Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Chọn Món “Khai Xuân” Thích Hợp Cho Cả Năm Thịnh Vượng

Trong dịp đầu năm mới, rất nhiều quốc gia quan niệm thức ăn sẽ đem lại niềm hy vọng và những điều may mắn cho cả năm. Chính vì thế mà món ăn khai xuân luôn được lựa chọn theo truyền thống của mỗi nước.
Nếu người Việt Nam chọn cho mình chiếc bánh chưng xanh thể hiện lòng thành kính tổ tiên, cầu mong cho năm mới tốt lành, cùng dĩa xôi gấc và mâm  ngũ quả may mắn thì các nước trên thế giới cũng chọn cho mình những món ăn truyền thống, đem lại sự thịnh vượng và những điều tốt lành riêng.
1. Tây Ban Nha
Người Tây Ban Nha có thói quen ăn 12 trái nho khi tiếng chuông báo hiệu khoảng khắc giao thừa vừa tới. Mỗi trái nho là tượng trưng cho mỗi tháng đã trôi qua và dự đoán cho những tháng săp tới của năm mới. 
Truyền thống này đã có từ năm 1909, bắt nguồn từ những nhà sản xuất rượu nho khu vực Alicante. Những trái nho ngọt báo hiệu cho một tháng thuận lợi, còn những trái nho chua báo hiệu cho một tháng khó khăn trong năm.
2. Hy Lạp
Ở Hy Lạp và các quốc gia láng giềng trong vùng Địa Trung Hải, quả lựu là món ăn may mắn trong năm mới. Lựu là biểu tượng cho sự sung túc và may mắn về khả năng sinh sản. 
3. Trung Quốc
Người Trung Quốc thường ăn cá hấp vào dịp đầu năm mới. Đặc biệt là cá hấp phải nguyên con để tượng trưng cho một cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh.
4. Nhật Bản 
Người Nhật ăn một món mì đặc biệt gọi là Toshikoshi soba trước khi đồng hồ điểm giờ báo hiệu năm mới và quan niệm những sợi mì dài tượng trưng cho cuộc sống lâu dài và trường tồn. 
5. Philipine
Người Philipine chọn cho mình bảy loại quả hình tròn để ăn vào dịp đầu năm mới để  biểu trưng cho sự thịnh vượng. Số 7 được coi là một con số may mắn, và hình dáng tròn là hình dáng của đồng tiền. Ngoài ra còn có rất nhiều thức ăn trên bàn vào lúc nửa đêm để bảo đảm năm tiếp theo nhà nhà đều no ấm. 
6. Hoa Kỳ
Ở nhiều đất nước trên thế giới, đậu mắt đen là một phần văn hóa ẩm thực truyền thống chào đón năm mới. Giống như một số cây họ đậu khác, đậu mắt đen được xem là một điềm may mắn, người Mỹ sử dụng đậu mắt đen trong rất nhiều công thức nấu ăn cho dịp lễ chào đón năm mới.
7. Hà Lan
Người Hà Lan chọn cho mình những chiếc bánh donut hình tròn, làm món ăn truyền thống mỗi dịp đầu năm mới.  Mỗi chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho sự thịnh vượng và vẹn toàn, và được xem như lời cầu chúc may mắn.
8. Pháp
Ở Pháp, ngày đầu năm mới người nào ăn được chiếc bánh mì có hình đồng xu hoặc hình những con búp bê, bức tượng nhỏ sẽ được coi là có năm mới suôn sẻ, hạnh phúc.
9. Đông Âu
Trong một vài đất nước khu vực Đông Âu, bắp cải được coi là một loại rau may mắn. Lá của nó được cho là đại diện của tiền giấy, biểu trưng cho sự thịnh vượng, giàu có cho năm mới.
10. Hàn Quốc
Ngày đầu năm mới, mỗi người Hàn Quốc đều ăn một tô bánh canh Tteokguk bao gồm bánh canh được làm từ bột gào nấu cùng nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa… để cầu mong một năm mới sức khoẻ và trường thọ. Hình bầu dục và màu trắng của bánh Tteokguk còn tượng trưng cho sự trọn vẹn và thanh khiết của vạn vật trên thế gian vào ngày đầu tiên của năm mới.
Chuyên gia đánh giá ẩm thực của dendau.vn
Thu Trang

Thế giới ăn gì ngày Tết?

Mỗi nước đều có  một món ăn truyền thống khác nhau, nhưng tựu chung lại những món ăn đó đều biểu trưng cho may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng trong năm mới.
    Dưới đây là những món ăn truyền thống vào năm mới của các nước trên thế giới

    Mười hai quả nho ở Tây Ban Nha

    Đêm giao thừa, người Tây Ban Nha tập trung vui chơi phía trước quảng trường Puerta del Sol nơi có tháp đồng hồ sẽ rung một hồi chuông báo hiệu năm mới. Những người Tây Ban Nha dù đón năm mới ở quảng trường hay ở nhà đều có một thói quen truyền thống và rất đặc biệt là ăn 12 quả nho, mỗi quả tượng trưng cho một số trên mặt đồng hồ.

     Ăn nho ở Tây Ban Nha.


    Tục lệ này có từ những năm đầu của thế kỉ 20 và tương truyền đây là ý tưởng của những người trồng nho ở phía nam để có một vụ mùa bội thu. Kể từ đó truyền thống này đã lan rộng ra cộng đồng các nước nói tiếng Tây Ban Nha.

    Món Tamales ở Mexico

    Tamales có bột ngô nhồi với pho mát và thịt gói trong lá chuối hoặc là ngô. Món ăn này xuất hiện nhiều trong các dịp đặc biệt ở Mexico. Trong nhiều gia đình, chị em phụ nữ thường tụ tập với nhau để làm hàng trăm chiếc bánh Tamales, mỗi người phụ trách một khâu sau khi hoàn thành họ mang bánh cho bạn bè, gia đình và hàng xóm.

     Món Tamales ở Mexico.


    Những người Mexico sống ở các thành phố lớn có thể dễ dàng mua được loại bành này trong các cửa hàng để ăn trong dịp giao thừa và năm mới.

    Món quả bóng bột chiên Oliebollen ở Hà Lan

    Tại Hà Lan, quả bóng bột chiên được gọi là Oliebollen là một phần của năm mới. Bánh bột chiên giống như bánh rán được làm bằng cách thả bột được trộn với quả phúc bồn hoặc nho khô vào chảo ngập dầu sau đó rắc đường.

      Bánh Oliebollen ở Hà Lan.


    Ở Amsterdam, bánh Oliebollen được bán ở các quán cóc hoặc xe kéo trên đường phố. Đặc biệt bánh bột chiên rất được ưa chuộng vào đêm giao thừa và các hội chợ năm mới.

    Món Hoppin John ở Nam Mỹ

    Món ăn truyền thống ở Nam Mỹ là món đậu Hà Lan với thịt lợn có vị đậu đen và gạo ăn kèm với rau cải hoặc các loại rau khác có màu xanh (vì màu xanh là màu của tiền) và bánh ngô (màu của vàng). Món ăn này có nguồn gốc từ châu Phi và miền tây Ấn Độ và được những người nô lệ mang sang châu Mỹ. Công thức của món Hoppin John xuất hiện sớm nhất vào năm 1847 và đã được các gia đình và các đầu bếp chuyên nghiệp truyền lại qua nhiều thế kỉ.

     Món Hoppin John ở Nam Mỹ.



    Mì soba, Nhật Bản

    Các gia đình Nhật Bản thường ăn mì soba vào đêm giao thừa để chào tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Truyền thống này có từ thế kỉ 17, người dân Nhật bản tin rằng sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng.

    Ngoài ra, còn một tục lệ nữa được gọi là mochitsuki – tục giã bánh giày, các gia đình và bạn bè thường dành một ngày trước năm mới để làm bánh bột mì. Họ đem gạo nếp rửa sạch, ngâm, nghiền giã nhỏ thành khối mịn rồi hấp. Khách đến nhà có thể véo bánh ra viên lại thành bánh nhỏ để ăn tráng miệng.


      Nhật Bản thường ăn mì soba vào đêm giao thừa.


    Mochitsuki là một từ ghép giữa mochi (bánh làm từ gạo nếp) và từ tsuki (giã); tức là Mochitsuki là loại bánh nếp được làm bằng cách giã. Ở Nhật Mochitsuki đã trở thành một nghi lễ, một nét văn hóa truyền thống được lưu giữ cho đến tận ngày nay và hàng năm đều có Mochitsuki trong các dịp lễ tết hoặc lễ mừng mùa màng bội thu.

    Các dịp hay có trình diễn hoặc thi giã bánh dày là các lễ hội, đặc biệt là dịp cuối năm, trước khi sang năm mới. Vì quan niệm của người Nhật cho rằng ăn bánh dày trong năm mới là để cầu mong sự may mắn, sức khỏe trong năm tới. Mặt khác, một kiểu bánh dày đại bự sẽ được bày lên một cái kệ, để trong nhà thờ cúng thần linh. Loại bánh cho năm mới này người ta gọi là Kagami Mochi.

    Súp nấm Zaprashka, Nga


    Ở Nga, bữa tiệc đêm Giáng sinh truyền thống thường có 12 món, tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa. Súp Zaprashka là một trong những món ăn truyền thống ấy. Nguyên liệu chính gồm có nấm, bột mì, hành tây và tỏi băm nhỏ. Các bà nội trợ Nga thường dùng sữa đặc để tăng độ sệt cho món súp nấm thơm ngon này.

     Súp nấm Zaprashka, Nga.


    Bánh bột nướng Tourtière, Canada

    Người dân Canada thường ăn món bánh này vào dịp năm mới. Nhân bánh Tourtiere làm từ thịt bò, thịt heo (hoặc cá hồi) và khoai tây băm nhỏ, bên ngoài là lớp bột thơm ngon. Sau 10 tiếng nướng bánh, bạn sẽ được thưởng thức món ăn với hương vị đặc biệt của hỗn hợp thịt ninh nhừ.

     Bánh bột nướng Tourtière, Canada.  
    Theo VietNamNet

    Không có nhận xét nào: