Migingo là một hòn đảo đá nhỏ có kích thước chỉ bằng một nửa sân bóng đá, với những mái nhà thực chất chỉ là túp lều chật chội.
|
Hòn đảo Migingo nằm trong hồ
Victoria - hồ lớn nhất ở châu Phi và cũng là hồ nhiệt đới lớn nhất thế
giới. Migingo chỉ là một hòn đảo nhỏ nhưng là nơi sinh sống của 131
người (theo điều tra dân số năm 2009). Họ sống trong những túp lều chật
chội dựng bằng những tấm phên và gỗ. Mặc dù điều kiện sống tồi tàn,
nhưng hòn đảo Migingo tự hào có năm quán rượu, một thẩm mỹ viện, một nhà
thuốc cũng như một số khách sạn và nhiều nhà thổ. |
|
Hầu hết cư dân của hòn đảo là
ngư dân và thương lái. Người đầu tiên đặt chân đến hòn đảo này là hai
ngư dân Kenya, Dalmas Tembo và George Kibebe. Họ cho biết là mình định
cư trên hòn đảo từ năm 1991. Vào thời điểm đó, hòn đảo chỉ toàn cỏ dại
và là lãnh địa của chim và rắn. Nhưng sau đó những thành viên trong nhóm
đánh bắt có được thông tin tốt từ hai người bạn Kenya rằng đây là một
khu vực có nguồn cá rô sông Nin dồi dào và phong phú, cho nên có 60
người trong nhóm quyết định nhập cư trên đảo để tiếp tục sự nghiệp đánh
bắt lâu dài. Sau đó làn sóng ngư dân nhập cư từ quốc gia Uganda và
Tanzania đã tìm đến và biến hòn đảo cô đơn thành một trung tâm thương
mại phát triển. |
|
Hòn đảo này diễn ra các hoạt
động trao đổi mua bán náo nhiệt, vào mỗi buổi sáng khi hơn 100 chiếc tàu
thuyền trở về neo đậu, mang về những chiến phẩm đánh bắt được từ hồ.
Giờ đây, khu vực đảo không khác gì một khu chợ đầu mối mà nhiều công ty
sản xuất chế biến thủy sản thu mua và vận chuyển vào đất liền Kenya sau
đó xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu và đến những nơi khác xa
xôi hơn. |
|
Nguồn khai thác cá rô sông Nin
giàu có trong khu vực là trung tâm của ngành công nghiệp đánh bắt cá
triệu đô, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của ba nước
Uganda, Kenya và Tanzania. |
|
Những vấn đề rắc rối tiếp tục
xảy đến hòn đảo khi những tên cướp biển nghe nói đến mức thu nhập của
ngư nhân trên đảo kiếm được là rất tốt, 300 USD/ ngày và, là khoảng tiền
lao động cao gấp ba hay bốn lần những gì mà nhiều người Đông Phi kiếm
được trong cả một tháng trên đất liền, cho nên bọn cướp đổ xô đến hòn
đảo ăn cắp cá, cướp tiền và những công cụ đánh bắt.
|
|
Nhiều ngư dân đã phải kêu gọi
chính phủ giúp đỡ vào năm 2009 và Uganda là quốc gia đầu tiên đáp lại
lời thỉnh cầu của ngư dân bằng việc gửi cảnh sát đến đảo.
|
|
Cảnh sát Uganda treo lá cờ của
quốc gia lên và bắt đầu công việc giữ gìn an ninh cho ngư dân khai thác
thủy sản, họ cũng bắt đầu xây dựng nhà trên hòn đảo nhỏ này. |
|
Giấy phép nhập cảnh và các loại thuế đều được ngư dân Uganda đóng đầy đủ bằng tiền mặt cho khu vực an ninh mới lập này. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét