Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Những điều lạ lùng ở Ấn Độ




Hòn đá bay, vùng đất của ma thuật, hồ hài cốt, làng sinh đôi, đồi nam châm, ngôi làng chưa hề có tội ác diễn ra... là những bí ẩn khó lý giải thu hút nhiều du khách tới với Ấn Độ.
1. Hòn đá bay, Shivapur, Maharashtra: Tại một ngôi làng nhỏ tên Shivapur ở Pune, ngôi đền Hazrat Qamar Ali Darvesh có một câu chuyện thần bí. 800 năm trước, ngôi đền này là một sân tập võ. Một vị thánh Sufi tên Qamar Ali bị những tay vật ở đây trêu chọc. Vị thánh đã phù phép một tảng đá được các tay vật dùng để tập luyện.  Hòn đá nặng 70 kg có thể được nâng lên chỉ bằng cách chạm 11 ngón tay vào và kêu tên vị thánh thật to. Đến nay, hòn đá Qamar Ali vẫn có thể được nâng lên một cách dễ dàng bằng cách đọc tên vị thánh.
1. Hòn đá bay, Shivapur, Maharashtra: Tại một ngôi làng nhỏ tên Shivapur ở Pune, ngôi đền Hazrat Qamar Ali Darvesh có một câu chuyện thần bí. 800 năm trước, ngôi đền này là một sân tập võ. Một vị thánh Sufi tên Qamar Ali bị những tay vật ở đây trêu chọc. Vị thánh đã phù phép một tảng đá được các tay vật dùng để tập luyện. Hòn đá nặng 70 kg có thể được nâng lên chỉ bằng cách chạm 11 ngón tay vào và kêu tên vị thánh thật to. Đến nay, hòn đá Qamar Ali vẫn có thể được nâng lên một cách dễ dàng bằng cách đọc tên vị thánh.
2. Vùng đất ma thuật, Mayong, Assam: Một tấm màn bí ẩn bao trùm Mayong, hay còn gọi là “Vùng đất của ma thuật”, một ngôi làng nằm cách thành phố Guwahati 40 km, gần khu bảo tồn Pobitora. Người ta tin rằng cái tên Mayong bắt nguồn từ “Maya”(ảo giác) trong tiếng Sanskrit. Tại đây có nhiều câu chuyện về những người đột ngột biến mất giữa không trung, người biến thành động vật, thú dữ được thuần hóa bằng phép thuật. Các phép phù thủy và ma thuật được thực hiện và truyền từ đời này sang đời khác.  Nhiều di vật cổ của Ayurveda và ma thuật đang được bảo quản tại bảo tàng Trung tâm Mayong.
2. Vùng đất ma thuật, Mayong, Assam: Một tấm màn bí ẩn bao trùm Mayong, hay còn gọi là “Vùng đất của ma thuật”, một ngôi làng nằm cách thành phố Guwahati 40 km, gần khu bảo tồn Pobitora. Người ta tin rằng cái tên Mayong bắt nguồn từ “Maya”(ảo giác) trong tiếng Sanskrit. Tại đây có nhiều câu chuyện về những người đột ngột biến mất giữa không trung, người biến thành động vật, thú dữ được thuần hóa bằng phép thuật. Các phép phù thủy và ma thuật được thực hiện và truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều di vật cổ của Ayurveda và ma thuật đang được bảo quản tại bảo tàng Trung tâm Mayong.
3. Hồ hài cốt Roopkund, Chamoli, Uttarakhand: Nằm ở độ cao hơn 5.000 m, giữa khu vực khắc nghiệt nhất của dãy Himalayas,  hồ Roopkund phủ đầy tuyết và bao quanh là những dải băng hà lởm chởm. Được biết đến với cái tên “hồ Hài Cốt” hay “hồ Bí Ẩn”, điều đặc biệt về hồ nước này là hơn 600 bộ xương người được tìm thấy tại đây. Những bộ xương này có từ thế kỷ 9 sau Công nguyên và lộ rõ khi tuyết tan. Người dân địa phương tin rằng đây là một đoàn người đi ngang qua, họ khiến thần Latu tức giận tạo bão tuyết làm họ mắc kẹt và cuối cùng chết hết.
3. Hồ hài cốt Roopkund, Chamoli, Uttarakhand: Nằm ở độ cao hơn 5.000 m, giữa khu vực khắc nghiệt nhất của dãy Himalayas, hồ Roopkund phủ đầy tuyết và bao quanh là những dải băng hà lởm chởm. Được biết đến với cái tên “hồ Hài Cốt” hay “hồ Bí Ẩn”, điều đặc biệt về hồ nước này là hơn 600 bộ xương người được tìm thấy tại đây. Những bộ xương này có từ thế kỷ 9 sau Công nguyên và lộ rõ khi tuyết tan. Người dân địa phương tin rằng đây là một đoàn người đi ngang qua, họ khiến thần Latu tức giận tạo bão tuyết làm họ mắc kẹt và cuối cùng chết hết.

4. Chim tự sát tập thể, Jatinga, Assam: Làng Jatinga nằm trên đồi Borail của vùng Assam. Mỗi mùa mưa, ngôi làng đẹp đẽ này lại chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ. Khoảng giữa tháng 9 và tháng 10, nhất là vào những tối âm u và sương mù, hàng trăm con chim di cư lại lao vào cây và các tòa nhà đến chết. Hiện tượng chim tự sát tập thế này được thế giới chú ý sau những nghiên cứu của nhà tự nhiên học nổi tiếng E.P. Gee vào thập niên 60.
4. Chim tự sát tập thể, Jatinga, Assam: Làng Jatinga nằm trên đồi Borail của vùng Assam. Mỗi mùa mưa, ngôi làng đẹp đẽ này lại chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ. Khoảng giữa tháng 9 và tháng 10, nhất là vào những tối âm u và sương mù, hàng trăm con chim di cư lại lao vào cây và các tòa nhà đến chết. Hiện tượng chim tự sát tập thế này được thế giới chú ý sau những nghiên cứu của nhà tự nhiên học nổi tiếng E.P. Gee vào thập niên 1960.
5. Làng sinh đôi Kodinhi (Kerala) và Umri (gần Allahabad): Kodinhi, một ngôi làng bình lặng nằm ở quận Malappuram, Kerala, đã gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học trên thế giới. Trong số 2.000 người dân ở  Kodinhi có tới 350 cặp sinh đôi cùng trứng. Tỷ lệ 6 cặp sinh đôi trên 1.000 trẻ sinh ra đã là cao, ở Kodinhi tỷ lệ này là 42 cặp/1.000 trẻ.
5. Làng sinh đôi Kodinhi (Kerala) và Umri (gần Allahabad): Kodinhi, một ngôi làng bình lặng nằm ở quận Malappuram, Kerala, đã gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học trên thế giới. Trong 2.000 người dân ở Kodinhi có tới 350 cặp sinh đôi cùng trứng. Tỷ lệ 6 cặp sinh đôi trên 1.000 trẻ sinh ra đã là cao, ở Kodinhi tỷ lệ này là 42 cặp/1.000 trẻ.
Làng Mohammedpur Umri gần Allahabad cũng có câu chuyện tương tự. Tỷ lệ sinh đôi ở đây cao gấp 300 lần tỷ lệ sinh đôi quốc gia, với 60 cặp sinh đôi trên tổng dân số 900 người. Các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân nằm trong gien di truyền, nhưng những người khác lại cho rằng đây là ý muốn của thần linh.
Làng Mohammedpur Umri gần Allahabad cũng có câu chuyện tương tự. Tỷ lệ sinh đôi ở đây cao gấp 300 lần tỷ lệ sinh đôi quốc gia, với 60 cặp sinh đôi trên tổng dân số 900 người. Các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân nằm trong gien di truyền, nhưng những người khác lại cho rằng đây là ý muốn của thần linh.
6. Đồi Nam Châm, Ladakh: Ở độ cao 3.352 m trên mực nước biển, đồi Nam Châm là một trong những điểm không thể bỏ qua trên đường tới Leh. Nó nổi tiếng với khả năng kéo một chiếc xe về phía mình du xe không nổ máy. Đó là một trải nghiệm lạ lùng, nhưng thực tế đó chỉ là một ảo giác quang học do đồi trọng lực tạo ra. Đồi Nam Châm là một trong những đồi trọng lực nổi tiếng nhất thế giới.
6. Đồi Nam Châm, Ladakh: Ở độ cao 3.352 m trên mực nước biển, đồi Nam Châm là một trong những điểm không thể bỏ qua trên đường tới Leh. Nơi đây nổi tiếng với khả năng kéo một chiếc xe về phía mình dù xe không nổ máy. Đó là một trải nghiệm lạ lùng, nhưng thực tế đó chỉ là một ảo giác quang học do đồi trọng lực tạo ra. Đồi Nam Châm là một trong những đồi trọng lực nổi tiếng nhất thế giới.
7. Làng hậu duệ  của Alexander Đại Đế - Malana, Himachal Pradesh: Nằm ở phía Đông Bắc thung lũng Kullu, Malana còn được coi là “Tiểu Hy Lạp của Ấn Độ” vì người dân nơi đây tin rằng mình là hậu duệ của Alexander Đại Đế. Ngôi làng cổ này nằm tách biệt với thế giới, họ hoạt động theo hệ thống chính trị bản xứ riêng. Chỉ có khoảng 100 nóc nhà trong ngôi làng này, nhưng ở đây nổi tiếng với Malana Cream, loại thuốc phiện nặng nhất và có chất lượng cao nhất.
7. Làng hậu duệ của Alexander Đại Đế - Malana, Himachal Pradesh: Nằm ở phía đông bắc thung lũng Kullu, Malana còn được coi là “Tiểu Hy Lạp của Ấn Độ” vì người dân nơi đây tin rằng mình là hậu duệ của Alexander Đại Đế. Ngôi làng cổ này nằm tách biệt với thế giới, họ hoạt động theo hệ thống chính trị bản xứ riêng.
8. Ngôi làng sạch nhất châu Á - Mawlynnong, Meghalaya: Làng Mawlynnong ở Cherrapunji thường được gọi là “Vườn của thượng đế” và đoạt danh hiệu “Ngôi làng sạch nhất châu Á”. Với nỗ lực xây dựng du lịch sinh thái, tỉ lệ tái chế rác của làng là 100% và hầu hết người dân đều nói tiếng Anh trôi chảy. Mawlynnong có nhiều cảnh đẹp như các thác nước, cầu dây leo và đá thăng bằng.
8. Ngôi làng sạch nhất châu Á - Mawlynnong, Meghalaya: Làng Mawlynnong ở Cherrapunji thường được gọi là “Vườn của thượng đế” và đoạt danh hiệu “Ngôi làng sạch nhất châu Á”. Với nỗ lực xây dựng du lịch sinh thái, tỉ lệ tái chế rác của làng là 100% và hầu hết người dân đều nói tiếng Anh trôi chảy. Mawlynnong có nhiều cảnh đẹp như các thác nước, cầu dây leo và đá thăng bằng.
9. Ngôi làng không cửa - Shani Shignapur, Maharashtra: Nằm cách Ahmednagar, Maharashtra 35 km, làng Shani Shinagpur nổi tiếng với ngôi đền Shani. Làng này chưa bao giờ có tội ác diễn ra và họ thờ thần Shani Dev. Người dân tin tưởng thần Shani Dev và đặt sự an toàn của mình vào tay thần. Đó là lý do các ngôi nhà ở làng không hề có cửa hay khung cửa.
9. Ngôi làng không cửa - Shani Shignapur, Maharashtra: Nằm cách Ahmednagar, Maharashtra 35 km, làng Shani Shinagpur nổi tiếng với ngôi đền Shani. Làng này chưa bao giờ có tội ác diễn ra và họ thờ thần Shani Dev. Người dân tin tưởng thần Shani Dev và đặt sự an toàn của mình vào tay thần. Đó là lý do các ngôi nhà ở làng không hề có cửa hay khung cửa.
10. Đền chuột - Karni Mata, Rajasthan: Một thị trấn nhỏ tên Deshnok nằm cách Bikaner 30 km có đền thờ nữ thần Karni Mata, điều đặc biệt là ở đây có tới hơn 20.000 con chuột. Chúng được thờ phụng vì người dân tin rặng chúng là hiện thân của các thành viên trong gia đình nữ thần Karni Mata. Chuột trắng còn được tôn thờ hơn vì chúng được cho là hiện thân của chính thần Karni Mata và con cái bà.
10. Đền chuột - Karni Mata, Rajasthan: Một thị trấn nhỏ tên Deshnok nằm cách Bikaner 30 km có đền thờ nữ thần Karni Mata, điều đặc biệt là ở đây có tới hơn 20.000 con chuột. Chúng được thờ phụng vì người dân tin rặng chúng là hiện thân của các thành viên trong gia đình nữ thần Karni Mata. Chuột trắng còn được tôn thờ hơn vì chúng được cho là hiện thân của chính thần Karni Mata và con cái bà.



Thần xe máy, cây cột treo lơ lửng, ngọn lửa vĩnh cửu, xác ướp tự nhiên 500 năm tuổi, làng rắn độc sống chung với người... là những điều khó tin nhưng có thật ở Ấn Độ.
11. Làng thờ rắn - Shetpal, Maharashtra: Làng Shetpal ở quận Sholapur, Maharashtra nổi tiếng với tục thờ rắn. Mỗi gia đình đều có chỗ cho rắn hổ mang nằm trên rui nhà. Dù rắn xuất hiện thường xuyên và tự do di chuyển trong làng nhưng tại đây chưa từng có vụ rắn cắn nào xảy ra.
11. Làng thờ rắn - Shetpal, Maharashtra: Làng Shetpal ở quận Sholapur, Maharashtra nổi tiếng với tục thờ rắn. Mỗi gia đình đều có chỗ cho rắn hổ mang nằm trên rui nhà. Dù rắn xuất hiện thường xuyên và tự do di chuyển trong làng, tại đây chưa từng có vụ rắn cắn nào xảy ra.
12. Ăn tối với người chết – nhà hàng New Lucky, Ahmedabad: Nhà hàng này được xây dựng trên nghĩa trang đạo Hồi. Các ngôi mộ nằm giữa bàn ăn được cho là của một vị thánh Sufi ở thế kỷ 16.  Nhà hàng này rất đông khách và người chủ cho biết các nấm mộ là linh vật may mắn của mình.
12. Nhà hàng New Lucky xây trên nghĩa trang, Ahmedabad: Nhà hàng này được xây dựng trên nghĩa trang đạo Hồi. Các ngôi mộ nằm giữa bàn ăn được cho là của một vị thánh Sufi ở thế kỷ 16. Nhà hàng rất đông khách và người chủ cho biết các nấm mộ là linh vật may mắn của mình.
13. Thác nước cao nhất và bi thảm nhất Ấn Độ - thác Nohkalikai, Meghalaya: Với độ cao 340 m, Nohkalikai là thác nước cao nhất Ấn Độ. Tên của nó được đặt theo thảm kịch của một người phụ nữ là Ka Likai.  Sau cái chết của chồng, Ka  Likai tái hôn. Nhưng chồng mới của cô ghen tị với tình yêu cô dành cho con gái. Hắn giết chết cô bé, xóa bỏ dấu vết và dùng thịt cô bé nấu thành thức ăn. Ka Likai đi khắp nơi tìm con nhưng không thấy. Khi cô kiệt sức, người chồng dọn đồ cho cô ăn. Sau khi ăn, cô phát hiện ra ngón tay của con gái nằm trong giỏ đựng hạt cau. Đau đớn tột cùng, cô nhạy từ trên vách đá xuống. Từ đó thác nước có tên “Nohkalikai” nghĩa là “thác Ka Likai”.
13. Thác nước cao nhất và bi thảm nhất Ấn Độ - thác Nohkalikai, Meghalaya: Với độ cao 340 m, Nohkalikai là thác nước cao nhất Ấn Độ. Tên của nó được đặt theo thảm kịch của một người phụ nữ là Ka Likai. Sau cái chết của chồng, Ka Likai tái hôn. Nhưng chồng mới của cô ghen tị với tình yêu cô dành cho con gái. Hắn giết chết cô bé, xóa bỏ dấu vết và dùng thịt cô bé nấu thành thức ăn. Ka Likai đi khắp nơi tìm con nhưng không thấy. Khi cô kiệt sức, người chồng dọn đồ cho cô ăn. Sau khi ăn, cô phát hiện ra ngón tay của con gái nằm trong giỏ đựng hạt cau. Đau đớn tột cùng, cô nhảy từ trên vách đá xuống. Từ đó thác nước có tên “Nohkalikai” nghĩa là “thác Ka Likai”.
14. Cây cột treo - Lepakshi, Andhra Pradesh: Ngôi làng nhỏ Lepakshi có rất nhiều di tích cổ đại và kiệt tác kiến trúc. Một trong số đó là cây cột treo của đền Lepakshi. Giữa 70 cây cột của ngôi đền có một cây cột không chạm đất. Các du khách thường dùng vải hoặc dây luồn qua dưới cột để kiếm chứng xem điều này có đúng không. Ngoài ra, theo người địa phương, việc đưa một vật thể nào đó qua dưới cột sẽ đem lại may mắn và thịnh vượng cho người đó.
14. Cây cột treo - Lepakshi, Andhra Pradesh: Ngôi làng nhỏ Lepakshi có rất nhiều di tích cổ đại và kiệt tác kiến trúc. Một trong số đó là cây cột treo của đền Lepakshi. Giữa 70 cây cột của ngôi đền, có một cây cột không chạm đất. Các du khách thường dùng vải hoặc dây luồn qua dưới cột để kiếm chứng xem điều này có đúng không. Ngoài ra, theo người địa phương, ai đưa được đồ qua dưới cột, người đó sẽ gặp may mắn và thịnh vượng.
16. Ngọn lửa vĩnh cửu đền Jwala Ji, Kangra: Người dân tới thăm đền Jwala Ji để xin nữ thần ban phước. Ở trung tâm ngôi đền, trên hòn đá rỗng, một ngọn lửa đã cháy suốt hàng trăm năm. Theo truyền thuyết, vợ của thần Shiva là Sati đã tự thiêu trong đau khổ vì cha nàng không tôn trọng thần Shiva. Shiva tức giận ôm xác vợ đang cháy nhảy điệu Tandav Nritya, xác nàng vỡ ra thành 51 phần và rơi xuống trái đất. Mỗi nơi xác nàng rơi xuống trở thành một địa điểm thiêng liêng với người theo đạo Hindu. Đền Jwala Ji ở Kangra được cho là nơi lưỡi của Sati tiếp đất.
16. Ngọn lửa vĩnh cửu đền Jwala Ji, Kangra: Người dân tới thăm đền Jwala Ji để xin nữ thần ban phước. Ở trung tâm ngôi đền, trên hòn đá rỗng, một ngọn lửa đã cháy suốt hàng trăm năm. Theo truyền thuyết, vợ của thần Shiva là Sati đã tự thiêu trong đau khổ vì cha nàng không tôn trọng thần Shiva. Shiva tức giận ôm xác vợ đang cháy nhảy điệu Tandav Nritya, xác nàng vỡ ra thành 51 phần và rơi xuống trái đất. Mỗi nơi xác nàng rơi xuống trở thành một địa điểm thiêng liêng với người theo đạo Hindu. Đền Jwala Ji ở Kangra được cho là nơi lưỡi của Sati tiếp đất.
15. Đảo nằm trên sông lớn nhất thế giới - Majuli, Assam: Nằm giữa dòng sông Bramaputra, Majuli, hòn đảo sông lớn nhất thế giới là biểu tượng cho sự sáng tạo của Tạo hóa và con người. Khung cảnh tuyệt đẹp của dòng sông này gần như thiên đường. Majuli cũng là một trung tâm văn hóa với những ngôi trường truyền dạy kiến thức của nhà thông thái Srimanta Shankardev.
15. Đảo nằm trên sông lớn nhất thế giới - Majuli, Assam: Nằm giữa dòng sông Bramaputra, Majuli, hòn đảo sông lớn nhất thế giới là biểu tượng cho sự sáng tạo của tạo hóa và con người. Khung cảnh tuyệt đẹp của dòng sông này gần như thiên đường. Majuli cũng là một trung tâm văn hóa với những ngôi trường truyền dạy kiến thức của nhà thông thái Srimanta Shankardev.
17. Xác ướp tự nhiên của Sangha Tenzing, làng Gue, Spiti: Làng Gue thuộc huyện Spiti, tỉnh Himachal có xác khô 500 năm tuổi của Sangha Tenzing, một nhà sư tới từ Tây Tạng. Xác khô được tìm thấy trong tư thế ngồi, với da và tóc còn nguyên. Đó là do vị sư này đã tự ướp xác mình trong lúc còn sống. Quá trình ướp xác tự nhiên rất phức tạp và hiếm khi thành công. Xác ướp được phát hiện sau một trận động đất vào năm 1975 và giờ được đặt ở đền Gue.
17. Xác ướp tự nhiên của Sangha Tenzing, làng Gue, Spiti: Làng Gue thuộc huyện Spiti, tỉnh Himachal có xác khô 500 năm tuổi của Sangha Tenzing, một nhà sưTây Tạng. Xác khô trong tư thế ngồi, với da và tóc còn nguyên. Đó là do vị sư này đã tự ướp xác mình trong lúc còn sống. Quá trình ướp xác tự nhiên rất phức tạp và hiếm khi thành công. Xác ướp được phát hiện sau một trận động đất vào năm 1975 và giờ được đặt ở đền Gue.
18. Khu trồng trà cao nhất thế giới - Kolukkumalai, Tamil Nadu: Khu trồng trà Kolukkumalai cách Munnar khoảng một tiếng rưỡi chạy xe. Nằm ở độ cao hơn 2.400 m, Kolukkumalai nằm trên  khu vực đồng bằng của Tamil Nadu, bao quanh là những dãy núi hiểm trở.
18. Khu trồng trà cao nhất thế giới - Kolukkumalai, Tamil Nadu: Khu trồng trà Kolukkumalai cách Munnar khoảng một tiếng rưỡi chạy xe. Ở độ cao hơn 2.400 m, Kolukkumalai nằm trên khu vực đồng bằng của Tamil Nadu, bao quanh là những dãy núi hiểm trở.
19. Thần xe máy – đền Bullet Baba, Bandai, Rajasthan: Ở Bandai, Om Singh chết do say rượu và đâm vào cây trong lúc chạy chiếc Bullet. Cảnh sát tịch thu xe và đưa nó về đồn. Hôm sau, chiếc xe xuất hiện ở chỗ xảy ra tai nạn. Họ đem nó về đồn, rút hết xăng và xích nó lại. Hôm sau, chiếc xe lại trở về chỗ cũ. Chiếc xe được để lại đó, nơi đền Om Baba được dựng lên. Hàng ngày những người đi qua đây dừng lại dâng hoa và rượu. Họ tin linh hồn Om Banna sẽ bảo vệ người đi đường.
19. Thần xe máy - đền Bullet Baba, Bandai, Rajasthan: Ở Bandai, Om Singh chết do say rượu và đâm vào cây trong lúc chạy chiếc Bullet. Cảnh sát tịch thu xe và đưa về đồn. Hôm sau, chiếc xe xuất hiện ở chỗ xảy ra tai nạn. Họ đem nó về đồn, rút hết xăng và xích lại. Hôm sau, chiếc xe lại trở về chỗ cũ. Chiếc xe được để lại đó, nơi đền Om Baba được dựng lên. Hàng ngày những người đi qua đây dừng lại dâng hoa và rượu. Họ tin linh hồn Om Banna sẽ bảo vệ người đi đường.
20. Tượng bằng đá nguyên khối lớn nhất thế giới - tượng thánh Gomateshwara, Shravanabelagola, Karnataka: Tượng thánh Gomateshwara được đẽo từ đá nguyên khối có chiều cao lên tới hơn 18 m và có thể được nhìn thấy từ khoảng cách 30 km. Gomateshwara là một vị thánh Jain, theo truyền thuyết, ông là người đầu tiên trong số 24 Tirthankara (người giác ngộ). Cứ 12 năm một lần, trong lễ hội Mahamastakabhisheka, tượng Gomateshwara lại được tắm trong sữa, sữa đông, sữa trâu, nghệ tây và những đồng tiền vàng
20. Tượng bằng đá nguyên khối lớn nhất thế giới - tượng thánh Gomateshwara, Shravanabelagola, Karnataka:Tượng thánh Gomateshwara được đẽo từ đá nguyên khối có chiều cao lên tới hơn 18 m và có thể được nhìn thấy từ khoảng cách 30 km. Gomateshwara là một vị thánh Jain, theo truyền thuyết, ông là người đầu tiên trong số 24 Tirthankara (người giác ngộ). Cứ 12 năm một lần, trong lễ hội Mahamastakabhisheka, tượng Gomateshwara lại được tắm trong sữa, sữa đông, sữa trâu, nghệ tây và những đồng tiền vàng



Bản sao của Taj Mahal, mưa máu, cầu rễ cây, thần Visa, Olympic Nông thôn... là những điều lạ lùng mà các du khách thấy ở Ấn Độ.
21. Bản sao Taj Mahal - Bibi Ka Maqbara, Aurangabad: Được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 sau khi bản gốc được hoàn tất chưa đầy 30 năm, Bibi Ka Maqbara còn được gọi là “Taj Mahal của người nghèo”. Công trình này do vua  Aurangzeb ra lệnh xây dựng và được hoàng tử Azam Shah hoàn tất để tưởng nhớ vợ cả của đức vua.  Dù không có được quy mô và độ lộng lẫy của phiên bản gốc, Bibi Ka Maqbara vẫn có một vẻ đẹp riêng.
21. Bản sao Taj Mahal - Bibi Ka Maqbara, Aurangabad: Được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 sau khi bản gốc được hoàn tất chưa đầy 30 năm, Bibi Ka Maqbara còn được gọi là “Taj Mahal của người nghèo”. Công trình này do vua Aurangzeb ra lệnh xây dựng và được hoàng tử Azam Shah hoàn tất để tưởng nhớ vợ cả của đức vua. Dù không có được quy mô và độ lộng lẫy của phiên bản gốc, Bibi Ka Maqbara vẫn có một vẻ đẹp riêng.
22. Cầu rễ cây, Cherrapunji, Meghalaya: Ở Cherrapunji, Meghalaya, con người đã làm bạn với thiên nhiên và uốn nó theo ý muốn của mình. Cây Ficus Elastica có bộ rễ rất khỏe và to, người dân đã tận dụng điều này uốn rễ của  nó thành một cây cầu sống sau nhiều năm. Cây cầu hai tầng Umshiang có những rễ cây đã 500 năm tuổi.
22. Cầu rễ cây, Cherrapunji, Meghalaya: Ở Cherrapunji, Meghalaya, con người đã làm bạn với thiên nhiên và uốn nó theo ý muốn của mình. Cây Ficus Elastica có bộ rễ rất khỏe và to, người dân đã tận dụng điều này uốn rễ của nó thành một cây cầu sống sau nhiều năm. Cây cầu hai tầng Umshiang có những rễ cây đã 500 năm tuổi.
23. Cây đa có tán rộng nhất thế giới, vườn thực vật Acharya Jagadish Chandra Bose, Howrah: Ở vườn thực vật Acharya Jagadish Chandra Bose, Howrah có một bằng chứng sống về sức mạnh của tự nhiên. Cây đa 1.250 tuổi có tán lá rộng tới gần 16.200 m2 được coi là cây có tán rộng nhất thế giới. Sau khi bị sét đánh, cây yếu dần và họ buộc phải cắt bỏ thân của nó vào năm 1925. Nó tiếp tục sống nhờ hơn 3.300 rễ cành cắm xuống đất. Bề ngoài có vẻ như một khu rừng nhưng thực chất đây chỉ là một cây mà thôi.
23. Cây đa có tán rộng nhất thế giới, vườn thực vật Acharya Jagadish Chandra Bose, Howrah: Ở vườn thực vật Acharya Jagadish Chandra Bose, Howrah có một bằng chứng sống về sức mạnh của tự nhiên. Tán cây đa 1.250 tuổi rộng tới gần 16.200 m2, được coi là cây có tán rộng nhất thế giới. Sau khi bị sét đánh, cây yếu dần và họ buộc phải cắt bỏ phần thân vào năm 1925. Cây tiếp tục sống nhờ hơn 3.300 rễ cành cắm xuống đất. Bề ngoài có vẻ như một khu rừng nhưng thực chất đây chỉ là một cây mà thôi.
25. Đền thờ chó, Channapatna, Karnataka: Một cộng đồng người ở huyện Ramanagar, tỉnh Karnataka, đã dựng một ngôi đền lạ lùng để thờ cúng “bạn thân nhất của con người”. Họ cầu mong được thần chó ban cho may mắn.
25. Đền thờ chó, Channapatna, Karnataka: Một cộng đồng người ở huyện Ramanagar, tỉnh Karnataka, đã dựng một ngôi đền để thờ cúng “bạn thân nhất của con người”. Họ cầu mong được thần chó ban cho may mắn.
24. Hồ nổi duy nhất trên thế giới - hồ Loktak, Manipur: Hồ nước ngọt lớn nhất đông bắc Ấn Độ, hồ Loktak, là một cảnh tượng khó quên. Với một loạt đảo nổi, đây là hồ nổi duy nhất trên thế giới. Ngoài cảnh đẹp đến nghẹt thở, hồ nước này còn có vai trò quan trọng trong kinh tế của Manipur: cung cấp thủy điện, nước tưới nông nghiệp, nước uống và cá.
24. Hồ nổi duy nhất trên thế giới - hồ Loktak, Manipur: Hồ nước ngọt lớn nhất đông bắc Ấn Độ, hồ Loktak, là một cảnh tượng khó quên. Với một loạt đảo nổi, đây là hồ nổi duy nhất trên thế giới. Ngoài cảnh đẹp đến nghẹt thở, hồ nước này còn có vai trò quan trọng trong kinh tế của Manipur: cung cấp thủy điện, nước tưới nông nghiệp, nước uống và cá.
26. Cung điện phản trọng lực - Bada Imambara, Lucknow: Kỳ quan kiến trúc này được xây dựng vào thế kỷ 18. Nawab Asaf Ud Daulah đã thiết kế cung điện này, kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và Ả Rập. Mái vòm chính dài tới 50 m và cao khoảng 10 m mà không không có cột chống hay dầm nào. Sảnh chính như một mê cung với hơn 1.000 cầu thang hẹp.
26. Cung điện phản trọng lực - Bada Imambara, Lucknow: Kỳ quan kiến trúc này được xây dựng vào thế kỷ 18. Nawab Asaf Ud Daulah đã thiết kế cung điện này, kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và Ả Rập. Mái vòm chính dài tới 50 m và cao khoảng 10 m, không có cột chống hay dầm nào. Sảnh chính như một mê cung với hơn 1.000 cầu thang hẹp.
27. Đá nổi, Rameshwaram, Tamil Nadu: Nằm trên đảo Pamban, tách biết với đất liền bởi eo biển Pamban, thị trấn Rameshwaram có vị trí đặc biệt trong truyền thuyết Hindu. Tương truyền, thần Rama đã bắc cầu từ đây tới Lanca để giải cứu nàng Sita. Những viên đá được dùng để xây cầu có khắc tên thần Rama và không bao giờ chìm dưới nước. Những viên đá nổi kỳ lạ giờ vẫn được tìm thấy quanh Rameshwaram.
27. Đá nổi, Rameshwaram, Tamil Nadu: Nằm trên đảo Pamban, tách biết với đất liền bởi eo biển Pamban, thị trấn Rameshwaram có vị trí đặc biệt trong truyền thuyết Hindu. Tương truyền, thần Rama đã bắc cầu từ đây tới Lanca để giải cứu nàng Sita. Những viên đá được dùng để xây cầu có khắc tên thần Rama và không bao giờ chìm dưới nước. Những viên đá nổi kỳ lạ giờ vẫn được tìm thấy quanh Rameshwaram.
28. Mưa máu, Idukki, Kerala: Hiện tượng mưa máu được ghi chép từ năm 1818. Kể từ đó, người dân Idukki đã nhiều lần chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ này. Theo đạo Hindu, mưa máu thể hiện sự tức giận của thánh thần và là sự trừng phạt với những kẻ tội lỗi. Các nhà khoa học đã phát hiện màu đỏ của nước mưa là do một loại vi sinh vật tạo ra.
28. Mưa máu, Idukki, Kerala: Hiện tượng mưa máu được ghi chép từ năm 1818. Kể từ đó, người dân Idukki đã nhiều lần chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ này. Theo đạo Hindu, mưa máu thể hiện sự tức giận của thánh thần và là sự trừng phạt với những kẻ tội lỗi. Các nhà khoa học đã phát hiện màu đỏ của nước mưa là do một loại vi sinh vật tạo ra.
29. Olympics Nông thôn, Kila Raipur, Ludhiana: Vào tháng 2 hàng năm, làng Kila Raipur ở Ludhiana lại trở nên sôi động. Người dân địa phương và du khách tụ về đây xem những cuộc thi thể thao của các nông dân Kila và vùng xung quanh. Olympic Nông thôn là đứa con tinh thần của Inder Singh Grewal, bao gồm những cuộc thi như đua bò, dựng lều, đua lạc đà, đua chó... Các hoạt động văn hóa cũng được tổ chức trong sự kiện này, đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.
29. Olympics Nông thôn, Kila Raipur, Ludhiana: Vào tháng 2 hàng năm, làng Kila Raipur ở Ludhiana lại trở nên sôi động. Người dân địa phương và du khách tụ về đây xem những cuộc thi thể thao của các nông dân Kila và vùng xung quanh. Olympic Nông thôn là đứa con tinh thần của Inder Singh Grewal, bao gồm những cuộc thi như đua bò, dựng lều, đua lạc đà, đua chó... Các hoạt động văn hóa cũng được tổ chức trong sự kiện này, đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.
30. Đền thờ thần Visa - đền Balaji, Chilkur, Hyderabad: Có những vị thần đem lại sự thịnh vượng hay phù hộ cho bạn được an toàn, nhưng vị thần của thế kỷ 21 trong đền Balaji ở Chilkur lại có sức mạnh đem đến cho bạn... Visa sang Mỹ. Nhiều người đến đây xin thần Visa Balaji ban phước cho trước buổi phỏng vấn. Nếu xin được Visa, họ sẽ giữ lời nguyện và chạy 108 vòng trong đền thờ.
30. Đền thờ thần Visa - đền Balaji, Chilkur, Hyderabad: Có những vị thần đem lại sự thịnh vượng hay phù hộ cho bạn được an toàn, nhưng vị thần của thế kỷ 21 trong đền Balaji ở Chilkur lại có sức mạnh đem đến cho bạn visa sang Mỹ. Nhiều người đến đây xin thần Visa Balaji ban phước cho trước buổi phỏng vấn. Nếu xin được visa, họ sẽ giữ lời nguyện và chạy 108 vòng trong đền thờ.
Ảnh: Scoopwhoop

Không có nhận xét nào: