Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Hồng Kông – Thành phố “Kính vạn hoa”


 
8110-17377772
BBT: Không mang đậm giá trị lịch sử như thành phố Bắc Kinh, Hong Kong với sức sống mới mãnh liệt cho chúng ta một góc nhìn bao quát hơn về sự phát triển năng động không ngừng.
Nhiều người gọi Hồng Kông là “thành phố không bao giờ ngủ”. Hồng Kông như một ống kính vạn hoa về văn hóa và màu sắc không ngừng thay đổi.

Nằm ở phía Nam Trung Quốc và ở tả ngạn cửa sông Châu Giang, lãnh thổ Hồng Kông gồm có đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long, Tân Giới và khoảng 260 đảo lớn nhỏ nằm rải rác. Hồng Kông có diện tích khoảng 1.100km2, toàn là đồi núi, với dân số 6,8 triệu người.
Từ những thế kỷ trước Hồng Kông là hải cảng tấp nập những thương thuyền Tây phương mang hàng hóa sản xuất từ châu Âu sang trao đổi với trà, dược liệu, gia vị, tơ lụa của Trung Hoa. Hải cảng phồn thịnh, việc mua bán rất tấp nập nên Hồng Kông theo tiếng Hán có nghĩa là Hương Cảng (tức “cảng thơm”). Ngày nay, Hồng Kông vẫn còn giữ danh tiếng đó và là “thiên đường mua sắm” có một không hai trên thế giới.

                       Một Hồng Kông năng động và phát triển
Đi bộ qua những con phố vòng quanh khu Causeway Bay, du khách sẽ ngạc nhiên với những cửa hiệu, ki-ốt liền kề nhau mà ở đó chuyên bán “hàng độc” (mỗi mẫu quần hay áo chỉ có đôi ba chiếc). Trên quảng trường Thời Đại, du khách cũng ghé ngang khu Jardine’s Bazaar và Jardine’s Crescent là những khu chợ bán đồ thời trang rất độc đáo và rẻ. Phố Lee Garden thì có vài chục cửa hàng chuyên bán đồ đã hết mốt hoặc qua mùa với giá giảm thường xuyên từ 30%-70%. Con phố dài Nathan nằm trên bán đảo Cửu Long bán đủ thứ từ quần áo, điện tử, cửa hàng tạp hóa, thuốc bắc
Lịch sử hiện đại
Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố chung Trung – Anh và Luật cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047 – 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Nhân dân Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này còn Hồng Kông thì duy trì hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức và sự kiện quốc tế.

                    Mỗi buổi tối Hồng Kông lại lung linh sắc màu

Hồng Kông nổi tiếng là đô thị hóa cao,và lãnh thổ này cũng đã có những nỗ lực tăng cường môi trường cây xanh. Phần lớn lãnh thổ vẫn giữ không phát triển do các khu vực này phần lớn là đồi núi với các sườn dốc. Trong 1104 Kilômét vuông của lãnh thổ, chỉ ít hơn 25% là phát triển. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là không gian cây xanh với khoảng 40% đất được dành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên. Phần lớn sự phát triển đô thị của lãnh thổ hiện hữu ở Bán đảo Cửu Long, dọc theo các bờ biển phía Bắc của Đảo Hồng Kông và ở khu định cư rải rác khắp Tân Giới.

                                Hồng Kông nhìn từ trên cao
Bờ biển dài và không thẳng của Hồng Kông đã tạo cho lãnh thổ này nhiều vịnh, sông và bãi biển. Dù lãnh thổ này có mật độ cây xây cao và nằm ven biển, ý thức môi trường vẫn tăng lên khi bầu không khí của Hồng Kông được xếp vào hàng một trong những nơi ô nhiễm nhất. Khoảng 80% khói của thành phố xuất phát từ các vùng khác của Đồng bằng châu thổ Châu Giang.
Kinh tế nổi bật
Nền kinh tế Hồng Kông được nhiều người cho là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Nền kinh tế này thường được các nhà kinh tế học như Milton Friedman và Viện Cato xem là một ví dụ về lợi ích của chủ nghĩa tư bản tự vận hành. Trong khi chính quyền, cả dưới thời Anh quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đôi khi có can thiệp vào nền kinh tế này, chính sách kinh tế tự do không can thiệp tích cực được cựu bộ trưởng tài chính John James Cowperthwaite tán thành vẫn là sức đẩy chủ yếu của chính sách kinh tế đặc khu này. Hồng Kông xếp hạng nhất thế giới về chỉ số tự do kinh tế trong 14 năm liên tục, kể từ khi ra đời chỉ số này năm 1995. Hồng Kông cũng được xếp hạng nhất trong Bản báo cáo tự do kinh tế thế giới.
Kiến trúc hiện đại

           Thành phố sắc màu
Do đất đai chật chội, và ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ quá trình phát triển và giai đoạn thuộc địa, chính vì thế hiện tại còn rất ít tòa nhà có giá trị lịch sử tồn tại ở Hồng Kông. Thay vào đó, thành phố này đã trở thành một trung tâm của kiến trúc hiện đại, đặc biệt là ở trong và xung quanh khu vực Trung tâm. Các ngôi nhà chọc trời thương mại dày đặc giữa khu Trung tâm và khu Causeway Bay sắp hàng dọc theo Bến cảng Victoria là một trong những địa điểm thu hút du khách của Hồng Kông và được liệt vào các đường chân trời đẹp nhất thế giới. Bốn trong số 15 tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới nằm ở Hồng Kông. Ở Cửu Long, nơi đã từng là một khu định cư vô chính phủ có tên gọi là Thành trại Cửu Long (Kowloon Walled City), các quy định hạn chế chiều cao các kết cấu đã có hiệu lực cho đến năm 1998 với việc đóng cửa Sân bay Kai Tak gần đó. Với việc dỡ bỏ hạn chế chiều cao, nhiều nhà chọc trời mới ở Kowloon đang được xây dựng, bao gồm tòa nhà International Commerce Centre khi hoàn thành vào năm 2010 sẽ là tòa nhà cao thứ 4 thế giới.

                              Ngân hàng HSBC Hồng Kông
Một trong những tòa nhà nổi bật ở Hồng Kông là tòa tháp Trung Ngân (Bank of China Tower) do I. M. Pei thiết kế, tòa nhà hoàn thành năm 1990 và hiện là tòa nhà chọc trời cao thứ ba Hồng Kông. Tòa nhà này đã thu hút tranh cãi nãy lửa khi bắt đầu dự án vì các cạnh sắc nhọn của nó bị người ta cho là đẩy năng lượng phong thủy âm vào trung tâm Hồng Kông. Trước tòa nhà này, một cấu trúc nổi tiếng khác là Tòa nhà Trụ sở của HSBC, hoàn thành năm 1985. Nó được xây trên địa điểm của tòa nhà chọc trời đầu tiên của Hồng Kông được hoàn thành năm 1935 và đã trở thành chủ đề của một đấu tranh bảo tồn di sản khốc liệt cuối thập niên 1970. Cả hai tòa nhà của ngân hàng được in trên nhiều tờ giấy bạc Hồng Kông.

                       Trung tâm thương mại Quốc tế Hồng Kông
Tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông là International Finance Centre 2. Một trong những dự án xây dựng lớn nhất ở Hồng Kông và của thế giới là Sân bay Quốc tế Hồng Kông mới, một dự án lấn biển khổng lồ được kết nối với trung tâm Hồng Kông bằng Lantau Link nổi bật bằng ba cây cầu lớn mới là: Thanh Mã, cây cầu treo lớn thứ 6 thế giới; Cấp Thủy Môn, cây cầu dây văng (cable-stayed bridge) dài nhất thế giới dành cho cả giao thông đường bộ và đường sắt; và Đinh Cửu, cây cầu dây văng bốn nhịp đầu tiên của thế giới.
Danh sách 10 tòa nhà cao nhất Hồng Kông.
01. International Commerce Centre
Thông tin: Tòa nhà cao 484m
Tiến độ xây dựng:  2002 – 2010
118 tầng

14695_hr.jpg
                                        Một công trình tuyệt đẹp
4478744056_6bd7812b62_z.jpg
           Những buổi tối đầy màu sắc của International Commerce Centre
02. Two International Finance Centre
Thông tin tòa nhà: 416m
Tiến độ xây dựng: 1997 – 2003
88 tầng


photo-hong-kong-international-finance-centre-21296.jpg
                           Sự hào nhoáng và hiện đại của tòa nhà
IFC(12).jpg
                            Tòa nhà là Trung tâm của mọi ánh mắt
03. Central Plaza
Thông tin tòa nhà: cao 374m
Tiến độ xây dựng: 1989 – 1992
78 tầng



04.Bank of China Tower
Thông tin tòa nhà: 367m
Tiến độ xây dựng: 1985 – 1990
70 tầng


                              Toàn cảnh tòa nhà nhìn từ trên cao

                          Trang trí ánh sáng sống động và hiện đại
05. The Center
Thông tin tòa nhà: cao 364m .
Tiến độ xây dựng: 1995 – 1998.
73 Tầng


hk8.jpg
06.Nina Tower
Thông tin tòa nhà: cao 318 m
Tiến độ xây dựng: 2000 – 2007
Gồm một tòa nhà 80 tầng, và một tòa nhà 42 tầng



07. One Island East
Thông tin Tòa nhà: Cao 308 m
Tiến độ xây dựng: 2006 – 2008
Cao 70 tầng


           Nhìn từ trên cao khi quá trình Tòa nhà đang được xây dựng
Hong Kong One Island East, China 4.jpg
Hong Kong One Island East, China.jpg
Hong Kong One Island East, China 1.jpg
08. Cheung Kong Center
Thông tin tòa nhà: cao 283 m
Tiến độ xây dựng: Hoàn thành năm 1999
62 tầng


Cheung-Kong-Center-Hong-Kong.jpg
               Cheung Kong Center rất gần với Bank of China Tower
09.The Cullinan North Tower
Thông tin tòa nhà: 270m
Tiến độ xây dựng:
68 tầng

                                           Toàn cảnh tòa nhà



                             Căn phòng có tầm nhìn đẹp
10 The Cullinan South Tower
Thông tin tòa nhà: 270m
Tiến độ xây dựng: 2008 – 2009
Cao: 68 tầng


 Nguyễn Văn Đức ( tổng hợp )

Không có nhận xét nào: