Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Lạ lùng hòn đảo người dân trò chuyện bằng tiếng huýt sáo

Trên đảo La Gomera, đi đến đâu bạn cũng sẽ nghe thấy tiếng huýt sáo líu lo như chim sơn ca. Đó là khi người dân địa phương đang trò chuyện với nhau.
Do khu vực này có rất nhiều đồi và hẻm núi, việc giao tiếp bằng từ ngữ thông thường gặp nhiều khó khăn. Thực tế đó đã dẫn đến sự ra đời của tiếng Silbo Gomero. Sử dụng ngôn ngữ huýt sáo, người dân có thể truyền thông điệp từ khoảng cách xa 2 dặm. Những người có kỹ năng cao thậm chí có thể “gửi thư” từ đầu này đến đầu kia của đảo.

Người dân trên đảo La Gomera sử dụng tiếng huýt sáo để giao tiếp.
 
Những người có kỹ năng cao có thể “gửi thư” từ đầu này đến đầu kia của đảo.

Huýt sáo thì ở đâu cũng có nhưng chỉ có Silbo Gomero là ngôn ngữ duy nhất được phát triển một cách đầy đủ và thực hiện bởi cả một cộng đồng. Tất cả mọi nguyên âm và phụ âm trong tiếng Tây Ban Nha đều có thể được thay thế bằng một tiếng huýt.

Người dân địa phương dựa vào âm vực cao thấp và số lần ngắt quãng để nhận biết người khác đang nói gì. Từ câu đơn giản đến câu phức tạp, chỉ cần thổi đúng ngữ điệu và tạo khoảng ngắt đúng chỗ là âm thanh ấy trở thành những câu nói có nghĩa.
 
Những người có kỹ năng cao có thể “gửi thư” từ đầu này đến đầu kia của đảo.

“Nơi đây có những bậc thầy tiếng Silbo thực sự, nhưng hầu hết bọn họ giờ đã rất già cả,” Francico Rivero, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học La Laguna trên quần đảo Canary cho biết.

Ngôn ngữ huýt sáo được xem là một di sản văn hóa lâu đời rất có giá trị của hòn đảo nhỏ. Tuy nhiên, di sản này đang có nguy cơ biến mất do sự phát triển của điện thoại. Để bảo tồn tiếng Silbo Gomero, chính phủ đã ra quyết định đưa nó vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ cập.
 
Thế hệ trẻ được dạy sử dụng để bảo tồn tiếng Silbo Gomero.
 
Thế hệ trẻ được dạy sử dụng để bảo tồn tiếng Silbo Gomero.

 Ngôn ngữ Silbo Gomero thường được tái hiện tại các nghi lễ tín ngưỡng và lễ hội trên đảo. Tuy nhiên, khách du lịch có thể nghe thấy ngôn ngữ độc đáo này mọi lúc mọi nơi. Trong các nhà hàng, du khách cũng thường bắt gặp người dân địa phương trình diễn những “khúc biến tấu” phức tạp của ngôn ngữ huýt sáo để kiếm tiền.
Theo Nguyễn Nguyệt

Không có nhận xét nào: