Đối với người Marốc, thành phố Fès thời trung cổ cũng giống như thành phố Athens của Châu Âu vậy.
Tại đây, vị hậu duệ này được những bộ tộc du mục địa phương giúp đỡ và bầu ông ta làm vua nước Marốc. Thành phố Fès được sinh ra như là thủ đô đầu tiên của Marốc. Cũng giống như Việt Nam, các triều đại vua chúa của Marốc đổi thủ đô nhiều lần và Fès là một trong bốn cố đô mà vua Marốc tại vị xưa kia.
Khu chuyên làm vải. Tại đây, người ta sử dụng các loại phẩm để nhuộm cho vải
Một điểm nổi bật nhất của Fès mà tôi thấy được, đó là sự nổi trội về nét kiến trúc của các trường học kinh coran, người Marốc gọi là Medersa. Cấu trúc của các công trình kiến trúc này khá đồng bộ, thường có một sảnh to làm bộ sườn chính rồi xung quanh sảnh này được bao kín bởi 4 bề mặt là những ngôi nhà hai tầng.
Nếu như đạo Phật chúng ta có nhiều cùa chiền thì một thành phố Marốc cũng sở hữu nhiều nhà thờ Hồi giáo. Bản thân Fès trước kia là kinh đô Hồi giáo của cả nước Ma rốc và miền tây Châu Phi. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thành phố này có hơn 10 nhà thờ và nổi tiếng nhất là nhà thờ hồi giáo Al Qarawiyyin kiêm luôn là trường đại học nghiên cứu đạo Hồi. Đây được coi như trường đại học Hồi giáo cổ nhất thế giới (xây vào năm 857), thậm chí còn trước cả đại học Oxford.
Các mái ngói màu xanh lá cây là đặc trưng của lối kiến trúc Hồi giáo Marốc. Nhìn từ trên cao, nó đôi khi làm tôi liên tưởng đến mái ngói kiểu Châu Á ở Trung Quốc hay hàn Quốc
Giữa sảnh một nhà thờ hồi giáo bao giờ cũng có một tháp nước để người sùng đạo rửa ráy trước khi cầu nguyện
trên bề mặt tường, các nét trạm khắc trên đá rất tinh tế. Như các bạn thấy, kiểu hoa hoét rất phổ biến trong nghệ thuật ả rập.
Bao bọc xung quanh khu phố cổ Fès là một hệ thống tường thành và có khoảng 9 cổng vào. Đặc thù của các cổng này là có kích cỡ rất to và được xây bằng đất sét nung pha với rơm và bằng gạch nung. Cổng vào thì có hình giống vó ngựa mà hội tội nhân hay đứng ở tòa án hình sự.
Sau khi qua ngưỡng cửa của các cổng thành này, dòng người địa phương tràn về các ngả khác nhau hướng đến các khu chợ giời, người Marốc gọi là souk.
Thật vậy, khách du lịch gì thì cũng giống mình thôi, họ cũng sẽ bị lạc như mình. Nhưng họ đôi khi là các nhóm khách đi theo tour nên sẽ được trợ giúp bởi một hướng dẫn viên địa phương. Đến một lúc nào đó, kiểu gì thì họ cũng sẽ đi về hướng các cổng thành để thoát khỏi khu phố cổ. Và khi đã thoát khỏi khu phố cổ thì mọi chuyện trở lên dễ dàng hơn vì các con đường mới đều dưới dạng đại lộ thẳng. Đó là phương pháp thứ nhất.
Một du khách người Châu Á đến Fès và nói tiếng Pháp không phải là chuyện thường ngày và tất nhiền sự hiên diện của tôi thu hút sự chú ý của hầu hết người dân địa phương. Tôi cũng chỉ hỏi đường ông bán xà phòng có tên là Mohamed (tên này thì phổ biến phải biết cũng giống như họ Nguyễn nhà mình). Ông ta hỏi tôi câu hỏi mà tôi đã dự đoán trước
- « Tu sais, mon oncle était légionnaire pendant la guerre d’Indochine » (cậu biết không, bác tôi xưa kia là lính lê dương trong quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương ở Việt Nam)
Tôi thực sự ngạc nhiên khi được biết rằng có khoảng 6000 lính Marốc tham gia cuộc chiến năm 1954 ở miền Bắc và một số lính trong số đó đã chuyển sang ủng hộ quân đội Việt Minh chống lại giặc Pháp. Ngay sau chuyến viếng thăm Marốc đó, tôi đã tìm hiểu sâu thêm và được biết một số lính Marốc đã ở lại Việt Nam trong vòng vài chục năm, lấy vợ Việt Nam và phải vất vả lắm họ mới trở về quê hương, với sự giúp đỡ của bác Hồ.
Để cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của người Việt, những người lính này đã tham gia vào việc xây lên một chiếc cổng theo lối kiến trúc Marốc ngay tại Ba Vì, nay vẫn tồn tại và bị rong rêu bám đầy. Chiếc cổng đó như để chứng mình tình hữu nghị cùa lính lê dương Marốc đối với sự tốt bụng của người Việt. Có thế mới biết sử sách nước ta còn thiếu hụt như thế nào. Một người con của quê hương như tôi buộc phải tìm hiểu sử sách bằng tiếng nước ngoài, viết bằng người nước ngoài để hiểu rõ hơn lịch sử của chính nước mình !
Không có tiếng động cơ chạy không có nghĩa là nơi đây không ồn ào sôi động. Hãy cứ thử nghĩ đến những cuộc mặc cả nóng bỏng giữa kẻ mua người bán là biết liền. Tại đây, tôi nghĩ thứ gây ách tắc giao thông nhiều nhất là…con lừa. Đây là phương tiện chở hàng phổ biến nhất của người dân địa phương .
Nhưng tôi coi đó như một dịp để ngắm nghía thỏa thích những đồ vật được trạm khắc rất tinh xảo. Cho dù biết rằng khi ra khỏi một cửa hàng bát đĩa bạc, tôi đã bị người ta « chăn » mất 20$ nhưng đó hoàn toàn là tự nguyện của tôi. Bạn hãy tưởng tượng thành phố Fès vào dịp hạ điểm du lịch thì người ta lấy đâu ra khách mà chăn. Thêm nữa, 20$ có thể là khá to đối với tôi, nhưng là rất rất to với những gia đình ở đây.
Phạm Lily/ Blogspot
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét