Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Đào hố tắm ở bãi biển kỳ lạ nhất New Zealand

Mỗi lần thủy triều lên, xuống nước từ các con suối nước nóng ngầm sẽ chảy vào bờ, tạo nên nhiệt độ nước ấm áp như thể đang ngâm bình trong bồn nước nóng.

Nằm ở phía đông bán đảo Coromandel, New Zealand, biển nước nóng là một trong những điểm đến nổi tiếng, thu hút đông đảo khách du lịch. Mỗi lần thủy triều lên, xuống nước từ các con suối nước nóng ngầm sẽ chảy vào bờ, tạo cho làn nước biển có nhiệt độ cao hơn.
Lợi dụng đặc tính thú vị từ thiên nhiên này, khách du lịch đến đây thường tự đào cho mình những hố cát vừa người trên bờ biển để có thể nằm thư giãn trong làn nước ấm áp. Hố càng sâu, nhiệt độ nước càng cao. Nhiệt độ cao nhất của các bồn tắm nước nóng thiên nhiên này vào khoảng 50-60 độ C.
p-AE8A77EF-A2D6-3DE7-3F21F4820-4914-9280
Khách du lịch tới đây thường tự đào cho mình những chiếc bồn tắm trên cát để thỏa sức tắm nước nóng.
2-JPG-3304-1397881499.jpg
Thời điểm tốt nhất để tắm nước nóng là hai giờ trước và sau khi thủy triều xuống. Ảnh: Newzeland.
Thời điểm tốt nhất để trải nghiệm hiện tượng này là hai giờ trước và sau khi thủy triều xuống. Theo trang web Newzealand.com, vùng biển nước nóng này còn có sự xuất hiện của những con sóng xô bờ rất mạnh mẽ. Điều này chứng tỏ đây cũng là một trong những nơi nguy hiểm nếu bơi ra xa bờ.
Anh Minh

Đi spa thiên nhiên ở bãi biển nước nóng 


TTO - Nằm ở bán đảo Coromandel, cách thành phố Auckland 175km, Hot Water Beach là bãi biển nước nóng nổi tiếng và là một trong những điểm đến được khách du lịch tìm tới đầu tiên khi nghỉ hè ở New Zealand.
Du khách tự tạo spa cho riêng mình tại bãi biển nước nóng Hot Water Beach - Ảnh aucklandadventures
Du khách tự tạo spa cho riêng mình tại bãi biển nước nóng Hot Water Beach - Ảnh aucklandadventures
Thoạt nhìn Hot Water Beach (thuộc thành phố Withianga ở vịnh Mercury nằm ở ven biển phía đông Coromandel) không có gì đặc biệt nhưng lại không giống bất kỳ một bãi biển nào.
Điều kỳ diệu nơi đây là các nguồn địa nhiệt có nguồn gốc từ núi lửa nằm ở độ sâu 15m dưới bãi cát trào lên với lưu lượng 15 lít nước/giây khi du khách dùng xẻng đào cát để tự tạo cho mình những bể nước nóng đến hơn 60oC hòa cùng nước biển! 
Với hơn 700.000 du khách tìm đến/năm, Hot Water Beach hiện trở thành điểm đến "siêu hút khách" ở Coromandel, một trong những điểm tham quan phổ biến nhất và được giới du lịch thế giới đánh giá cao ở New Zealand. 
Vào mùa đông lẫn mùa hè, ngày cũng như đêm, khi thủy triều xuống bạn đều có thể tự mình tạo nên những hồ tắm thiên nhiên bằng cát bên mép biển chỉ trong ít phút.
Do tiếp xúc với không khí và sóng biển ngay khi vừa trào lên mặt cát nên nguồn nước nóng đến 64oC nhanh chóng giảm xuống, nên du khách sẽ có một làn nước ấm để thư giãn ngay trên biển!
Vào mùa cao điểm, bạn có thể sẽ phải chia sẻ hồ tắm thiên nhiên của mình với nhiều du khách khác. Và thời gian thư giãn cùng nước nóng nơi đây cũng rút ngắn khi chỉ đào hồ được hai lần trong ngày và tận hưởng nước nóng trên bãi biển trong hai giờ/lần, vì khi thủy triều dâng, bãi cát có nguồn địa nhiệt bên dưới sẽ biến mất... 
Bạn dễ dàng đào được những hố nước nóng sát các tảng đá bên bờ biển Hot Water Beach - Ảnh: wordpress
Bạn dễ dàng đào được những hố nước nóng sát các tảng đá bên bờ biển Hot Water Beach - Ảnh: wordpress
Du khách vừa thư giãn trong các spa tự tạo, vừa tắm biển ở Hot Water Beach - Ảnh: wordpress
Du khách vừa thư giãn trong các spa tự tạo, vừa tắm biển ở Hot Water Beach - Ảnh: wordpress
Để tránh tình trạng có thể không đào được bể nước nóng, bạn nên tham khảo giờ thủy triều lên xuống tại bãi đậu xe của bãi biển.
Theo kinh nghiệm của dân địa phương, những nơi sát các tảng đá trên bãi biển là nơi dễ đào đúng mạch nước ngầm. Và để đào đúng chỗ, du khách phải quan sát bề mặt cát. Nếu thấy khói bốc lên, hay nếu dùng chân xoa lên cát, cảm nhận mùi lưu huỳnh rất nhẹ thì bạn có thể đào chỗ cát này bằng "cảm giác". 
Theo đó, bạn chỉ cần đào xuống 20cm rồi đặt tay lên mặt cát. Nếu cát nóng, bạn đã đào đúng chỗ và khi đào sâu xuống bạn sẽ có một bể nước nóng hoàn hảo giữa biển trời. 
Nếu nước trào lên quá nóng, bạn có thể làm mát bằng xô nước biển hay đào mở rộng bể. Nếu không mang xẻng, bạn có thể thuê xẻng ở cửa hàng tại đây với giá khoảng 3,2 USD.
Hot Water Beach luôn tấp nập du khách trong mùa cao điểm - Ảnh: wordpress
Hot Water Beach luôn tấp nập du khách trong mùa cao điểm - Ảnh: wordpress
Du khách thư giãn trong các spa tự tạo ở Hot Water Beach - Ảnh: wordpress
Du khách thư giãn trong các spa tự tạo ở Hot Water Beach - Ảnh: wordpress
Sau khi trải nghiệm trong bể nước nóng thiên nhiên, du khách có thể bơi trên vùng biển giới hạn 50m. Ngoài khu vực này, các dòng chảy ngầm nguy hiểm có thể đẩy bạn ra khơi!
Một góc bán đảo Coromandel, điểm đến của nhiều hoạt động du lịch sinh thái đáng nhớ ở New Zealand - Ảnh: flickr
Một góc bán đảo Coromandel, điểm đến của nhiều hoạt động du lịch sinh thái đáng nhớ ở New Zealand - Ảnh: flickr
Bán đảo Coromandel - Ảnh: flickr
Bán đảo Coromandel - Ảnh: flickr
* Ngoài ra, chỉ cách Hot Water Beach vài cây số về hướng bắc, vòm đá Cathedral Cove, biểu tượng của Coromandel, là một cảnh tượng lộng lẫy phải ghé đến. 
Vùng biển ăn sâu vào bờ đá đã tạo nên lối đi trong vách đá vôi giữa hai bãi biển cát trắng mịn với những bụi cây Pohutukawas, còn gọi là cây Noel của New Zealand, đỏ thắm bao quanh, tạo nên một bóng râm lý tưởng để thả hồn bay bổng cùng thiên nhiên. 
Tại đây còn có dịch vụ lặn khám phá hệ sinh thái ở vùng bảo tồn biển thứ sáu của nước này.
Hàng cây Pohutukawa còn được gọi là cây Noel trên đường dẫn đến Hot Water Beach - Ảnh: wordpress
Hàng cây Pohutukawa còn được gọi là cây Noel trên đường dẫn đến Hot Water Beach - Ảnh: wordpress
Pohutukawa còn được gọi là cây Noel ở khu vực vòm đá Cathedral Cove - Ảnh: kamsevydat
Pohutukawa còn được gọi là cây Noel ở khu vực vòm đá Cathedral Cove - Ảnh: kamsevydat
Tảng đá Te Hoho có hình dạng như con tàu đắm là kiến tạo của gió biển ở khu vực vòm đá Cathedral Cove - Ảnh: newzealandtourer
Tảng đá Te Hoho có hình dạng như con tàu đắm là kiến tạo của gió biển ở khu vực vòm đá Cathedral Cove - Ảnh: newzealandtourer
Cathedral Cove khi thủy triều rút - Ảnh: wordpress
Cathedral Cove khi thủy triều rút - Ảnh: wordpress
Cathedral Cove, lối đi trong vách đá vôi: ảnh: wordpress
Cathedral Cove, lối đi trong vách đá vôi: ảnh: wordpress
ĐAN THY (Theo kiwipal)

Không có nhận xét nào: