Hòn đảo South Georgia là vương quốc của vô vàn chú cánh cụt, là điểm hút khách nhất Nam Cực.
South Georgia là một hòn đảo nằm trên biển Nam Atlantic, thuộc Nam Cực và là một trong những lãnh thổ của nước Anh. Nơi đây nổi tiếng với những chú chim cánh cụt và là nơi yên nghỉ của nhà thám hiểm Anh gốc Ireland lừng danh Ernest Henry Shackleton.
Để đến được với South Georgia, bạn cẩn phải chuẩn bị thật tốt cả về thể lực và tinh thần vì phải mất những 3 ngày lênh đênh trên biển với những trận sóng dập dềnh khiến bạn kiệt sức, bạn mới có thể đặt chân tới South Georgia. Nhưng một khi đã tới được, bạn sẽ phải bất ngờ vì những dãy núi khổng lồ nổi bật ở nền chân trời và quang cảnh ngoạn mục của những chú cánh cụt.
Ở South Georgia có tới gần 700.000 chú cánh cụt. Những con đực ấp trứng và những con có màu nâu là những con chưa trưởng thành, chưa thay lông và được gọi là những cậu bé Oakum.
Grytviken là khu vực duy nhất ở người ở trên đảo South Georgia, chỉ với 18 hộ dân cư. Nơi đây có bảo tàng, sân ga, nhà thờ, khu mộ Shackleton và một vài ngôi nhà bỏ hoang của những người săn cá voi xưa kia.
Những người đến Nam Cực đều được phát áo khoác đỏ để không bị lạc đoàn và dễ nhận ra trên nền tuyết trắng bao phủ khắp nơi.
Những con tàu bỏ hoang của dân săn cá voi xưa kia.
Cuộc chiến của 2 chú cánh cụt
Khung cảnh vắng lặng hoang sơ ở Nam Cực
Grytviken là nơi duy nhất có người sinh sống ở Nam Cực với 18 hộ dân.
Để đến được với South Georgia, bạn cẩn phải chuẩn bị thật tốt cả về thể lực và tinh thần vì phải mất những 3 ngày lênh đênh trên biển với những trận sóng dập dềnh khiến bạn kiệt sức, bạn mới có thể đặt chân tới South Georgia. Nhưng một khi đã tới được, bạn sẽ phải bất ngờ vì những dãy núi khổng lồ nổi bật ở nền chân trời và quang cảnh ngoạn mục của những chú cánh cụt.
Ở South Georgia có tới gần 700.000 chú cánh cụt. Những con đực ấp trứng và những con có màu nâu là những con chưa trưởng thành, chưa thay lông và được gọi là những cậu bé Oakum.
Grytviken là khu vực duy nhất ở người ở trên đảo South Georgia, chỉ với 18 hộ dân cư. Nơi đây có bảo tàng, sân ga, nhà thờ, khu mộ Shackleton và một vài ngôi nhà bỏ hoang của những người săn cá voi xưa kia.
Những người đến Nam Cực đều được phát áo khoác đỏ để không bị lạc đoàn và dễ nhận ra trên nền tuyết trắng bao phủ khắp nơi.
Những con tàu bỏ hoang của dân săn cá voi xưa kia.
Cuộc chiến của 2 chú cánh cụt
Khung cảnh vắng lặng hoang sơ ở Nam Cực
Grytviken là nơi duy nhất có người sinh sống ở Nam Cực với 18 hộ dân.
Hiền Trang (Theo C)
Đến Nam Cực- xứ sở của chim cánh cụt
Tới Nam Cực lạnh giá để khám phá những điều thú vị, những cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp, kỳ vĩ của vùng đất băng giá…
Bức ảnh chụp một chú chim cánh cụt hoàng đế tại Rookery vào một
ngày mùa hè. Chú chim cánh cụt này có nhiệm vụ giám sát và chăm sóc
những con non như 1 người giữ trẻ thực thụ. (Ảnh: Adam Wightman, My
Shot)
Bức tường thành từ băng tuyệt đẹp như một tác phẩm nghệ thuật do
con người tạo ra ở vịnh Pleneau, Nam Cực. (Ảnh: Sander Klaassen, My
Shot)
Một tảng băng trôi khổng lồ ẩn mình trong làn nước lạnh giá tỏa ánh
sáng xanh lung linh dưới ánh mặt trời ở vịnh Pleneau. (Ảnh:
Jonathan Green, My Shot)
Bức ảnh được chụp ở đảo Devil, trên biển Weddell, Nam Cực. Không ai
hiểu làm thế nào những con chim cánh cụt có thể leo lên tảng băng
có chiều cao ít nhất hơn 3 mét này. (Ảnh: Todd White, My Shot)
Bức ảnh được chụp tại đảo “Bán Nguyệt” nằm trên bán đảo Nam Cực.
Tảng băng khổng lồ là nơi cư trú của những chú chim cánh cụt. Nét
đối lập giữa sự to lớn của tảng băng và nhỏ bé của chú chim cánh
cụt đơn độc lột tả được sự vĩ đại của thiên nhiên tạo nên sức hấp
dẫn của bức ảnh. (Ảnh: Christian Wilkinson, My Shot)
Cánh cụt hoàng đế khi còn nhỏ có một lớp lông mịn màu xám bao phủ
cơ thể, chúng không thể xuống nước kiếm ăn cho đến khi lớp lông này
rụng hết và phải ở trên bờ để chờ thức ăn mà bố mẹ mang về. (Ảnh:
Gillian Merritt, My Shot)
Vịnh Charlotte ở Bắc Cực vào tháng 3. (Ảnh: David Lichtneker, My
Shot)
Nhà thờ Orthodox Nga trên đảo King George ở Nam Cực. Công trình này
đã được vận chuyển theo từng mảnh tới đây từ Siberia. (Ảnh:
Benjamin Cooper, My Shot)
Cuộc phiêu lưu mạo hiểm của Skog và Ryan Waters bằng cách trượt
băng và không có 1 sự hỗ trợ nào trên quãng đường 1.170 km từ đảo
Berkner qua Nam Cực tới biển Ross kết thúc sau 70 ngày. (Ảnh: Ryan
Waters, My Shot)
Tảng băng trôi khổng lồ có hình thù độc đáo ở Nam Cực. (Ảnh: Susan
Lorentz, My Shot)
Ở
đảo Nam Georgia, Nam Cực có rất nhiều cánh cụt hoàng đế và hải cẩu.
Con hải cẩu lông trông như một cục socola bọc dừa sau khi lăn lộn
trên đám lông vũ do thủy triều mang đến. (Ảnh: Steve Johnson, My
Shot)
Túp lều trong thời tiết lạnh giá với nhiệt độ xuống dưới -62 độ C
giữa Nam Cực nhìn lên bầu trời lung linh bởi ánh sáng của hiện
tượng Cực Quang. (Ảnh: Patrick Cullis, My Shot)
Một cộng đồng những con chim cánh cụt hoàng đế non vẫn còn được bao
phủ trên mình một lớp lông xám mịn. (Ảnh: Orah Weisberg, My
Shot)
Những con chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực. (Ảnh: Pierce
Berolzheimer, My Shot)
Những tảng băng trôi với nhiều hình thù kì thú như những cây kem
trên vịnh Neko, Nam Cực. (Ảnh: Donna Foulger, My Shot)
Đảo Deception tuyệt đẹp ở Nam Cực. (Ảnh: Fatima Williamson, My
Shot)
Những con cánh cụt Gentoo đang quan sát hiện tượng băng tan ở cảng
Neke. Có vẻ chúng cũng đang lo lắng về sự nóng lên toàn cầu như con
người. (Ảnh: Hsuan Tang, My Shot)
Ba
con chim cốc bay là là trên mặt nước xanh biếc với những tảng băng
trôi tạo nên một khung cảnh thần tiên tuyệt đẹp. (Ảnh: Kate Fife,
My Shot)
Cảnh hoàng hôn ngoạn mục ở nhìn từ một chiếc du thuyền trên Nam
Cưc. (Ảnh: Dorte Hansen, My Shot)
Gia đình cánh cụt hoàng đế ấm cúng và hạnh phúc bên nhau ở vịnh
Atka, Biển Weddell, Nam Cực. (Ảnh: Anna Possberg Anneliese, My
Shot)
Con hải cẩu béo tròn đang trườn trên băng lạnh ở Nam Cực. (Ảnh:
Fatima Williamson, My Shot)
Một cổng vòm hùng vĩ bằng băng ở đảo Cuverville, Nam Cực. (Ảnh:
Kevin Knutson, My Shot)
Một nhóm khách du lịch đang đi thăm thú ở Brown Bluff trên bán đảo
Nam Cực. (Ảnh: James Buch, My Shot)
Núi Erebus – một ngọn núi lửa đang hoạt động trên Đảo Ross ở Nam
Cực. (Ảnh: Jessie Fudge, My Shot)
Hình ảnh một người đá tung lên đám bụi tuyết ở Wilkins Runway, Nam
Cực vào lúc nửa đêm của ngày Hạ chí. (Ảnh: Martyn Allen, My
Shot)
Theo Khánh Chi (Radiovietnam.vn/National Geographic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét