Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Tour du lịch 'dẫn đến'…địa ngục?

Cho đến nay, địa ngục vẫn là một bí ẩn lớn với loài người bởi chưa ai từng đặt chân đến đó. Hơn thế nữa, sự tồn tại của những chiếc hố bí ẩn với chiều sâu vô tận như cánh cửa dẫn đến địa ngục càng kích thích trí tò mò của loài người.

Darvaza, cửa địa ngục trong sa mạc 

Tại quốc gia trung Á Turkmenistan tồn tại một kỳ quan thế giới bí ẩn được biết tới như là một cánh cửa dẫn xuống địa ngục. Kỳ quan này có tên gọi là Darvaza, theo tiếng địa phương có nghĩa là “cánh cửa”. Cánh cửa này hiện hữu ngay trên sa mạc Karakum (nghĩa là cát đen) - một trong 10 sa mạc lớn nhất trên thế giới. 




Không có từ ngữ nào miêu tả Darvaza hơn từ “cánh cửa địa ngục” bởi nó giống như một nồi hơi khổng lồ với khí nóng không ngừng bốc lên (nguồn:vn-zoom.com)

Ngoài một số bãi chăn thả lạc đà, nơi này không còn bóng dáng của sinh vật nào khác ngoài hàng chục ngàn km cát xung quanh. Ngôi làng gần nhất có tên là Erbent cũng nằm cách đó 90 km.

Có lẽ không có từ ngữ nào miêu tả Darvaza hơn từ “cánh cửa địa ngục” bởi nó giống như một nồi hơi khổng lồ với khí nóng không ngừng bốc lên. Không một ai, một sinh vật nào có thể sống sót khi rơi xuống đó. Và cũng không có sinh vật nào có thể đi lên từ đó.

Hố địa ngục Darvazan thực chất là một miệng núi lửa chứa đầy dung nham sôi sùng sục liên tục. Miệng núi lửa này rộng tới 60m, sâu 20m. Những khí ga đi lên từ lòng đất qua lớp dung nham bị đốt cháy thành hàng trăm ngọn đuốc sáng rực bốc lên cao tới 10 - 15m.

Vào năm 1971, các giếng khoan thăm dò và hang động ngầm đã được con người mở ra nhằm để khai thác khí tự nhiên. Tuy nhiên, công trình này sau đó đã bị thất bại. May mắn là không ai bị thương. Nhưng giếng khoan bị sập đổ lại khiến hàng tỉ mét khối khí bị thất thoát ra ngoài và ngọn đuốc khí khổng lồ này vẫn cứ thế duy trì suốt gần 40 năm qua. Người ta không thể ước tính nổi bao nhiều tấn gas đã tiêu tốn để duy trì ngọn lửa này và dường như nó là vô tận.

Những hố tròn không đáy ở Nga


Sự việc kỳ lạ liên tiếp xuất hiện kể từ cuối những năm 1980: giữa rừng già heo hút, người ta tìm thấy những cái hang sâu hoắm, thành hang nhẵn thín và trơn tuột như thể hang lươn. 


Không hề có bất cứ dấu tích nào của đất đá đào xới xung quanh. Như thể có bàn tay vô hình khổng lồ đã thọc vào lòng đất (nguồn: xinhua)

Điều khó hiểu ở chỗ: những hố tròn khổng lồ luôn tọa lạc tại vị trí hẻo lánh nhất của khu rừng, cũng là nơi cây cối rậm rạp và um tùm nhất. Việc đem xe tải, xe xúc hay bất kỳ công cụ đào bới nào vào đây mà không để lại dấu vết khó ngang chuyện... lên trời. 

Hơn nữa, cũng không hề có bất cứ dấu tích nào của đất đá đào xới xung quanh. Như thể có bàn tay vô hình khổng lồ đã thọc vào lòng đất. Rất nhiều đội thám hiểm đã tìm tới đây và dùng dây chằng đưa người xuống hố, những mong làm sáng tỏ điều bí ẩn hơn 2 chục năm qua.

Rốt cục họ đều trở về tay trắng: lòng hố tối đen như hũ nút và sâu tưởng chừng như không bao giờ chạm đáy. Những lỗ tròn này được tạo ra như thế nào, do ai, vì mục đích gì - tất cả câu trả lời còn nằm trong vòng bí hiểm.

Miệng núi lửa Nyiragongo, cổng vào địa ngục

Núi lửa Nyiragongo ở miền Trung châu Phi nằm giữa vùng Great Lakes, châu Phi. Đây là ngọn núi lửa lớn nhất thế giới còn đang hoạt động, ước đoán chứa khoảng 86 triệu mét khối dung nham. 








Lịch sử ghi nhận sự phun trào mãnh liệt của Nyiragongo vào những năm 1948; 1972; 1975; 1977 và mới đây nhất là năm 2002 (nguồn:tinhte.vn4)
Lịch sử ghi nhận sự phun trào mãnh liệt của Nyiragongo vào những năm 1948; 1972; 1975; 1977 và mới đây nhất là năm 2002. Tháng 1 – 1977 trận phun trào dung nham của Nyiragongo giết chết 2.000 dân thành phố Goma, Cộng hòa Congo.

Lỗ sâu giữa thành phố Guatemala 2010

Thành phố này đã từng xuất hiện một hố tròn lạ lùng tương tự Guatemal năm 2007 nhưng sâu hơn (90 mét) và miệng không to bằng, nguyên nhân cũng bởi do sụt đất.


Miêu tả tại hiện trường của phóng viên CNN ngày 2/6/2010, cư dân trong một khu phố trung tâm thành phố Guatemala vẫn còn bị sốc sau khi một miệng hố lớn mở ra vào cuối tuần trước có đường kính 20 mét và sâu khoảng 30 mét, nuốt chửng một xưởng may quần áo và gần như toàn bộ giao lộ (nguồn: xinhua)

Lỗ hổng Kimberley
Lỗ hổng Kimberley là một lỗ hổng lớn thuộc thị trấn Kimberley, về phía bắc thành phố Northern Cape, một thành phố lớn ở Nam  Phi. Lỗ hổng khổng lồ này có chiều sâu 1.230m và có thể chứa được một lượng nước khổng lồ. 


Hiện tại hố sâu này đang được coi như một di sản của thế giới (nguồn: xinhua)

Từ năm 1886 đến năm 1914, hơn 50.000 công nhân mỏ đã làm việc trong hố sâu này với cuốc, xẻng. Và họ đã tìm kiếm được 2.722kg kim cương. Hiện tại hố sâu này đang được coi như một di sản của thế giới. 

Lỗ lớn mầu xanh ở Belize

Lỗ lớn mầu xanh (hay hang đá vôi) Belize nằm gần trung tâm của Lighthouse Reef, một đảo san hô nhỏ, cách khoảng 100km từ thành phố Belize. Đây là một lỗ tròn màu xanh, nằm dưới đại dương, có đường kính 305m và sâu 123m. Nó được hình thành như một hang đá vôi trong thời kỳ băng giá.



Lỗ lớn mầu xanh (hay hang đá vôi) Belize nằm gần trung tâm của Lighthouse Reef, một đảo san hô nhỏ, cách khoảng 100km từ thành phố Belize (nguồn: xinhua)
  • Thùy Thơm (tổng hợp)

Không có nhận xét nào: