(Toquoc)-Từng là thủ đô của người Xiêm trong khoảng thời gian 417 năm, thành phố Ayuttayaa như là một bằng chứng hùng hồn cho quá khứ huy hoàng của Thái Lan một thời.
Chính sự kết hợp giữa kiến trúc phương Tây và phương Đông, nét huy hoàng của một thủ đô một thời vang bóng và cả những tàn tích mà những cuộc chiến tranh để lại đã hấp dẫn khách du lịch đến với địa danh này.
Du khách thường hay ví chuyến thăm thành cổ Ayutthaya như đến với con đường của những vinh quang một thời của Thái Lan. Cũng chính nơi này đã ghi dấu những nghiệt ngã mà chiến tranh mang lại. Được xây dựng từ năm 1351 dưới thời vua U Thong thời kỳ vàng son trong lịch sử Thái Lan. Vô số ngôi chùa được dát vàng lấp lánh thời đó đã minh chứng cho điều này. Vào thời đó, đất nước của người Xiêm đã xây dựng quan hệ đối ngoại với hơn 40 nước. Năm 1865, quân Myanmar xâm chiếm kinh thành, thủ đô của người Xiêm buộc phải chuyển sang Thon Buri một thời gian và sau đó là Bangkok dưới triều đại Rattanakosin. Và sau đây là những địa danh bạn không thể bỏ qua trong khi có dịp ghé thăm cố đô này.
Lâu đài Bang Pa-in
Đến với thành cổ Ayutthaya, một địa danh mà bạn sẽ không thể bỏ qua cung điện Bang Pa-in. Nằm bên cạnh bờ sông Chao Phraya, đây là một quần thể kiến trúc độc đáo với nhiều kiểu kiến trúc của Trung Quốc, Thái Lan và châu Âu, được xây dựng từ thời nhà vua Chulalongkorn năm 1876.
Cung điện Bang Pa-in – nơi gắn liền với những thăng trầm của thành cổ Ayutthaya
Lịch sử cung điện Bang Pa-in gắn liền với vị vua Prassat Thong của thời kỳ Ayutthaya. Theo biên sử niên đại, vị vua này là con của nhà vua Ekathotsarot và một thôn nữ ông gặp trong khi đi thuyền dọc bờ sông. Nơi thuyền của nhà vua đậu chính là khu vực Bang Pa-in ngày nay. Sau khi lên ngôi vua năm 1630, nhà vua đã xây dựng một ngôi đền tại ngôi nhà cũ của mẹ ông cùng với đó là cung điện hoàng gia được đặt tên Aisawan Dhipaya Asana. Nơi đây đã từng là nơi nghỉ hè của một số đời vua trước khi Miến Điện xâm chiếm Ayutthaya vào năm 1767. Sau thời kỳ Ayutthaya không còn là thủ đô, địa danh này đã bị lãng quên một thời gian cho đến thời vua Rama IV. Sau đó, con trai của ông, vua Rama V khi lên ngôi đã cho xây dựng thêm nhiều công trình nữa, và dân cư cũng được tăng cường, kết quả là như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Phòng chức năng Phra Thinang của vua Rama V
Đền Niwet Dhma Prawat
Từ Lâu đài Bang Pa-in, du khách có thể đi tới Wat Niwet Dhama Prawat- một ngôi đền nằm trên hòn đảo nhỏ của cung điện. Du khách có thể tới đó bằng xe cáp treo nhỏ có thể chở 1 lúc từ 6 tới 8 người. Dịch vụ này du khách được miễn phí.
Đền Wat Niwet Dharma Prawat được xây dựng vào năm 1878 bởi nhà vua Rama V. Đây được xem là trung tâm tôn giáo của vương quốc trong suốt thời gian nghỉ hè của nhà vua tại cung điện. Mặc dù thiết kế bên trong mang đậm nét châu Âu, nhưng lâu đài lại được xây dựng theo kiểu Dharnayut -phái được thành lập ra bởi cha của vị vua này. Trên đường vào nhà thờ là một cửa kính màu của vua Rama V - hình ảnh biểu trưng của hoàng gia. Cửa kính nguyên gốc được sản xuất tại Pháp năm 1877.
Nếu như bên ngoài của ngôi đền mang rõ phong cach kiến trúc của Gô-tic bởi nóc dài và dốc, thì bên trong ngôi đền lại cho thấy một sự hòa quyện giữa phong cách kiến trúc phương Đông và phương Tây. Các bức tường của ngôi đền được trang trí bằng kính màu và các tác phẩm nghệ thuật rất sống động của phương Tây, trong khi cách bài trí lại đậm tính Phật giáo với việc đặt bàn thờ bằng ảnh Phật tổ, Phra Buddha Naruemon Dharmophas được đặt ở trung tâm.
Du khách đi cáp treo từ cung điện Bang Pa-in tới đền Wat Niwet Dharma Prawat
Cả cung điện Bang Pa-in và đền Wat Niwet Dhama Prawat đều được đặt ở quận Bang Pa-in của thành Ayutthaya. Cung điện hiện vẫn được mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Vé vào cửa là 20 baht với trẻ em và 30 baht dành cho người lớn, 100 baht cho người nước ngoài.
Cung điện Phra Thinang
Nằm cách đó không xa là Phra Thinang Varobhas Phimarn là một nhà một tầng được xây dựng theo phong cách cổ điển kiểu mới, được sử dụng làm phòng chức năng cho nhà vua Rama V. Sau đó vào năm 1918, vua Rama VI lên ngôi, đám cưới hoàng gia giữa con trai của ông, hoàng tử Prajadhipok sau này cũng trở thành vua đã diễn ra ở đây. Ngày nay, nội thất bên trong của tòa nhà được trang trí theo phong cách khác nhau tại các phòng, kể cả phòng khách của vua Rama V, đại sảnh, phòng ăn, phòng ở - nơi Quốc vương Bhumibol đã ở trong suốt thời gian nhà vua sống tại Bang Pa-in từ năm 1974 tới năm 1982.
Nội thất bên trong phòng chức năng Phra Thinang Varobhas Phimarn
Không chỉ lối kiến trúc độc đáo nổi bật so với cả khu vực, mà Phra Thinang Varobhas Phimarn còn hấp dẫn du khách bởi những khía cạnh lịch sử giàu có và lâu đời về mối quan hệ giữa người Xiêm và Trung Quốc. Khởi đầu bằng việc một nhóm thương gia Trung Quốc đã giúp vua Rama V năm 1889 cung cấp nguyên liệu để trang trí cung điện như một bộ sưu tập đồ điện, sành sứ như những điểm trạm khắc trong cung điện. Bên trong được bài trí theo kiểu ngai vàng Trung Quốc.
Bách Hợp (Theo Bangkok Post)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét