Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Du lịch đảo Tasmania - bang đảo duy nhất của nước Úc qua ảnh


Nằm cách 240 km về phía Nam của đại lục Úc, Tasmania được biết đến là "nhà" của hơn 500.000 cư dân, với gần một nửa trong đó cư trú tại khu vực đại đô thị bao quanh thủ phủ và thành phố lớn nhất của bang là Hobart.

Dưới đây là những hình ảnh tuyệt đẹp về Tasmania - hòn đảo rộng lớn thứ 26 trên thế giới, minh chứng cho số lượt du khách ghé thăm đang tăng dần đều mỗi năm.
1. Những chú kanguru forrester tại Công viên Quốc gia Narawntapu.
Những chú kanguru forrester tại Công viên Quốc gia Narawntapu.
2. Mia Glastonbury (tác giả bức ảnh) tại cánh đồng hoa oải hương ở Bridestowe Estate
1. Mia Glastonbury (tác giả bức ảnh) tại cánh đồng hoa oải hương ở Bridestowe Estate
3. Núi Rugby, gần Cảng Bathurst trong Công Viên Quốc Gia Southwest, Tasmania
2. Núi Rugby, gần Cảng Bathurst trong Công Viên Quốc Gia Southwest, Tasmania
4. New River Lagoon, Công Viên Quốc Gia Southwest, Tasmania
3. New River Lagoon, Công Viên Quốc Gia Southwest, Tasmania
5. Núi Wellington có độ cao khiêm tốn 1270 mét so với mặt nước của cảng Hobart và của dòng sông Dewent, thuộc phía nam Tasmania là một điểm đến lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia, nhất là vào lúc bình minh.
4. Núi Wellington có độ cao khiêm tốn 1270 mét so với mặt nước của cảng Hobart và của dòng sông Dewent, thuộc phía nam Tasmania là một điểm đến lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia, nhất là vào lúc bình minh.
6. Nằm trên bán đảo Tasmania Freycinet, vịnh Wineglass (vịnh Ly Rượu) là một trong những bãi biển ăn ảnh nhất tại Úc, và được xem là một trong mười bãi biển đẹp nhất thế giới. Trong ảnh là toàn cảnh vịnh Wineglass nhìn từ núi Amos ở vườn quốc gia Freycinet.
5. Nằm trên bán đảo Tasmania Freycinet, vịnh Wineglass (vịnh Ly Rượu) là một trong những bãi biển ăn ảnh nhất tại Úc, và được xem là một trong mười bãi biển đẹp nhất thế giới. Trong ảnh là toàn cảnh vịnh Wineglass nhìn từ núi Amos ở vườn quốc gia Freycinet.
8. Bình minh trên Vịnh Sandy, Tasmania.
6. Bình minh trên Vịnh Sandy, Tasmania.
9. Rừng tràm Lagoon trong công viên quốc gia Tây Nam.
7. Rừng tràm Lagoon trong công viên quốc gia Tây Nam.
10. Trạm Vũ trụ quốc tế ISS nhìn từ Cánh đồng hoa oải hương Bridestowe Estate, tại bang Tasmania.
8. Trạm Vũ trụ quốc tế ISS nhìn từ Cánh đồng hoa oải hương Bridestowe Estate, tại bang Tasmania.
12. Aurora Australis - Nam cực quang ở bán cầu nam trên Vịnh Mortimer, phía nam Tasmania.
9. Aurora Australis - Nam cực quang ở bán cầu nam trên Vịnh Mortimer, phía nam Tasmania.
14. June River, Tây Nam Tasmania.
11. June River, Tây Nam Tasmania.
16. Cuộc hành trình đến Công viên Quốc gia Núi Cradle là một trong những chuyến đi tuyệt vời nhất ở Tasmania.
12. Cuộc hành trình đến Công viên Quốc gia Núi Cradle là một trong những chuyến đi tuyệt vời nhất ở Tasmania.
 Tahune Airwalk - một dàn cầu thép bắc trên ngọn cây, vắt qua sông Huon, nhìn bao quát được toàn bộ khu rừng trong thung lũng.
13. Tahune Airwalk - một dàn cầu thép bắc trên ngọn cây, vắt qua sông Huon, nhìn bao quát được toàn bộ khu rừng trong thung lũng.
 Trên đảo Maria thuộc Tasmania có rất nhiều những vách đá đa sắc được biết đến với cái tên Painted Cliffs (những vỉa đá sơn).
14. Trên đảo Maria thuộc Tasmania có rất nhiều những vách đá đa sắc được biết đến với cái tên Painted Cliffs (những vỉa đá sơn).
Gấu túi wombat ở Tasmania.
15. Gấu túi wombat ở Tasmania.
Nhân Mã (tổng hợp)

Vỉa hè lát đá ngoạn mục ở hòn đảo Tasmania, Australia


Bờ đá tại hòn đảo Tasmania được thiên nhiên đẽo gọt tựa như một vỉa hè lát đá tuyệt đẹp chạy dài ra biển.
Eo đất hẹp nối bán đảo Tasman với đất liền Tasmania (Australia) được bao phủ bởi địa hình đẹp, gồ ghề và một số cấu trúc đá có sự hình thành địa chất bất thường, trong đó có một hiện tượng xói mòn đặc biệt được gọi là “Vỉa hè lát đá”.
Nét đặc trưng hiếm có này xảy ra trên diện tích đá bằng phẳng ở eo đất hẹp Eaglehawk Neck, khi trông vào rất giống nhân tạo, nhưng trên thực tế vỉa hè lát đá được hình thành bởi những nguyên nhân tự nhiên.
Sở dĩ người ta gọi "Vỉa hè lát đá" là vì những tảng đá ở đây đã bị đứt gãy, tạo thành các khối đa giác xuất hiện đá lát hay gạch lát giống như người ta lót ở vỉa hè.
Độ bằng phẳng của mặt đá này khiến người ta nghĩ do những con sóng mang theo cát, sỏi đến xói mòn hay bởi phản ứng hóa học của nước biển.
Đá hấp thụ nước biển trong thời gian thủy triều dâng cao và trở nên khô khi thủy triều xuống thấp. Trong khi đó những tinh thể muối vẫn bám lại trên mặt đá, tích tụ cao và làm tan rã những tảng đá - một quá trình hình thành những lưu vực nông.
Tại eo đất Eaglehawk Neck có hai loại hình đá được hình thành là dạng lòng chảo và ổ bánh mì.
Dạng lòng chảo là một loạt chỗ lõm thụt xuống trong đá, thường hình thành ngoài rìa bờ biển. Phần đá nằm ngoài rìa này thường xuyên tắm trong những đợt thủy triều dâng cao, và khi thủy triều xuống thấp thì bề mặt đá trở nên khô ráo kèm theo một lớp muối khổng lồ. Do đó, lớp đá ở đây dễ bị xói mòn, tạo ra những chỗ lõm nhiều và nhanh hơn phần đá nằm ở bên trong..
.
Phóng to
Dạng ổ bánh mì xuất hiện ở phần đá gần với bờ biển. Tại khu vực này, đá được ngâm trong nước biển một thời gian dài hơn so với khu vực đá ở rìa bờ biển. Chính vì vậy mà phần đá ở đây không thể khô ráo, làm hạn chế quá trình kết tinh muối. Thêm vào đó, nước biển mang theo cát bào mòn thường xuyên được đẩy qua các khe nứt làm cho chúng bị xói mòn nhanh hơn so với phần còn lại của khối đá gần bờ biển, để lại một cấu trúc đá giống như ổ bánh mì nhô, phồng ra.

Cột đá Totem Pole, thử thách của các nhà leo núi

A- A+ ‹Đọc›
Mặc dù cột đá thẳng đứng rất khó trèo và luôn đối mặt với nguy cơ sụp đổ, nhưng rất nhiều nhà leo núi vẫn quyết tâm chinh phục.

Núi đá cao 65 m thu hút rất nhiều nhà leo núi trên thế giới.
Núi đá cao 65 m thu hút rất nhiều nhà leo núi trên thế giới.
Tasmania là hòn đảo thuộc Australia, nằm cách bờ nam lục địa châu Đại Dương khoảng 240 km. Với tiết trời se lạnh và cảnh đẹp tự nhiên tuyệt đẹp của đồi núi và sông hồ, nơi đây được ví như “Hòn đảo của những nguồn cảm hứng”.
Gần một nửa hòn đảo là công viên sinh thái, khu bảo tồn và di sản thế giới. Trong số đó, nổi bật là Vườn quốc gia Tasman với kỳ quan tự nhiên mang tên cột đá Totem Pole.
Nằm tại mũi đất Huay, có tầm nhìn hướng ra bờ biển Tasmania, cột đá Totem Pole thẳng đứng, cao 65 m, hấp dẫn rất nhiều nhà leo núi trên thế giới.
Theo quan điểm địa chất học, hầu hết cột đá thẳng đứng là kết quả của sự ăn mòn bởi gió và sóng nước, dần dần trở nên cô lập với bờ biển. Chúng không phải là cấu trúc tự nhiên vĩnh viễn bởi theo thời gian, sự xói mòn sẽ khiến những cột đá sụp đổ.
Điều làm cho cột đá cổ đại ở Tasmania, Australia trở nên đặc biệt là việc các nhà địa chất học ước tính nó đã đứng sừng sững như vậy từ hàng trăm năm trước.
image02-5202-1389674667.jpg
Cột đá có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào do sự ăn mòn mạnh tại nền móng.
Các nghiên cứu cho thấy, hoạt động liên tục của sóng nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự xói mòn nền móng của cột đá Totem Pole, nên việc cột đá có đường kính 4 m này vẫn còn đứng vững như ngày nay là một điều kỳ diệu của tự nhiên. Chính điều này đã khiến cột đá trở thành giấc mơ có thật của các nhà leo núi.
Mặc dù Totem Pole luôn đối mặt với nguy cơ sụp xuống bất cứ lúc nào và cũng "khét tiếng" khó leo, nhưng nhiều nhà leo núi đã chấp nhận thử thách với mong muốn chinh phục và ghi lại tư liệu quý về vẻ đẹp tự nhiên độc nhất vô nhị này.
“Tôi nghĩ rằng việc chúng ta tham gia một chút trò chơi mạo hiểm như vậy không chỉ khiến tâm hồn thoải mái mà quan trọng đó còn là cách giúp con người hòa nhập với thiên nhiên”, chia sẻ của Simon Carter, một nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc ấn tượng của các vận động viên leo núi tại Totem Pole.
Tuy nhiên, một tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra khi nhà leo núi Paul Pritchard người Anh nỗ lực chinh phục cột đá Totem Pole vào tháng 2/1998. Paul Pritchard đã bị đá cuội rơi trúng khiến anh liệt nửa người và làm suy yếu khả năng diễn đạt cũng như trí nhớ.
image01-9299-1389674668.jpg
Vẻ đẹp độc nhất vô nhị của cột đá Totem Pole.
Nhưng chính tai nạn này đã làm thay đổi cuộc đời Paul Pritchard khi sau đó anh đã viết 3 cuốn sách kể về những thử thách leo núi tại Totem Pole và sự phục hồi sau tai nạn của mình. Đến nay, cột đá Totem Pole vẫn là mục tiêu của rất nhiều nhà leo núi lão luyện trên thế giới.
(theo vnexpress.net )
Vỉa hè lát đá ngoạn mục ở hòn đảo Tasmania, Australia
.

Phóng to
Dạng ổ bánh mì xuất hiện ở phần đá gần với bờ biển. Tại khu vực này, đá được ngâm trong nước biển một thời gian dài hơn so với khu vực đá ở rìa bờ biển. Chính vì vậy mà phần đá ở đây không thể khô ráo, làm hạn chế quá trình kết tinh muối. Thêm vào đó, nước biển mang theo cát bào mòn thường xuyên được đẩy qua các khe nứt làm cho chúng bị xói mòn nhanh hơn so với phần còn lại của khối đá gần bờ biển, để lại một cấu trúc đá giống như ổ bánh mì nhô, phồng ra

Vẻ đẹp "không tưởng" ở nơi rìa thế giới

(Dân trí) - Chỉ có hai nơi trên thế giới có thể đáp ứng được 7 trong số 10 tiêu chí của danh sách di sản thế giới của UNESCO. Một trong 2 nơi này chính là khu vực di sản thế giới hoang dã Tasmania – 6 vườn quốc gia chiếm 1/5 diện tích quốc đảo phía Nam của Úc.

Vẻ đẹp không tưởng ở nơi rìa thế giới
 
 
Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã Tasmania miêu tả di dản thế giới hoang dã Tasmania như một trong những vùng hoang dã thật sự cuối cùng còn sót lại của thế giới. Tron đó, Vườn quốc gia Tây Nam là khu vực lớn nhất, hoang dã nhất, rộng tới  6000km với hồ băng, rừng nhiệt đới và vùng đồng hoang ở góc Tây Nam của Apple Isle.
 
Tại đây, gió xoáy và mưa lớn diễn ra gần 9 tháng trong năm. Chỉ khi những tia nắng cuối cùng xuất hiện vào cuối tháng 12, công viên này mới chào đón 2 lượt khách du lịch cực kỳ hiếm hoi.Nhóm đầu tiên, vào khoảng 1000 người mỗi năm, là những người đi bộ đường dài , không phải đi theo nhóm mà là đi cá nhân, với điểm khởi hành là bờ biển phía nam Tasmania.
 
Với việc phải vượt sông nhanh, kèm theo thời tiết khắc nghiệt,…, chuyến đi hoang dã dài 84km đến với ngôi làng phía đông của Cockle Creek được xem là một trong những chuyến đi tuyệt vời nhưng cũng tràn đầy thách thức. Đi bộ đường dài yêu cầu bạn phải đủ sức khoẻ để có thể mang một chiếc ba lô lớn, trong đó chứa đủ quần áo cũng như thức ăn dành cho một tuần, cũng  như các dụng cụ nấu  ăn, lều, túi ngủ, bộ dụng cụ sơ cứu và đài phát thanh cảnh báo.
 
Nhóm thứ 2 gồm 100 người tham gia một trong tám chuyến đi thuyền kayak mà công ty du lịch Roaring 40 tổ chức hàng năm, diễn ra từ đầu tháng 12 đến giữa tháng 3. Roaring 40 là một trong hai công ty du lịch sinh thái được cấp phép hoạt động trong công viên này. Roaring 40 đã tổ chức những cuộc thám hiểm mạo hiểm kéo dài từ 3 dến 7 ngày, đi qua vùng vịnh Port Davey, những vùng hẻo lánh và ít được tham quan nhất của Vườn quốc gia Tây Nam.
Tuy nhiên, những chuyến thám hiểm như thế này có thể sẽ nhanh chóng biến mất bởi Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã Tasmania đang có ý định biến toàn bộ khu di sản thế giới hoang dã Tasmania, bao gồm cả vườn quốc gia Tây Nam, thành thủ đô du lịch sinh thái mới của thế giới. Theo các số liệu mới nhất từ ​​tờ Sydney Morning Herald, các quan chức chính phủ Tasmania đang xem xét phát triển việc hướng dẫn đi bộ dọc theo bờ biển phía Nam, yêu cầu xây dựng 5 điểm hướng dẫn thường trực, nơi đáp trực thăng để mang lại thêm hàng ngàn du khách đến với Vườn quốc gia Tây Nam mỗi năm.
Nói về vấn đề này, trưởng đoàn thám hiểm của Roaring 40, Reg Grundy nói: “ Có thông tin nói rằng đường bang tại Melaleuca sẽ được nâng cấp, để máy bay có thể cất cánh và hạ cánh suốt 12 tháng trong 1 năm nhằm tạo tính khả thi về kinh tế trong việc xây dựng một loạt các nhà nghỉ sinh thái tại đây. Dù điều này có xảy ra hay không, nơi này cũng sẽ thay đổi”. Điều đó, đối với những người yêu thiên nhiên, quả thật là một sự vô cùng đáng tiếc.
Vẻ đẹp không tưởng ở nơi rìa thế giới

Nhà báo Ian Lloyd Neubauer đã tham gia chuyến thám hiểm của Roaring 40 trong hơn 3 ngày, kéo dài 112 km qua vịnh Port Davey để khám phá công viên quốc gia Tây Nam. Anh Neubauer cho biết đó là chuyến đi không tưởng và mang lại cho anh cảm xúc về vẻ đẹp thiên nhiên xúc động hơn bao giờ hết. Nhóm của Ian mang đồ thám hiểm của họ đi qua một cánh đồng hoa dại để đến Melaleuca Creek. Sau khi mặc bộ quần áo chống gió và chống nước, họ leo lên thuyền của mình và bắt đầu khám phá thiên nhiên hoang dã.
Họ dành buổi sáng chèo về phía Bắc đến với Melaleuca Inlet, dừng lại ăn trưa tại Forrest Lagoon. Sau khi ăn một vài miếng bánh mì, họ chèo thuyền về phía Bắc để đến với Cảng Bathurst. Đây là nơi họ lần đầu tiên nhìn thấy màu nước ở vịnh Port Davey, nhuốm màu của tannin được tạo bởi hợp lưu liên tục của nước ngọt và nước mặn, những bãi đá thạch anh, đá phủ rêu xanh hoặc vàng huỳnh quang.Vịnh Port Davey là một trong những nơi có màu nước kỳ lạ nhất thế giới.
Vẻ đẹp không tưởng ở nơi rìa thế giới

Bên dưới bề mặt đó là một thế giới còn tuyệt vời hơn – một hệ sinh thái không có ánh sáng, là ngôi nhà san hô mềm, sao biển hình bánh quy, nhím biển màu cam, sâu ống và những sinh vật biển tinh tế khác không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào trên Trái Đất. Mức độ ánh sáng và dinh dưỡng thấp ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi thức ăn ở nơi đây.
Họ đã trải qua đêm đầu tiên cắm trại trên bãi biển Balmoral, một bãi cát mang màu trắng thạch anh nằm giữa những vách đá cheo leo hùng vĩ của núi Rugby. Dù khi đó là đỉnh điển của mùa hè nhưng những nhà thám hiểm vẫn cảm thấy lạnh, họ chui rúc trong những chiếc túi ngủ và tất cả đều nằm trong chiếc lều dành cho 1 người.Thời gian như ngừng lại khi họ chèo thuyền ngược dòng vào Bathurst Channel, đường thuỷ dài 12km nối liền các dòng sông với vùng biển phía Nam. Họ đi qua những hòn đảo nhỏ bao phủ bởi các loài thực vật tưởng chừng đã tuyệt chủng từ lâu. Nước ở đây đã sâu thêm 40m và mang một màu đen như mực.
Sang ngày thứ 2, họ cắm trại gần các trại đánh bắt cá voi tại Bramble Cove. Họ cũng bày tỏ lòng kính trong của mình trước ngôi mộ của Critchley Parker Junior, một doanh nhân người Melbourne bị lạc và mất vào đầu thế kỷ 19, trong khi đang khảo sát đất đai để thiết lập một quê hương cho người Do Thái châu Âu. Họ cũng đã đến thăm 1 trong 37 hang động thổ dân nổi tiếng ở vịnh Port Davey, nơi các nhà khảo cổ đã tìm thấy những đồ đá 30000 năm tuổi.
Vẻ đẹp không tưởng ở nơi rìa thế giới
Sáng hôm sau, họ thu trại một giờ trước bình minh. Vịnh Davey là một tổ hợp của vách đá biển, vịnh nhỏ kín gió, những bãi biển lộng gió và đảo nhỏ hình tổ ong với mái vòm. Đến với quần đảo Breaksea, cách Bathurst Channel gần 1km thật sự là thách thức với các nhà thám hiểm. Không giống với những vùng nước lặng tại các cửa sông, sóng ở vịnh Port Davey cao tới 4m, thậm chí lên tới 12m trong những cơn bão ngày đông.
Vẻ đẹp không tưởng ở nơi rìa thế giới
Sau khi đến đảo, họ dành một giờ để khám phá những hang động trên biển. Nhưng họ không thể ở đó lâu bởi vùng biển phía nam tập trung một số những con sóng lớn nhất thế giới. Dòng nước nhuốm màu tannin trôi lặng lẽ dưới đáy thuyền kayak của họ khi họ chèo thuyền trở lại Melaleuca.Là một nhà báo chuyên viết về du lịch trong suốt 15 năm, Ian may mắn được đến thăm vô số những nơi kỳ lạ và hẻo lánh nhất trên thế giới. Thế nhưng, Ian cho hay những nơi đó khó có thể so sánh được với vẻ đẹp của Vườn quốc gia Tây Nam, một vẻ đẹp không tưởng ở nơi rìa thế giới.
 
Hà Anh (Theo BBC)
.

Không có nhận xét nào: