Không phải ngẫu nhiên “thủ phủ tâm linh” Ubud của Bali, Indonesia luôn đầy ắp người trẻ Âu - Mỹ ăn mặc kiểu boho, tóc tai rối bù, ăn dầm ở dề tháng này qua tháng khác.
Họ đang bận mê đắm trong thị trấn yên ả và giản đơn này, trong cái cách hồn nhiên mà cuộc sống chảy trôi mỗi ngày bên những cánh đồng xanh mướt mát, những chú khỉ rập rình trên tàng cây và mỗi món đồ đạc đều mang dấu ấn bàn tay thủ công. Dù bạn đang buồn bã tuyệt vọng cỡ như Liz của phim “Ăn, cầu nguyện, yêu”, Bali cũng sẽ cùng bạn yêu lại từ đầu cuộc đời này.
Khi bạn hạ cánh được xuống sân bay Ngurah Rai của Bali thì cũng đã là cuối ngày. Tháng 1 năm sau mới có một hãng bay nội địa mở đường bay thẳng từ TP.HCM, nên hiện giờ bạn phải trải qua ít nhất 2 chuyến bay, chọn quá cảnh tại Kuala Lampur/Singapore hay Bangkok, với thời gian trên máy bay lên tới gần 7 tiếng, chưa kể chờ transit.
Thế nên đêm đầu tiên, phố biển Kuta là nơi nghỉ chân hợp lý nhất: cách sân bay 15 phút lái xe với những chỗ trọ giá rẻ, đầy đủ dịch vụ tiện ích cho khách du lịch cũng như một chút giải trí với bar, club thâu đêm, những shopping mall lộng lẫy mở tới 22h30.
Nhưng đừng để Kuta cám dỗ bạn nhiều hơn một đêm, bởi khu phố trung tâm Legian chẳng khác mấy các “trạm du lịch” ở bất kỳ thành phố lớn nào trong khu vực: na ná như Khaosan của Bangkok hay Bùi Viện của TP.HCM. Những khu vực này vui đấy, nhưng rất ít bản sắc.
Hãy ngủ ngon và dậy sớm vào sáng hôm sau, kiếm một chiếc xe máy với giá thuê khoảng 50.000 IDR/ngày (khoảng 85.000 đồng. 1 IDR tương đương 1,7 VND), đổ xăng đầy bình (xăng rẻ lắm, chỉ ngang nước đóng chai) và chạy về phía nam - đến Ubud.
Thị trấn của những điều kinh ngạc
Kiếm một tấm bản đồ, chúng tôi lên xe máy rời Kuta đi Ubud. Tuy nhiên do đảo Bali quá lớn, bản đồ giấy không đủ chi tiết với những lối rẽ nhỏ. Sau một tiếng, chúng tôi phát hiện ra mình đi lệch sang hướng đông, tức là đi theo đường vòng cung rộng thay vì đường thẳng. Sau này, chúng tôi mới học được một mẹo: mở Google Map vào Direction nhập điểm đến để đánh dấu đường khi ở chỗ có Wi-Fi, rồi bật định vị theo dõi suốt đường đi.
Khu trung tâm Ubud mang hơi thở của một thị trấn miền núi, với những con phố hẹp và dốc. Hai bên đường, xen kẽ giữa những khu nhà cổ là các quán cà phê nhỏ sâu hun hút, dẫn thẳng ra những cánh đồng lúa phía sau; những tiệm bán hương liệu, tinh dầu, xà phòng chưng cất từ tự nhiên; những shop quần áo kiểu boho mang họa tiết Batik. Nơi này hầu như không có tiếng xe cộ, vì đa phần khách du lịch ở trọ trong thị trấn.
Cách trung tâm Ubud 10 phút lái xe với co đường ôm đèo dốc đứng, chúng tôi tìm tới được Angsoka Bungalow, nhà nghỉ nhỏ view xuống sườn núi thăm thẳm. Tôi đã đặt chỗ vì tò mò trước điểm review 9.0 và những nhận xét ca tụng vị trí của nhà trọ, cùng sự nhiệt tình của Putu - người quản lý, dù đây chỉ là một nhà nghỉ nhỏ 4 phòng với mức giá bình dân khoảng 350.000 đồng/đêm.
Angsoka được xây dựng trên sân sau của một ngôi nhà Bali truyền thống mà chủ là một pháp sư có tiếng trong vùng. Tối tối, rất đông dân làng tập trung tại nhà ông để thiền hay tập nhạc cụ cho một lễ hội sắp diễn ra.
Những ngôi nhà ở Bali không phải để bán. Như những ngôi nhà cổ khác trong vùng, đây là nơi tổ tiên của ông đã sinh sống và truyền lại qua hàng trăm năm. Linh hồn của họ được thờ trong ngôi đền gia đình, phía ngoài là một gian thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Gian nhà chính được dành cho ông, người chủ gia đình. Người con lớn ở một gian nhà riêng nhỏ hơn và một gian khác cho những người còn lại. Những người con gái sẽ đi lấy chồng, cuối cùng sẽ chỉ còn những người con trai ở lại, tiếp tục lập gia đình, sinh con và một thế hệ mới sẽ lại kế thừa ngôi nhà.
Putu là cháu của ông, được giao quản lý nhà nghỉ. Chàng trai ngoài 20 tuổi với những lọn tóc tết kiểu Jamaica này từng nhiều năm làm việc trên những du thuyền của Costa - đội tàu du lịch Italy huộc hàng lâu đời nhất trên thế giới. Đây cũng là lựa chọn phổ biến của đàn ông Bali khi các đội tàu biển lớn thường tuyển thủy thủ đoàn tại đây với mức thu nhập hấp dẫn. Điều này khiến diện mạo những người trẻ ở đây thật khác với các thế hệ trước: nói tiếng Anh lưu loát, am hiểu về ngành dịch vụ du lịch và cởi mở với những người khách đến từ khắp thế giới.
Những câu chuyện bất tận của Putu
Putu trở thành “nàng Sheherazade” của chúng tôi với nghìn lẻ câu chuyện về Bali. Sau một ngày rong ruổi trên đường, chúng tôi lại ngồi cà kê với cậu ngoài ban công trông ra sườn núi, bên những chai bia Bintang, chút rượu Arak truyền thống của Bali với “đồ nhắm” là ít chuối sấy mang từ Việt Nam sang cho đến 2-3h, khi cơ thể đã ngấm sương mới thôi.
Những câu hỏi về nghi thức cúng lễ ba lần trong ngày với gạo, nước, hoa và trái cây dẫn chúng tôi ngược dòng thời gian về đầu thế kỷ 16, khi tổ tiên của Putu - những người trung thành với hoàng gia Majapahit di cư đến Bali sau khi bị người Hồi giáo nhập cư đẩy khỏi Java, kết thúc 3 thế kỷ bá chủ những quần đảo Đông Nam Á bao trùm Indonesia, Malaysia, Nam Thái Lan, Singapore, Brunei... Bi kịch lịch sử ấy hóa ra lại bắt nguồn từ một chuyện tình éo le tương tự như Mị Châu - Trọng Thủy, khi Hoàng tử của vương triều ôn hòa theo đạo Phật - Hindu phải lòng một cô gái đạo Hồi, cải đạo và sau đó lật đổ chính cha mình.
Những kết nối lịch sử đó vẫn còn đến ngày nay, khi dân cư Bali vẫn sinh hoạt theo các tộc, như tổ tiên của Putu là dòng họ chuyên nghề thợ rèn. Và những người Bali thiểu số vẫn ngày ngày đấu tranh để bảo tồn tôn giáo - tín ngưỡng, nền văn hóa dựa vào thiên nhiên đặc trưng của mình trong một đất nước được cai trị bởi đa số người Hồi giáo. Họ phản đối ý tưởng xây đảo nổi nhân tạo như Dubai vì nó có thể giết chết thiên nhiên hoang sơ của Bali, hay kiên quyết từ chối yêu cầu của chính phủ chuyển đổi các khách sạn sang mô hình Hồi giáo để thu hút đám đông khách Ả Rập lắm tiền.
Chính vì thế, dù là điểm đến du lịch lớn nhất của Đông Nam Á, Bali không bị bao phủ bởi vẻ thương mại. Chợ nghệ thuật Ubud vẫn đậm đặc tính địa phương với ti tỉ món đồ thủ công mỹ nghệ, rẻ đến nỗi tưởng như bạn có thể mua bằng bất kỳ mức giá nào, chỉ cần đủ dũng cảm để mặc cả: những tấm chăn ghép khâu tay vài trăm ngàn đồng, phù điêu khắc gỗ lớn như tấm ván lướt sóng giá chưa tới trăm ngàn đồng, hay những nhạc cụ độc đáo đầy màu sắc chỉ dăm chục ngàn đồng.
Tìm lại sự cân bằng
Khi khép lại hành trình khám phá Bali của mình, tôi nhận ra lý do người ta đến Bali để tìm lại hạnh phúc chính là nếp sống ở đây giúp con người tìm về đúng chỗ đứng của mình giữa tổng hòa của tự nhiên và những mối quan hệ xã hội.
Cuộc sống hiện đại dễ khiến chúng ta đánh mất ý niệm về vai trò của mình trên thế giới này. Chúng ta dễ dàng trở nên ngạo mạn với thành công, cũng như nhanh chóng sụp đổ trước thất bại hay bị nghiền nát bởi những áp lực. Nhưng ở đây, chứng kiến người ta biết ơn hạt lúa, cái cây, con suối; dành cho nhau những nụ cười thay vì sự ganh ghét; khám phá cách con người cộng sinh với nhau, với thiên nhiên vạn vật, chợt thấy hạnh phúc có thể giản đơn biết bao, có thể đạt được mà không cần cạnh tranh hay tính toán.
Điều đó đã đủ là lý do để bạn tặng cho mình một kỳ nghỉ ở Bali chưa?
Ẩm thực truyền thống ở Bali.
Kiếm một chiếc xe máy, và chạy xa khỏi KutaKhi bạn hạ cánh được xuống sân bay Ngurah Rai của Bali thì cũng đã là cuối ngày. Tháng 1 năm sau mới có một hãng bay nội địa mở đường bay thẳng từ TP.HCM, nên hiện giờ bạn phải trải qua ít nhất 2 chuyến bay, chọn quá cảnh tại Kuala Lampur/Singapore hay Bangkok, với thời gian trên máy bay lên tới gần 7 tiếng, chưa kể chờ transit.
Thế nên đêm đầu tiên, phố biển Kuta là nơi nghỉ chân hợp lý nhất: cách sân bay 15 phút lái xe với những chỗ trọ giá rẻ, đầy đủ dịch vụ tiện ích cho khách du lịch cũng như một chút giải trí với bar, club thâu đêm, những shopping mall lộng lẫy mở tới 22h30.
Nhưng đừng để Kuta cám dỗ bạn nhiều hơn một đêm, bởi khu phố trung tâm Legian chẳng khác mấy các “trạm du lịch” ở bất kỳ thành phố lớn nào trong khu vực: na ná như Khaosan của Bangkok hay Bùi Viện của TP.HCM. Những khu vực này vui đấy, nhưng rất ít bản sắc.
Hãy ngủ ngon và dậy sớm vào sáng hôm sau, kiếm một chiếc xe máy với giá thuê khoảng 50.000 IDR/ngày (khoảng 85.000 đồng. 1 IDR tương đương 1,7 VND), đổ xăng đầy bình (xăng rẻ lắm, chỉ ngang nước đóng chai) và chạy về phía nam - đến Ubud.
Thị trấn của những điều kinh ngạc
Kiếm một tấm bản đồ, chúng tôi lên xe máy rời Kuta đi Ubud. Tuy nhiên do đảo Bali quá lớn, bản đồ giấy không đủ chi tiết với những lối rẽ nhỏ. Sau một tiếng, chúng tôi phát hiện ra mình đi lệch sang hướng đông, tức là đi theo đường vòng cung rộng thay vì đường thẳng. Sau này, chúng tôi mới học được một mẹo: mở Google Map vào Direction nhập điểm đến để đánh dấu đường khi ở chỗ có Wi-Fi, rồi bật định vị theo dõi suốt đường đi.
Mũi Tây Nam của Ubud.
Nhưng cũng không có gì phải hối tiếc, vì con đường vòng đưa chúng tôi qua Gianyar. Dọc đường, các làng nghề như những bảo tàng sống, có đoạn gợi nhớ đường vào Hội An (Quảng Nam), băng qua Non Nước (Đà Nẵng). Những xưởng đá nối tiếp nhau hai bên đường với hàng trăm tượng đá đủ kích thước, chủ yếu là tượng các vị thần trong tín ngưỡng Hindu, phù điêu theo phong cách Bali. Sau làng đá là làng gỗ với những vườn tượng khổng lồ - cái theo phong cách châu Phi, nơi sống động với những linh vật của tín ngưỡng Hindu trong đủ các tư thế. Chưa khi nào, tôi tận hưởng “cuộc đi lạc” của mình đến thế!
Làng thủ công mỹ nghệ tại ubud.
Tôi ngờ ngợ mình đã tới Ubud khi bánh xe cứ lăn vài mét, lại thấy mình phải “wow” lên thán phục một lần. Đầu tiên, tôi nghĩ mình lạc vào một quần thể đền đài, nhưng rồi nhận ra, đó là những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi, với những đền thờ nhỏ bên trong. Cả thị trấn ấm áp trong màu gạch đỏ cam sờn bạc. Những gian nhà mái lợp lá cọ cùng những đỉnh tháp chạm trổ cầu kỳ lấp ló qua khung cửa hẹp, vượt lên khỏi bờ tường bao. Tất cả khiến tôi tò mò ngay lập tức về những đại gia đình đang sinh sống đằng sau khung cửa kia, trong ngôi nhà tổ tiên họ xây hàng trăm năm trước.Khu trung tâm Ubud mang hơi thở của một thị trấn miền núi, với những con phố hẹp và dốc. Hai bên đường, xen kẽ giữa những khu nhà cổ là các quán cà phê nhỏ sâu hun hút, dẫn thẳng ra những cánh đồng lúa phía sau; những tiệm bán hương liệu, tinh dầu, xà phòng chưng cất từ tự nhiên; những shop quần áo kiểu boho mang họa tiết Batik. Nơi này hầu như không có tiếng xe cộ, vì đa phần khách du lịch ở trọ trong thị trấn.
Cách trung tâm Ubud 10 phút lái xe với co đường ôm đèo dốc đứng, chúng tôi tìm tới được Angsoka Bungalow, nhà nghỉ nhỏ view xuống sườn núi thăm thẳm. Tôi đã đặt chỗ vì tò mò trước điểm review 9.0 và những nhận xét ca tụng vị trí của nhà trọ, cùng sự nhiệt tình của Putu - người quản lý, dù đây chỉ là một nhà nghỉ nhỏ 4 phòng với mức giá bình dân khoảng 350.000 đồng/đêm.
Angsoka được xây dựng trên sân sau của một ngôi nhà Bali truyền thống mà chủ là một pháp sư có tiếng trong vùng. Tối tối, rất đông dân làng tập trung tại nhà ông để thiền hay tập nhạc cụ cho một lễ hội sắp diễn ra.
Những ngôi nhà ở Bali không phải để bán. Như những ngôi nhà cổ khác trong vùng, đây là nơi tổ tiên của ông đã sinh sống và truyền lại qua hàng trăm năm. Linh hồn của họ được thờ trong ngôi đền gia đình, phía ngoài là một gian thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Gian nhà chính được dành cho ông, người chủ gia đình. Người con lớn ở một gian nhà riêng nhỏ hơn và một gian khác cho những người còn lại. Những người con gái sẽ đi lấy chồng, cuối cùng sẽ chỉ còn những người con trai ở lại, tiếp tục lập gia đình, sinh con và một thế hệ mới sẽ lại kế thừa ngôi nhà.
Putu là cháu của ông, được giao quản lý nhà nghỉ. Chàng trai ngoài 20 tuổi với những lọn tóc tết kiểu Jamaica này từng nhiều năm làm việc trên những du thuyền của Costa - đội tàu du lịch Italy huộc hàng lâu đời nhất trên thế giới. Đây cũng là lựa chọn phổ biến của đàn ông Bali khi các đội tàu biển lớn thường tuyển thủy thủ đoàn tại đây với mức thu nhập hấp dẫn. Điều này khiến diện mạo những người trẻ ở đây thật khác với các thế hệ trước: nói tiếng Anh lưu loát, am hiểu về ngành dịch vụ du lịch và cởi mở với những người khách đến từ khắp thế giới.
Những câu chuyện bất tận của Putu
Putu trở thành “nàng Sheherazade” của chúng tôi với nghìn lẻ câu chuyện về Bali. Sau một ngày rong ruổi trên đường, chúng tôi lại ngồi cà kê với cậu ngoài ban công trông ra sườn núi, bên những chai bia Bintang, chút rượu Arak truyền thống của Bali với “đồ nhắm” là ít chuối sấy mang từ Việt Nam sang cho đến 2-3h, khi cơ thể đã ngấm sương mới thôi.
Những câu hỏi về nghi thức cúng lễ ba lần trong ngày với gạo, nước, hoa và trái cây dẫn chúng tôi ngược dòng thời gian về đầu thế kỷ 16, khi tổ tiên của Putu - những người trung thành với hoàng gia Majapahit di cư đến Bali sau khi bị người Hồi giáo nhập cư đẩy khỏi Java, kết thúc 3 thế kỷ bá chủ những quần đảo Đông Nam Á bao trùm Indonesia, Malaysia, Nam Thái Lan, Singapore, Brunei... Bi kịch lịch sử ấy hóa ra lại bắt nguồn từ một chuyện tình éo le tương tự như Mị Châu - Trọng Thủy, khi Hoàng tử của vương triều ôn hòa theo đạo Phật - Hindu phải lòng một cô gái đạo Hồi, cải đạo và sau đó lật đổ chính cha mình.
Những kết nối lịch sử đó vẫn còn đến ngày nay, khi dân cư Bali vẫn sinh hoạt theo các tộc, như tổ tiên của Putu là dòng họ chuyên nghề thợ rèn. Và những người Bali thiểu số vẫn ngày ngày đấu tranh để bảo tồn tôn giáo - tín ngưỡng, nền văn hóa dựa vào thiên nhiên đặc trưng của mình trong một đất nước được cai trị bởi đa số người Hồi giáo. Họ phản đối ý tưởng xây đảo nổi nhân tạo như Dubai vì nó có thể giết chết thiên nhiên hoang sơ của Bali, hay kiên quyết từ chối yêu cầu của chính phủ chuyển đổi các khách sạn sang mô hình Hồi giáo để thu hút đám đông khách Ả Rập lắm tiền.
Chợ nghệ thuật Ubud.
Quan niệm rằng tự nhiên, muôn loài và con người đều được hình thành từ cùng những “hạt vũ trụ”, người Bali đối đãi với cái cây, ngọn cỏ hay những chú khỉ với tất cả sự trân trọng. Nhà không được phép xây cao hơn ngọn cây dừa. Người ta làm lễ trước khi cần chặt đi một cái cây; người nông dân bỏ dép trước khi bước lên bậc ruộng của mình; hay trái cây được để lại trên những ban thờ ngoài sân, để lũ khỉ thoải mái lấy ăn.Chính vì thế, dù là điểm đến du lịch lớn nhất của Đông Nam Á, Bali không bị bao phủ bởi vẻ thương mại. Chợ nghệ thuật Ubud vẫn đậm đặc tính địa phương với ti tỉ món đồ thủ công mỹ nghệ, rẻ đến nỗi tưởng như bạn có thể mua bằng bất kỳ mức giá nào, chỉ cần đủ dũng cảm để mặc cả: những tấm chăn ghép khâu tay vài trăm ngàn đồng, phù điêu khắc gỗ lớn như tấm ván lướt sóng giá chưa tới trăm ngàn đồng, hay những nhạc cụ độc đáo đầy màu sắc chỉ dăm chục ngàn đồng.
Tìm lại sự cân bằng
Khi khép lại hành trình khám phá Bali của mình, tôi nhận ra lý do người ta đến Bali để tìm lại hạnh phúc chính là nếp sống ở đây giúp con người tìm về đúng chỗ đứng của mình giữa tổng hòa của tự nhiên và những mối quan hệ xã hội.
Cuộc sống hiện đại dễ khiến chúng ta đánh mất ý niệm về vai trò của mình trên thế giới này. Chúng ta dễ dàng trở nên ngạo mạn với thành công, cũng như nhanh chóng sụp đổ trước thất bại hay bị nghiền nát bởi những áp lực. Nhưng ở đây, chứng kiến người ta biết ơn hạt lúa, cái cây, con suối; dành cho nhau những nụ cười thay vì sự ganh ghét; khám phá cách con người cộng sinh với nhau, với thiên nhiên vạn vật, chợt thấy hạnh phúc có thể giản đơn biết bao, có thể đạt được mà không cần cạnh tranh hay tính toán.
Điều đó đã đủ là lý do để bạn tặng cho mình một kỳ nghỉ ở Bali chưa?
Theo Lan Phương (News Zing)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét