Công trình tưởng
niệm ngoạn mục ở La Turbie, xây dựng trên đồi cao bên bờ Địa Trung Hải,
là lời xác nhận uy thế của đế quốc La Mã một cách vô cùng ấn tượng và
hùng hồn, ngay cả sau khi Julius Caesar xâm chiếm xứ Gaul và Rome bị dãy
Alps cắt đứt khỏi đế quốc phía Tây.
Phế tích La Turbie.
Pliny viết trong câu đề tặng từ chiến
tích Alps: "Kính tặng hoàng đế Augustus, con trai của Julius Caesar đáng
kính, thầy tế chính, chỉ huy tối cao thứ 13, nắm giữ quyền uy của quan
hộ dân lần thứ 17; Viện nguyên liệu và nhân dân thành Rome, bởi lẽ dưới
sự chỉ huy và che chở của người, tất cả các dân tộc sống trên dãy Alps
từ biển Adriatic đến Địa Trung Hải đều quy phục dân tộc La Mã".
Phế tích La Turbie.
Trong một loạt chiến dịch từ năm 25 đến 14 TCN, hoàng đế Augustus cùng các tướng lĩnh của ông thu phục 44 bộ tộc trên núi, liên minh với một số bộ tộc khác. Cuộc xâm chiếm cho phép mở ra một con đường chiến lược quan trọng phía trên cạnh nam của dãy Alps, Via Julia Au-gusta, hiện nay thường được gọi là Grande Corniche. Hoàn thành vào năm 7-6 TCN, chiến tích dãy Alps được xây dựng ở điểm cao nhất của con đường này, cách Monte Carlo ngày nay 6 km, trên biên giới tự nhiên giữa Italy và xứ Gaul, như một công trình tưởng niệm thành tựu của Augustus.
Công trình tưởng niệm
Chiến tích Alps là công trình tưởng niệm ba phần gồm một phần chân hình vuông, các đoạn cột tròn có một mái cổng gồm 24 cột Tuscan bao quanh, và một kim tự tháp hình nón tạo bậc thang trên đỉnh đặt tượng hình nón tạp bậc thang, trên đỉnh đặt tượng Augustus khổng lồ bằng đồng, cách mặt đất khoảng 45 m. Thiết kế nguyên mẫu là lăng Halicarnassus lừng danh, sau này có nhiều lăng mộ theo kiểu tương tự mô hình này, kể cả lăng của chính hoàng đế Augustus khởi công năm 28 TCN. Thật ra công trình này là một loại đền thờ anh hùng để tưởng nhớ Augustus.
Thiết kế chiến tích cũng vay mượn từ hải đăng Alexandria, một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Mặc dù không có chứng cớ nào về việc sử dụng công trình như một hải đăng, nhưng chắc chắn từ ngoài biển đã nhìn thấy công trình, hình thành một điểm mốc đáng giá với tàu bè khi vào hải phận Cort d’Azur nguy hiểm. Các bậc thang ở thân công trình dẫn lên dãy cột xếp thành hình tròn, nhìn thấy phong cảnh ngoạn mục của vùng bờ biển Italy giáp Địa Trung Hải.
Việc xây dựng một chiến tích vĩnh cửu để làm sống mãi các chiến thắng quan trọng vốn là thông lệ hình thành lâu đời trong thế giới La Mã. Ban đầu, chiến tích là nơi chất đống số vũ khí lấy từ bên chiến bại, dâng tặng cho ngôi đền thờ một trong những vị thần quan trọng nhất của người La Mã, sau khi viên tướng chiến thắng tiến hành đám rước. Đồng thời, vũ khí chất đống cũng là biểu tượng chiến thắng, thường được mô tả ở các mái vòm chiến thắng hay trên các tác phẩm điêu khắc không có giá đỡ. Thế nhưng, sự liên kết với tôn giáo không hề mất đi, như được chứng kiến từ các mảnh vỡ của một bàn thờ tìm thấy ở La Turbie.
Xây dựng
Tượng đài La Turbie không làm thành Rome hổ thẹn. Việc xây dựng một công trình công phu như thế, ở điểm cao nhất của con đường băng qua các lãnh thổ vừa chiếm được quả là một công việc đầy tham vọng. Trước khi khởi công, phải san bằng vết đá lộ dù tầng dưới rắn chắc nên việc làm móng không cần đầu tư nhiều. Hầu hết công trình xây bằng đá vôi địa phương, hoặc cắt thành các tảng đá đẽo (một số nặng đến 5 tấn) để làm lớp mặt, hoặc sử dụng như đá vụn xây bằng vữa vôi để làm phần lõi.
Những khúc cột không sử dụng và các dấu khắc trên đá đẽo vẫn còn tìm thấy ở các mỏ đá ở Mont des Justices, cách nơi này 700 m về phía đông, trong khi đường cắt tạo bậc để lấy đá vẫn còn ở mỏ thứ hai cách đó 750 m về phía bắc.
Phế tích La Turbie.
Trong một loạt chiến dịch từ năm 25 đến 14 TCN, hoàng đế Augustus cùng các tướng lĩnh của ông thu phục 44 bộ tộc trên núi, liên minh với một số bộ tộc khác. Cuộc xâm chiếm cho phép mở ra một con đường chiến lược quan trọng phía trên cạnh nam của dãy Alps, Via Julia Au-gusta, hiện nay thường được gọi là Grande Corniche. Hoàn thành vào năm 7-6 TCN, chiến tích dãy Alps được xây dựng ở điểm cao nhất của con đường này, cách Monte Carlo ngày nay 6 km, trên biên giới tự nhiên giữa Italy và xứ Gaul, như một công trình tưởng niệm thành tựu của Augustus.
Công trình tưởng niệm
Chiến tích Alps là công trình tưởng niệm ba phần gồm một phần chân hình vuông, các đoạn cột tròn có một mái cổng gồm 24 cột Tuscan bao quanh, và một kim tự tháp hình nón tạo bậc thang trên đỉnh đặt tượng hình nón tạp bậc thang, trên đỉnh đặt tượng Augustus khổng lồ bằng đồng, cách mặt đất khoảng 45 m. Thiết kế nguyên mẫu là lăng Halicarnassus lừng danh, sau này có nhiều lăng mộ theo kiểu tương tự mô hình này, kể cả lăng của chính hoàng đế Augustus khởi công năm 28 TCN. Thật ra công trình này là một loại đền thờ anh hùng để tưởng nhớ Augustus.
Thiết kế chiến tích cũng vay mượn từ hải đăng Alexandria, một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Mặc dù không có chứng cớ nào về việc sử dụng công trình như một hải đăng, nhưng chắc chắn từ ngoài biển đã nhìn thấy công trình, hình thành một điểm mốc đáng giá với tàu bè khi vào hải phận Cort d’Azur nguy hiểm. Các bậc thang ở thân công trình dẫn lên dãy cột xếp thành hình tròn, nhìn thấy phong cảnh ngoạn mục của vùng bờ biển Italy giáp Địa Trung Hải.
Việc xây dựng một chiến tích vĩnh cửu để làm sống mãi các chiến thắng quan trọng vốn là thông lệ hình thành lâu đời trong thế giới La Mã. Ban đầu, chiến tích là nơi chất đống số vũ khí lấy từ bên chiến bại, dâng tặng cho ngôi đền thờ một trong những vị thần quan trọng nhất của người La Mã, sau khi viên tướng chiến thắng tiến hành đám rước. Đồng thời, vũ khí chất đống cũng là biểu tượng chiến thắng, thường được mô tả ở các mái vòm chiến thắng hay trên các tác phẩm điêu khắc không có giá đỡ. Thế nhưng, sự liên kết với tôn giáo không hề mất đi, như được chứng kiến từ các mảnh vỡ của một bàn thờ tìm thấy ở La Turbie.
Xây dựng
Tượng đài La Turbie không làm thành Rome hổ thẹn. Việc xây dựng một công trình công phu như thế, ở điểm cao nhất của con đường băng qua các lãnh thổ vừa chiếm được quả là một công việc đầy tham vọng. Trước khi khởi công, phải san bằng vết đá lộ dù tầng dưới rắn chắc nên việc làm móng không cần đầu tư nhiều. Hầu hết công trình xây bằng đá vôi địa phương, hoặc cắt thành các tảng đá đẽo (một số nặng đến 5 tấn) để làm lớp mặt, hoặc sử dụng như đá vụn xây bằng vữa vôi để làm phần lõi.
Những khúc cột không sử dụng và các dấu khắc trên đá đẽo vẫn còn tìm thấy ở các mỏ đá ở Mont des Justices, cách nơi này 700 m về phía đông, trong khi đường cắt tạo bậc để lấy đá vẫn còn ở mỏ thứ hai cách đó 750 m về phía bắc.
Chiến tích La Turbie còn lại đến ngày nay.
Trong khi những mỏ đá này phải cung cấp phần lớn trong số 20.000 m3 đá theo yêu cầu, các tác phẩm điêu khắc chạm nổi chiến tích và phần lớn trang trí kiến trúc được làm đá cẩm thạch Cararra ở Italy, và số đá kéo từ Mũi Martin đến bằng đường bộ, cách hiện trường khoảng 500 m. Việc thay thế một trong những cột cẩm thạch bằng đá vôi đặt ra giả thuyết chắc hẳn gặp phải khó khăn, hoặc có điều gì đó làm hỏng tiến độ xây dựng. Mặc dù bị phá huỷ vào thời Trung cổ, nhưng những gì còn lại ở La Turbie đã được khôi phục trong thời gian gần đây vẫn tạo ấn tượng huy hoàng khi xưa.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét