

          Không có nhận xét nào: