Humayan là đời thứ 2 của các các vị vua triều Mughal, những vương triều đã một thời hùng cứ các vùng đất Afganishtan, Pakistan và một phần Ấn Độ ngày nay.
Shah Babur, vị vua đầu tiên của dòng Mughal cho rằng ông mang 2 dòng máu của Thành Cát Tư Hãn và vị quốc vương Timur lừng danh.
Humayan kế thừa di sản vĩ đại từ vua cha vào năm 1530. Vì đam mê thanh sắc, đến năm 1538, Humayan đã bị đánh bại bởi một nhà quý tộc Afganishtan, Sher Shah. Vua Sher Shah đã đẩy lùi Humayan đến tận Ba Tư xa xôi.
Ông lưu vong ở đó mãi đến khi vua Sher Shah qua đời vào 1545, triều đình xảy ra nhiều biến động do tranh giành quyền lực của các quan lại trong triều… Lúc này, vua Humayan mới trở về đánh chiếm lại thành Purana Qila và cả vương quốc Ấn Độ thời bấy giờ. Vào năm 1556, ông qua đời sau một cú té ngã tại thư viện Sher Mandar trong thành Purana Qila ở tuổi 48.
Cứ tưởng sau cái cổng này là đến lăng Humayan
Cái cổng thứ 2, cứ tưởng là lăng Humayan, vì nó cũng đẹp hoành tráng… nào ngờ
Tiếc thương cho chồng sớm đoản mệnh, hoàng hậu Hamida Banu Begum (còn có tên khác là Haji Begum, người gốc Ba Tư) đã cho dựng nên lăng mộ Humayan để tưởng nhớ chồng. Đây được xem là kiến trúc Mughal vĩ đại đầu tiên và cũng là tiền đề gợi cảm hứng cho việc xây dựng ngôi đền Taj Mahal diễm lệ sau này.
Đây mới chính là lăng Humayan lừng danh
Lăng Humayan nhìn gần hơn
Rồi gần hơn một chút nữa
Nằm trong khuôn viên rộng 12.000m2, có chiều cao lên đến 47m, đây cũng là tác phẩm có ảnh hưởng kiến trúc Ba Tư đầu tiên tại Ấn Độ, cũng là kiến trúc Mughal tiêu biểu đầu tiên. Đây cũng là kiến trúc lần đầu sử dụng đá sa thạch đỏ và cẩm thạch trắng, bắt đầu cho việc sử dụng 2 chất liệu này trong các công trình to lớn khác của các vương triều Mughal sau này.
Được hoàn thành vào năm 1571, lăng mộ vua Humayun giờ còn sừng sững trường tồn với không gian, với đất trời. Nét diễm lệ thanh tân của nó không hề bị phai mờ mà càng trở nên hấp dẫn hơn khi đã bàng bạc khoác lên một lớp áo thời gian.
Rồi qua một góc
Rồi đi lùi lại sâu hơn nữa
Quả thực là chúng tôi rất choáng khi chỉ vừa đến cổng lăng mộ này. Thấy cánh cổng đẹp rực rỡ thôi là chúng tôi đã tưởng đó là lăng mộ, nhưng nào ngờ lấp ló sau cánh cổng đó là một tuyệt tác đẹp rực rỡ trong nắng chiều. Trong nắng vàng Ấn Độ một chiều đầu đông, tòa cung điện (dùng từ này có vẻ chính xác hơn là lăng mộ) Humayan càng hồng rực sắc đá đỏ và ngời sáng lộng lẫy sắc trắng của cẩm thạch trong một khu vườn xanh mát với những hồ nước lấp lánh càng góp phần nhân lên bội phần nét kiều diễm của toà cung điện kiến trúc đẹp đẽ này.
Rồi cận cảnh ngay “chánh điện”
Rồi cận cảnh ngay góc
Tất cả các hình chụp, dù xa hay gần, góc hay thẳng… đều ngời ngời sáng vẻ diễm lệ của lăng Humayan, nhất là khi ánh nắng chiều cuối ngày phủ lên lăng đỏ một màu vàng ấm huyền hoặc… Cũng như những lần khác, tôi lại lặng lẽ chọn một góc vắng ngồi nhìn ngày đi chầm chậm trên dấu tích vàng son của một Ấn Độ, ngày càng trở nên huyền hoặc bí ẩn và quyến rũ mê hồn…
Nói thêm về Aurangabad, mặc dù ngày nay chỉ là điểm du lịch nhỏ nhưng lại từng là thành phố trấn thủ biên giới của Mughal. Được đặt tên của hoàng đế Aurangzeb khi Aurangzeb đánh về phía Nam để mở rộng bờ cõi.
Di tích Dautalabad fort được xây từ năm 1187 bao gồm hào sâu và nhiều vòng thành bằng đá nối liền với một ngọn núi tạo cho nó một thế đứng rất vững.
Bibi ka Maqbara là một copy của Taj Mahal nổi tiếng. Tuy nhiên nó nhỏ hơn (do đó còn đuợc gọi là mini-Taj) và bằng chất liệu rẻ hơn (nên dân gian còn gọi là the poor man’s Taj). Được một cháu nội của Shah Jahan (người xây Taj Mahal) xây để tưởng nhớ người mẹ của mình.
Thích cái góc nhìn trời xanh ngăn ngắt qua cầu thang tối bên lăng mộ đỏ này
Bên trong lăng Humayan
Mộ đá bên trong lăng Humayan
So với Purana Qila, có rất đông các nam thanh nữ tú Ấn Độ chọn như là nơi đi picnic trong khu vườn xanh mát, lăng Humayan tràn ngập các du khách nước ngoài, và chúng tôi là một trong những nhóm khách cuối cùng đến đây. Lý do là cả đám không chịu đi xe mà lội bộ lôi thôi lếch thếch từ Purana Qila sang, nhìn bản đồ thấy gần không ngờ nó lại quá xa. Đến lúc nắng chiều đã bắt đầu nhàn nhạt cả lũ mới bắt đầu hối hả kêu xe rickshaw nhảy lên thì mới hay mình đã đến thật gần.
Một đền đài trắng toát xa xa nhìn từ lăng Humayan
Một lăng khác trong khu vườn
Thực ra, trong khuôn viên lăng Humayan, ngoài di cái lăng đẹp đẽ hoành tráng này ra thì vẫn còn rất nhiều những di tích khác, là những đền đài hay nhưng lăng mộ, mang kiến trúc khác kiến trúc Mughal, ví dụ như cái lăng hình bát giác của ngài Isa Khan, lại theo kiến trúc Lodi. Isa Khan là một quý tộc trong triều vua Sher Shah và lăng mộ của ông được xây trước lăng Humayan 20 năm nhưng lại mang một kiến trúc rất khác, kiến trúc Ấn Độ cũ.
Chiều đã muộn, từ lăng Humayan nhìn ra cổng thấy ngày đã vội đi
Trong khuôn viên còn rất nhiều những thánh đường Hồi giáo nhỏ và nhiều đền đài lăng mộ khác, nếu có nhiều thời gian bạn có thể tha thẩn mà nhìn mà ngắm mà xuýt xoa.
Cửa dẫn vào khu vườn lạ nhiều lăng, đền đài nhỏ hoang vắng
Bạn đếm được có mấy chú công?
Lại một cụm lăng vắng khác. Thực tình bình thường chúng cũng rất đặc sắc nhưng khi ở bên cạnh lăng Humayan chúng trở nên nhỏ bé
Những tia nắng cuối ngày đã tắt dần trong khu vườn mênh mông quanh lăng. Chúng tôi cũng muốn ở lại đây đến khi đêm xuống để được nhìn lăng Humayan trong ánh đèn đêm như thế nào nhưng thời gian đã không còn cho phép, giờ ra ga để đi Amritsar đã cận kề. Thế là cả lũ cuống cuồng leo lên autorickshaw chạy về nhà nghỉ, chất balo lên xe đi tiếp đến ga Nizamuddin (chứ không phải ga New Delhi) để chờ chuyến tàu đêm đi đến vùng đất thánh Amritsar.
Lăng bát giác theo kiến trúc Lodi của Isa Khan, nơi chúng tôi luyến tiếc tụ tập cuối cùng trước khi rời khuôn viên lăng Humayan
Backpackervn
Theo Nguoiduatin
Shah Babur, vị vua đầu tiên của dòng Mughal cho rằng ông mang 2 dòng máu của Thành Cát Tư Hãn và vị quốc vương Timur lừng danh.
Humayan kế thừa di sản vĩ đại từ vua cha vào năm 1530. Vì đam mê thanh sắc, đến năm 1538, Humayan đã bị đánh bại bởi một nhà quý tộc Afganishtan, Sher Shah. Vua Sher Shah đã đẩy lùi Humayan đến tận Ba Tư xa xôi.
Ông lưu vong ở đó mãi đến khi vua Sher Shah qua đời vào 1545, triều đình xảy ra nhiều biến động do tranh giành quyền lực của các quan lại trong triều… Lúc này, vua Humayan mới trở về đánh chiếm lại thành Purana Qila và cả vương quốc Ấn Độ thời bấy giờ. Vào năm 1556, ông qua đời sau một cú té ngã tại thư viện Sher Mandar trong thành Purana Qila ở tuổi 48.
Cứ tưởng sau cái cổng này là đến lăng Humayan
Cái cổng thứ 2, cứ tưởng là lăng Humayan, vì nó cũng đẹp hoành tráng… nào ngờ
Tiếc thương cho chồng sớm đoản mệnh, hoàng hậu Hamida Banu Begum (còn có tên khác là Haji Begum, người gốc Ba Tư) đã cho dựng nên lăng mộ Humayan để tưởng nhớ chồng. Đây được xem là kiến trúc Mughal vĩ đại đầu tiên và cũng là tiền đề gợi cảm hứng cho việc xây dựng ngôi đền Taj Mahal diễm lệ sau này.
Đây mới chính là lăng Humayan lừng danh
Lăng Humayan nhìn gần hơn
Rồi gần hơn một chút nữa
Nằm trong khuôn viên rộng 12.000m2, có chiều cao lên đến 47m, đây cũng là tác phẩm có ảnh hưởng kiến trúc Ba Tư đầu tiên tại Ấn Độ, cũng là kiến trúc Mughal tiêu biểu đầu tiên. Đây cũng là kiến trúc lần đầu sử dụng đá sa thạch đỏ và cẩm thạch trắng, bắt đầu cho việc sử dụng 2 chất liệu này trong các công trình to lớn khác của các vương triều Mughal sau này.
Được hoàn thành vào năm 1571, lăng mộ vua Humayun giờ còn sừng sững trường tồn với không gian, với đất trời. Nét diễm lệ thanh tân của nó không hề bị phai mờ mà càng trở nên hấp dẫn hơn khi đã bàng bạc khoác lên một lớp áo thời gian.
Rồi qua một góc
Rồi đi lùi lại sâu hơn nữa
Quả thực là chúng tôi rất choáng khi chỉ vừa đến cổng lăng mộ này. Thấy cánh cổng đẹp rực rỡ thôi là chúng tôi đã tưởng đó là lăng mộ, nhưng nào ngờ lấp ló sau cánh cổng đó là một tuyệt tác đẹp rực rỡ trong nắng chiều. Trong nắng vàng Ấn Độ một chiều đầu đông, tòa cung điện (dùng từ này có vẻ chính xác hơn là lăng mộ) Humayan càng hồng rực sắc đá đỏ và ngời sáng lộng lẫy sắc trắng của cẩm thạch trong một khu vườn xanh mát với những hồ nước lấp lánh càng góp phần nhân lên bội phần nét kiều diễm của toà cung điện kiến trúc đẹp đẽ này.
Rồi cận cảnh ngay “chánh điện”
Rồi cận cảnh ngay góc
Tất cả các hình chụp, dù xa hay gần, góc hay thẳng… đều ngời ngời sáng vẻ diễm lệ của lăng Humayan, nhất là khi ánh nắng chiều cuối ngày phủ lên lăng đỏ một màu vàng ấm huyền hoặc… Cũng như những lần khác, tôi lại lặng lẽ chọn một góc vắng ngồi nhìn ngày đi chầm chậm trên dấu tích vàng son của một Ấn Độ, ngày càng trở nên huyền hoặc bí ẩn và quyến rũ mê hồn…
Nói thêm về Aurangabad, mặc dù ngày nay chỉ là điểm du lịch nhỏ nhưng lại từng là thành phố trấn thủ biên giới của Mughal. Được đặt tên của hoàng đế Aurangzeb khi Aurangzeb đánh về phía Nam để mở rộng bờ cõi.
Di tích Dautalabad fort được xây từ năm 1187 bao gồm hào sâu và nhiều vòng thành bằng đá nối liền với một ngọn núi tạo cho nó một thế đứng rất vững.
Bibi ka Maqbara là một copy của Taj Mahal nổi tiếng. Tuy nhiên nó nhỏ hơn (do đó còn đuợc gọi là mini-Taj) và bằng chất liệu rẻ hơn (nên dân gian còn gọi là the poor man’s Taj). Được một cháu nội của Shah Jahan (người xây Taj Mahal) xây để tưởng nhớ người mẹ của mình.
Thích cái góc nhìn trời xanh ngăn ngắt qua cầu thang tối bên lăng mộ đỏ này
Bên trong lăng Humayan
Mộ đá bên trong lăng Humayan
So với Purana Qila, có rất đông các nam thanh nữ tú Ấn Độ chọn như là nơi đi picnic trong khu vườn xanh mát, lăng Humayan tràn ngập các du khách nước ngoài, và chúng tôi là một trong những nhóm khách cuối cùng đến đây. Lý do là cả đám không chịu đi xe mà lội bộ lôi thôi lếch thếch từ Purana Qila sang, nhìn bản đồ thấy gần không ngờ nó lại quá xa. Đến lúc nắng chiều đã bắt đầu nhàn nhạt cả lũ mới bắt đầu hối hả kêu xe rickshaw nhảy lên thì mới hay mình đã đến thật gần.
Một đền đài trắng toát xa xa nhìn từ lăng Humayan
Một lăng khác trong khu vườn
Thực ra, trong khuôn viên lăng Humayan, ngoài di cái lăng đẹp đẽ hoành tráng này ra thì vẫn còn rất nhiều những di tích khác, là những đền đài hay nhưng lăng mộ, mang kiến trúc khác kiến trúc Mughal, ví dụ như cái lăng hình bát giác của ngài Isa Khan, lại theo kiến trúc Lodi. Isa Khan là một quý tộc trong triều vua Sher Shah và lăng mộ của ông được xây trước lăng Humayan 20 năm nhưng lại mang một kiến trúc rất khác, kiến trúc Ấn Độ cũ.
Chiều đã muộn, từ lăng Humayan nhìn ra cổng thấy ngày đã vội đi
Trong khuôn viên còn rất nhiều những thánh đường Hồi giáo nhỏ và nhiều đền đài lăng mộ khác, nếu có nhiều thời gian bạn có thể tha thẩn mà nhìn mà ngắm mà xuýt xoa.
Cửa dẫn vào khu vườn lạ nhiều lăng, đền đài nhỏ hoang vắng
Bạn đếm được có mấy chú công?
Lại một cụm lăng vắng khác. Thực tình bình thường chúng cũng rất đặc sắc nhưng khi ở bên cạnh lăng Humayan chúng trở nên nhỏ bé
Những tia nắng cuối ngày đã tắt dần trong khu vườn mênh mông quanh lăng. Chúng tôi cũng muốn ở lại đây đến khi đêm xuống để được nhìn lăng Humayan trong ánh đèn đêm như thế nào nhưng thời gian đã không còn cho phép, giờ ra ga để đi Amritsar đã cận kề. Thế là cả lũ cuống cuồng leo lên autorickshaw chạy về nhà nghỉ, chất balo lên xe đi tiếp đến ga Nizamuddin (chứ không phải ga New Delhi) để chờ chuyến tàu đêm đi đến vùng đất thánh Amritsar.
Lăng bát giác theo kiến trúc Lodi của Isa Khan, nơi chúng tôi luyến tiếc tụ tập cuối cùng trước khi rời khuôn viên lăng Humayan
Backpackervn
Theo Nguoiduatin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét