Nhắc đến Hàn Quốc, người ta sẽ nhắc tới mì lạnh, cơm cuốn và tất nhiên không thể thiếu được món ăn dân dã kim chi. Với mùi vị độc đáo, riêng biệt, món ăn này đã góp phần làm nên nét đặc trưng cho văn hóa ẩm thực và trở thành niềm tự hào của đất nước Hàn.
Kim chi ra đời khoảng thế kỉ XII. Bắt đầu từ loại cải muối truyền thống, bằng sự khéo léo tài hoa, người Hàn đã sáng tạo ra 187 loại kim chi có màu sắc và mùi vị khác nhau nhưng đều có một điểm chung là rất cay. Hai vùng Bắc - Nam của Hàn Quốc thường có sự chênh lệch về nhiệt độ khá rõ rệt, vùng phía Bắc Hàn thường lạnh hơn phía Nam, chính điều này cũng tạo nên những phong vị riêng cho món kim chi của mỗi vùng. Kim chi miền Bắc dễ bảo quản tươi nên được ướp ít muối, nhiều nước và ít gắt hơn kim chi miền Nam.
Kim chi được thưởng thức dưới nhiều mức độ đậm đà khác nhau. Khi ăn người ta bày trên một chiếc đĩa sứ màu trắng có bề mặt phẳng để làm nổi bật màu sắc đỏ tươi, ấm nóng, tăng thêm sự quyến rũ cho món ăn này. Ăn kim chi là thói quen từ lâu đời của người Hàn, cũng giống như người Pháp uống rượu vang, hay người Nhật ăn Sushi vậy. Vì thế trong một bữa tiệc dù có to đến mấy mà thiếu Kim chi thì cũng coi như hỏng.
Kim chi đa dạng về chủng loại như: Nabak kimchi (kim chi củ cải nước), Oi-sobagi (kim chi dưa leo), Pa kimchi (kim chi hành), Yangbaechu kimchi (kim chi cải thảo), Gulk- kakdugi (kim chi củ cải xắt khối vuông trộn với hành).v.v… Kim chi là món ăn dễ chế biến, không đòi hỏi quá trình lên men dài ngày, gần giống như món dưa muối của Việt Nam nhưng độc đáo vì nhiều gia vị hơn. Những nguyên liệu thường được dùng để muối kim chi gồm có cải thảo, củ cải, bắp cải non, dưa leo và tỏi tây. Các gia vị không thể thiếu trong món này là: ớt, hành, hẹ, tỏi, quả lê, cá muối... Trong đó ớt được coi là thành phần chính làm nên màu sắc và hương vị cho kim chi. Nếu thiếu ớt thì món kim chi sẽ không bao giờ được hình thành.
Kim chi ra đời khoảng thế kỉ XII. Bắt đầu từ loại cải muối truyền thống, bằng sự khéo léo tài hoa, người Hàn đã sáng tạo ra 187 loại kim chi có màu sắc và mùi vị khác nhau nhưng đều có một điểm chung là rất cay. Hai vùng Bắc - Nam của Hàn Quốc thường có sự chênh lệch về nhiệt độ khá rõ rệt, vùng phía Bắc Hàn thường lạnh hơn phía Nam, chính điều này cũng tạo nên những phong vị riêng cho món kim chi của mỗi vùng. Kim chi miền Bắc dễ bảo quản tươi nên được ướp ít muối, nhiều nước và ít gắt hơn kim chi miền Nam.
Kim chi được thưởng thức dưới nhiều mức độ đậm đà khác nhau. Khi ăn người ta bày trên một chiếc đĩa sứ màu trắng có bề mặt phẳng để làm nổi bật màu sắc đỏ tươi, ấm nóng, tăng thêm sự quyến rũ cho món ăn này. Ăn kim chi là thói quen từ lâu đời của người Hàn, cũng giống như người Pháp uống rượu vang, hay người Nhật ăn Sushi vậy. Vì thế trong một bữa tiệc dù có to đến mấy mà thiếu Kim chi thì cũng coi như hỏng.
Kim chi đa dạng về chủng loại như: Nabak kimchi (kim chi củ cải nước), Oi-sobagi (kim chi dưa leo), Pa kimchi (kim chi hành), Yangbaechu kimchi (kim chi cải thảo), Gulk- kakdugi (kim chi củ cải xắt khối vuông trộn với hành).v.v… Kim chi là món ăn dễ chế biến, không đòi hỏi quá trình lên men dài ngày, gần giống như món dưa muối của Việt Nam nhưng độc đáo vì nhiều gia vị hơn. Những nguyên liệu thường được dùng để muối kim chi gồm có cải thảo, củ cải, bắp cải non, dưa leo và tỏi tây. Các gia vị không thể thiếu trong món này là: ớt, hành, hẹ, tỏi, quả lê, cá muối... Trong đó ớt được coi là thành phần chính làm nên màu sắc và hương vị cho kim chi. Nếu thiếu ớt thì món kim chi sẽ không bao giờ được hình thành.
Kim chi cải thảo
Kim chi dưa chuột
Kim chi Nabak
Người Hàn Quốc ăn kim chi không chỉ thông thường như một loại dưa muối mà họ còn chế biến thành nhiều món khác như canh kim chi, bánh rán kim chi… Đặc biệt là món canh rất ngon và được nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Canh kim chi được nấu bằng loại kim chi đã chua đậm với thịt ba chỉ thái vuông con cờ, hầm cho đến khi thịt nhừ và ngấm vị chua của kim chi thì cho một ít đậu phụ vào đun sôi chút nữa. Canh kim chi ăn với cơm, vừa chua, cay và rất ngậy.
Canh kim chi
Hàn Quốc là xứ lạnh, mùa đông nhiệt độ có lúc xuống âm 10 độ C. Đặc biệt, các khu vực miền núi không những phải chịu nhiệt độ thấp mà còn phải đối mặt với những trận tuyết rơi nặng. Vì thế ăn kim chi còn là cách để người Hàn chống chịu với giá lạnh khắc nghiệt. Vị cay nồng nàn của ớt xóa tan đi cái lạnh lẽo, buốt giá cộng hưởng với các gia vị trong món kim chi đem lại cho con người sự ấm áp vô cùng. Trong căn phòng được sưởi ấm bằng hệ thống Ondol (hệ thống lò sưởi dưới sàn nhà rất độc đáo của người Hàn) và thưởng thức một tô Dongchimi cùng với món bánh gạo sẽ thấy rất tuyệt. Để chế biến Dongchimi, cần chọn những củ cải non, sau đó cắt cuống, rửa sạch. Củ cải sau khi lăn đều trong muối sẽ được xếp gọn gàng trong vại và để qua đêm. Củ hành lá, tỏi, gừng được thái mỏng, đựng chung trong một túi nhỏ cũng đặt vào vại. Tiếp theo, người ta đổ nước muối, thêm ớt và ngâm độ mười ngày sau là dùng được. Mùi vị món Dongchimi sẽ thơm ngon, hấp dẫn hơn khi thêm lê, trái thanh yên, rong biển và lá mù tạc.
Tạp chí Sức khỏe của Mỹ đã từng gọi kim chi là một trong năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất của thế giới, với khẳng định rằng món ăn này giàu vitamin, giúp tiêu hóa tốt và thậm chí còn có thể có tác dụng phòng bệnh ung thư. Đặc sản bổ dưỡng này của Hàn Quốc đã phổ biến trên toàn thế giới và Hàn Quốc đã được gắn với mỹ danh xứ sở kim chi. Tuy không được làm từ những nguyên liệu đắt tiền nhưng kim chi xứng danh là món ăn truyền thống tinh túy nhất của đất nước Hàn.
Tạp chí Sức khỏe của Mỹ đã từng gọi kim chi là một trong năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất của thế giới, với khẳng định rằng món ăn này giàu vitamin, giúp tiêu hóa tốt và thậm chí còn có thể có tác dụng phòng bệnh ung thư. Đặc sản bổ dưỡng này của Hàn Quốc đã phổ biến trên toàn thế giới và Hàn Quốc đã được gắn với mỹ danh xứ sở kim chi. Tuy không được làm từ những nguyên liệu đắt tiền nhưng kim chi xứng danh là món ăn truyền thống tinh túy nhất của đất nước Hàn.
Thùy Linh
(Nguồn Tapchimonngon)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét