Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Du lịch Bỉ


Bruxelles với món fritkots nổi tiếng thế giới... 
Bruxelles, thủ đô của nước Bỉ ở châu Âu, ngày nay là một trong những thành phố đón tiếp du khách hàng năm đông nhất thế giới, nhất là du khách châu Âu và Nam, Bắc Mỹ...
bi1.jpg
Có nhiều thứ ở Bruxelles hấp dẫn du khách: thời trang hiện đại, văn hóa đa dạng (nơi đây nhiều dân tộc châu Âu ngụ cư), trụ sở của Minh ước Bắc Đại Tây Dương, bảo tàng truyện tranh phong phú nhất thế giới, các món ăn ngon mà đặc sắc nhất là món fritkots lừng danh, truyền thống.
Fritkots chỉ là khoai tây chiên, nhưng là loại khoai bintje đặc biệt của Bỉ, và kỹ thuật chiên bí truyền sao đó mà ai ăn cũng “nhớ đời”! Và thương hiệu fritkots trứ danh nhất ở Bruxelles là Nhà Antoine đã hơn 4 đời làm món này. Ngoài Nhà Antoine, chính quyền Bruxelles hàng tháng còn có giải thưởng “Bàn tay vàng chiên fritkots” để khuyến khích các đầu bếp luyện tay nghề...
Toàn nước Bỉ có khoảng 8.000 nhà hàng chuyên làm món fritkots. Riêng tại Bruxelles có khoảng 50 nhà nổi tiếng, song vẫn không nhà nào qua được Nhà Antoine.
Trên đường phố Bruxelles ngoài món fritkots được bán khắp nơi, du khách còn gặp truyện tranh ở các nhà sách lớn nhỏ. Dân Bỉ cũng giống dân Pháp thích đọc truyện tranh một cách kỳ lạ.
bi2.jpgNhiều nghệ sĩ nam nữ tự hóa trang thành tượng ở các góc phố để vui chơi và thu hút du khách
Ở Bruxelles có một nhà bảo tàng truyện tranh riêng biệt (Musée de la BD), lưu trữ gần như tất cả các truyện tranh nổi tiếng thế giới.
Đi trên đường phố Bruxelles thỉnh thoảng du khách bắt gặp các hình nộm khổng lồ dựng ven đường: đó là những nhân vật truyện tranh mà dân Bruxelles ưa thích, chẳng hạn nhân vật Tintin, Gaston, Lucky Luke, chó Snoopy... Rất nhiều người thích đứng cạnh các hình nộm này để chụp ảnh lưu niệm.
Quảng trường Grand Place trước tòa thị chính Bruxelles là nơi mà buổi tối thanh niên nam nữ có thể khiêu vũ thoải mái tự do, miễn là đừng làm mất trật tự. Đây chẳng phải là cách thu hút du khách trẻ châu Âu đổ đến Bruxelles các ngày cuối tuần sao? Các nhà nghỉ, khách sạn ở Bruxelles cũng được trang trí hấp dẫn.
Nói chung, Bruxelles là thành phố du lịch có quá nhiều điều lôi cuốn du khách, bên cạnh món fritkots trứ danh của nó.
Thành phố " Nhẹ nhất thế giới".bi3.jpg
Lần đầu tiên khi bước chân xuống ga Guillemins ở Liège, Bỉ, tôi buồn rầu nhận ra thành phố “nhẹ nhất thế giới này”... xấu quá. Thế rồi trong suốt một năm du học ở đây, ngày ngày đón buýt số 48 lên đồi Sart-Tilman nơi có ngôi trường Đại học Liège nằm ẩn trong rừng xanh, tôi ngỡ ngàng nhận ra mình đã yêu thành phố này từ khi nào chẳng rõ.
Liège trong tiếng Pháp có nghĩa là loại vật liệu để làm nút chai đóng rượu, rất nhẹ, nên người dân thích chơi chữ, nói thành phố của mình nhẹ nhất thế giới. Liège không có những công trình thế kỷ, không có kiến trúc cổ xưa độc đáo, không có cả cái không khí thanh bình thường hay gặp ở một thành phố châu Âu. Nhưng Liège là nơi tụ họp những bạn trẻ từ khắp nơi cùng đến tìm kiến thức. Trường Đại học Liège là một trong những ngôi trường châu Âu danh tiếng với các khoa, các ban, các nhánh học thật phong phú. Vì thế, ở Liège tôi có thể gặp những sinh viên đủ mọi màu da và kết bạn với đủ mọi quốc tịch: Masako đến từ Nhật để học ngành khảo cổ, Zineb người Maroc học văn chương, Nadine từ Canada sang hoàn thành khóa kỹ sư hàng không, Zita gốc châu Phi chọn học nuôi trồng thủy hải sản, Philippe từ nước láng giềng Pháp sang học ngành thú y, rồi những cô cậu trẻ măng mãi tận bên Mỹ cũng hăm hở đến Liège học về hàng hải, xây dựng và nông nghiệp. Có thể nói Liège là thành phố “hợp chủng quốc”  dành cho những người trẻ.
Những ngày cuối tuần sinh viên lao vào khu phố cổ Carré đông nghịt để nhảy nhót, đàn hát, ăn uống, tổ chức những trò chơi phong phú như hóa trang, vũ hội, đố vui… Họ đùa giỡn ầm ĩ, kéo nhau rồng rắn diễu hành khắp thành phố kể cả vào mùa đông lạnh giá. Khi người ta trẻ, dù nhiệt độ có xuống đến mức âm cũng chẳng bận lòng. Rồi những tháng ngày xuân hè, nam thanh nữ tú lại hiện diện khắp nơi theo những lễ hội âm nhạc, ngày Francophonie (ngày nói tiếng Pháp), ngày quốc khánh Bỉ, ngày nhà vua và còn biết bao ngày lễ mà tôi không tài nào nhớ nỗi. Chỉ biết rằng vào những ngày đó, các sân khấu đặt ở ngoài trời, ca sĩ từ chuyên nghiệp đến bán chuyên nghiệp và cả nghiệp dư cùng cống hiến nhiệt tình những bản nhạc sôi động làm nức lòng giới trẻ. Chúng tôi cùng nhún nhảy bên nhau dù chẳng hề quen biết. Cùng nắm tay ngước nhìn bầu trời đầy sao và chiêm ngưỡng những đợt pháo hoa đẹp như những giấc mơ thời thơ ấu.
b4.jpg
Vào mỗi sáng chủ nhật, những đợt chuông các giáo đường đồng loạt từng hồi vang lên đánh thức những cô cậu ham chơi đã trắng đêm hôm trước. Chúng tôi mắt nhắm mắt mở động viên nhau cố gắng “lết” đến chợ trời La Batte trải dài theo con sông La Meuse. Với túi tiền vốn eo hẹp của giới sinh viên, chợ trời chỉ họp một lần duy nhất trong tuần là vị cứu tinh cung cấp rau xanh, trái cây, cá tươi và đủ thứ thực phẩm phong phú. Thường chúng tôi cùng mua cả bao tải khoai tây, khệ nệ vác những túi táo chín mọng, đội lên đầu vài ba ký củ hành. Phải mua sỉ giá mới rẻ, và cứ thế mà về chia với nhau để tiết kiệm từng đồng sau khi vung tay quá trán vào những câu lạc bộ đêm tối thứ bảy vừa qua.
Những ngày không lên giảng đường hay đã quá rã rời sau những giờ học căng thẳng trong thư viện, tôi thường một mình bách bộ lang thang “window shopping”. Liège có đầy đủ sản phẩm hàng hiệu của thế giới, từ tột đỉnh xa xỉ đến giá “mềm ơi là mềm” dành cho giới trẻ. Về mặt ẩm thực Liège cũng không thua kém thủ đô Bruxelles với đầy đủ những nhà hàng từ cao cấp đến bình dân giá bèo. Nào là “cuisine” Pháp, Ý, Hy Lạp, Trung Hoa, Braxin, Maroc, kể cả Việt Nam cũng có đến trên dưới mười nhà hàng lớn nhỏ. Tôi vẫn thường làm khách hàng ruột của một nhà hàng Ý có ghi bảng giảm mười phần trăm cho sinh viên. Với một pizza “to vật vã” như cái mâm và một ly coca lạnh chỉ có năm euros, tôi tì tì ngồi nhấm nháp vị thơm béo của phô-mai, vị mặn gắt của những lát thịt jambon muối, và vị chát dịu của ô-liu. Đã thế, lần nào vào ra quán cũng được những anh chàng người Ý dẻo miệng ồn ào ca tụng: “Cô đẹp quá! Chào người đẹp của tôi! Đêm nay tôi sẽ mơ thấy người đẹp!”. Nghe riết cũng tưởng mình đẹp thiệt, nhưng ăn pizza hoài sẽ phát phì. Khi đó chắc họ cũng không dám nói: “Cô mập quá!” kẻo mất khách như chơi. Thỉnh thoảng có người thân từ Pháp sang thăm, tôi hào phóng dẫn họ vào những nhà hàng Bỉ đãi món đặc sản “moule et frite” tức là một loại sò (ở Việt Nam không có) ăn với khoai tây chiên. Người Bỉ rất ghét món khoai tây chiên bị gọi là “French fries”, họ nói người Bỉ có công sáng chế kiểu ăn khoai tây xắt cọng dài chiên giòn. Đáng lý phải gọi là “Belgian fries” mới đúng.
Dù Liège trẻ trung, sôi nổi và hoạt động không ngừng, thành phố này cũng có những “khoảng lặng” đáng trân trọng. Tôi đã từng lang thang buồn rầu vì bị… thi lại. Trên những bước chân vô định của mình, tình cờ tôi nhận ra những con hẻm nhỏ bình yên, những nấc thang xám khiêm nhường, những vách tường đỏ phủ rêu phong. Và, tiếng chuông ngân lên đâu đó của một nhà dòng ẩn mình trong phố cổ làm tôi bồi hồi. Liège, Liège, giờ chia tay đã điểm. Sẽ không bao giờ tôi thôi yêu thành phố nhẹ nhất thế giới này.

Thú vị thủ đô Brusselsbi8.jpg
Chỉ mất 1 giờ 45 phút, chiếc tàu đẹp đẽ màu đỏ rực đã nuốt gọn đoạn đường dài hơn 300 km đến Gare Midi của Brussels, thủ đô Vương quốc Bỉ. Và chỉ mất hơn 5 phút đáp chuyến tàu chuyển tiếp, du khách đã đặt chân xuống Gare Central nằm ngay trung tâm thành phố.
Châu Âu vào cuối thu đêm dài ngày ngắn nên gần 8 giờ sáng mà thành phố dường như vẫn còn chưa hoàn toàn tỉnh giấc. Những giọt mưa thu rơi tí tách mang đến cái lạnh cắt da. Tạt vào một cửa hiệu nhỏ ấm áp mùi bánh nướng và hương cà phê thơm ngát, du khách vừa khoan khoái thưởng thức bữa điểm tâm vừa ngắm nhìn những dòng xe nối đuôi lướt qua, đưa các cư dân của thành phố được mệnh danh là "Thủ đô châu Âu" đến nhiệm sở.
bi9.jpgVương quốc Bỉ cũng chính là quê hương của nhà văn - họa sĩ Hergé - người đã sáng tạo ra nhân vật Tintin với những chuyến phiêu lưu được độc giả từ trẻ đến già trên cả thế giới yêu thích. Chẳng thế mà Tổng thống Charles De Gaulle của Pháp trước đây từng thừa nhận anh chàng phóng viên Tintin ấy còn... nổi tiếng hơn cả ông.
Ngay trước nhà ga trung tâm lúc nào cũng có các cô gái lui tới chào mời du khách đi “Golden tour” một vòng thành phố, với giá 16 euro (trên 300.000 đồng) có giá trị trong ngày và có thể lên xuống bất cứ điểm tham quan nào. Chiếc xe buýt hai tầng trang bị ống nghe cá nhân, với 6 ngôn ngữ khác nhau, giới thiệu sơ lược với du khách những công trình nổi tiếng của thủ đô Brussels như Quảng trường Lớn, Bảo tàng Nghệ thuật, Khu phố cổ Nghị viện châu Âu, Bảo tàng Quân đội và Hàng không, Công viên thành phố... Chuyến cưỡi ngựa (sắt) xem hoa này giúp cho du khách có được một cái nhìn toàn cảnh trong bước đầu làm quen với Brussels quyến rũ.bi10.jpg
Gare du Nord 6 giờ sáng nhộn nhịp hành khách chuẩn bị lên những chiếc tàu nhanh mà chỉ 30 phút nữa thôi đã nhanh chóng tủa đi khắp nơi. Du khách yên vị trên ghế nệm khá sang trọng của toa hạng nhì mà vẫn còn ngái ngủ, vì muốn kịp đáp chuyến tàu đầu tiên đến Brussels phải thức dậy từ 5 giờ sáng để đi Metro từ trung tâm Paris đến ga này.
Xe lướt ngang qua Hoàng cung được xây dựng từ thế kỷ 18, được vua Léopold 2 của Bỉ cho sửa sang lại để sử dụng làm cung điện hoàng gia. Nơi đây chỉ mở cửa cho công chúng tham quan vào mùa hè. Lá cờ Bỉ ba màu đen, vàng và đỏ bay phất phới trên đỉnh cung điện cho biết nhà vua Arbert II (lên ngôi năm 1993) đang có mặt trong nước.
Du khách đến tham quan Công viên châu Âu thu nhỏ nằm trong công viên Brussels với mô hình khoảng 300 danh lam thắng cảnh tiêu biểu của hơn 10 nước châu Âu. Trong công viên rộng 250.000 m2 này thu thập khá toàn diện các thành tựu lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của các nước trong cộng đồng châu Âu qua mô hình tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất xưa lẫn nay, từ tòa công sở hiện đại của Ủy ban châu Âu đến các cung điện lộng lẫy, đền thờ nguy nga, các cối xay gió hiền hòa hay tu viện trang nghiêm soi bóng bên hồ nước.
bi11.jpgPhía Nam công viên là Quả cầu nguyên tử được xây dựng năm 1958 chào đón hội chợ quốc tế Brussels. Quả cầu được thiết kế hiện đại với khối hình cầu mô phỏng cấu trúc một phân tử sắt được phóng đại, gồm 9 quả cầu bạc lơ lửng trên không, mà mỗi khối đều có bản sắc riêng. Bên trong quả cầu này gồm các phòng triển lãm và một nhà hàng. Nếu đến đây vào buổi tối, du khách sẽ được thưởng thức 9 quả cầu giao hoán vị trí giống như sự di chuyển của các điện tử trông rất đẹp đẽ và hoành tráng.
Nổi bật giữa lòng Brussels là Quảng trường lớn (Grand Place) diện tích 20.000 m2 xây vào thế kỷ 11 với nền lát đá hoa cương. Quảng trường này đã được UNESCO ghi vào danh sách di sản văn hóa nhân loại và từng được Đại văn hào Victor Hugo ca tụng là "quảng trường đẹp nhất thế giới" vì được bảo tồn tốt nhất châu Âu.
Bao quanh quảng trường là những tòa nhà tráng lệ xây dựng từ thế kỷ 15, tạo nên một khung cảnh nguy nga. Xưa kia nơi đây quy tụ các phường buôn và những thợ thủ công nghiệp từ khắp nơi về kiếm sống.
Phía Nam quảng trường là Tòa thị chính, công trình kiến trúc cổ gothique điển hình được khởibi12.jpg công xây dựng từ năm 1402, với điểm đặc biệt là cổng chính không nằm ở ngay giữa như thông thường mà lại hơi bị lệch sang bên.
Đối diện Tòa thị chính là tòa nhà trước kia mang tên Cung điện Hoàng đế (King’s House) mặc dù xưa nay chưa từng có nhà vua nào ngự nơi này cả. Từ thế kỷ 16, tòa nhà này là Trung tâm Hành chính còn giờ đây là Bảo tàng thành phố.
Ở phía Đông quảng trường có khách sạn Thiên nga trắng nổi tiếng, bởi đây là nơi 150 năm trước Mác và Ănghen từng ở trong suốt 3 năm lưu lại Bỉ (1845-1848) và đã hoàn thành tác phẩm lớn “Tuyên ngôn Cộng sản”.
Lang thang dọc con đường nhỏ Bouchers tọa lạc không xa Quảng trường Lớn, không gì thú vị bằng dừng chân ở một trong các quán bên đường - nơi có bán đủ loại thức ăn, từ món truyền thống của Bỉ đến các món ăn Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản... Du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món "moule mariniere", đặc sản ốc nổi tiếng của Bỉ.
bi13.jpgSẽ thiếu sót nếu đến Brussels mà không đến viếng "Công dân số 1" của thành phố này, đó là bức tượng Manneken Pis, gọi vui là "Chú bé tồng ngồng đứng đái".
Giống như tháp Eiffel của Pháp hay cối xay gió của Hà Lan, Manneken Pis trở thành biểu tượng (không chính thức) của Brussels và là một trong những tượng đài nổi tiếng nhất châu Âu.
Bức tượng cao 60 cm, đặt trên đài đá hoa cương ngoài trời, cao 2 mét với mái tóc xoăn, chiếc mũi hếch này là tác phẩm của bậc thày điêu khắc Jerome Duquesnoy hoàn thành vào năm 1619, đến năm 1817 được thay bằng bức tượng đồng.
Có rất nhiều dị bản về "lý lịch" chú bé. Người thì cho rằng đây là thiên thần bé nhỏ đã dùng nước tiểu dập tắt mọi đám cháy lớn cứu nguy cho cư dân toàn thành phố. Truyền thuyết khác lại nói đây là một chú bé dũng cảm đã cứu Brussels khỏi bị thiêu hủy bởi quân xâm lược Tây Ban Nha trước khi rút đi. Truyền thuyết cũng kể chú bé huyền thoại này đã nhiều lần bị các đạo quân xâm lược cướp đi nhưng lại luôn tìm được đường về với thành phố quê hương.
bi14.jpg     bi15.jpg
bi16.jpg      bi17.jpg
Có lẽ vì yêu thương cậu bé kháu khỉnh và nghịch ngợm, các nhân vật quan trọng và nhiều chính khách khi đến Brussels đều tặng những bộ y phục đẹp đẽ cho chú diện vào những dịp lễ trọng đại. Đến nay, gia tài của chú đã lên đến con số 740 bộ trang phục (số liệu năm 2003) được đưa vào trưng bày trong Bảo tàng thành phố. Bức tượng này cũng là mặt hàng lưu niệm được du khách ưa chuộng nhất với rất nhiều kích cỡ từ lớn đến nhỏ.
Vương quốc Bỉ -" Trái tim Châu Âu"
Chỉ là một nước nhỏ với số dân 10 triệu người, nhưng vương quốc Bỉ lại là quốc gia chiếm vị trí quan trọng về kinh tế trong hệ thống các quốc gia khối châu Âu. Với những cảnh quan tuyệt đẹp và không khí trong lành, xứ sở Chocolate đã tạo ra sức hấp dẫn lạ thường cho những du khách đến tham quan nơi đây.
bi18.jpgNằm ở Tây Âu, vùng Đông Nam vương quốc Bỉ là bình nguyên với rừng Adennes có đỉnh Boteranger cao 649 mét. Các đồng bằng đất vàng màu mỡ ở trung tâm là khu vực nông nghiệp. Ven biển có đồng bằng Campin và Flander. Phía sau các đụn cát duyên hải là các diện tích mới được khai khẩn từ các đầm lầy ven biển.
Là nước phát triển đặc biệt ở Tây Âu, tuy nghèo tài nguyên nhưng ngành công nghiệp luyện kim tiên tiến đã đưa vương quốc Bỉ xếp vào hàng những nước đứng đầu thế giới về sản xuất gang thép. Bên cạnh đó những ngành truyền thống như chế tạo cơ khí, hóa chất, dệt, thủy tinh, lọc dầu... của quốc gia này đều có khả năng cạnh tranh trong EU và trên thế giới. Nhãn hiệu chocolate Bỉ là một trong những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước này. Đối với những người sành bia, cũng chưa chắc họ đã nếm đủ 450 loại bia khác nhau trên chính đất nước mình.
Thủ đô Brussels hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch. Vào mùa hè ấm áp, du khách trông bi19.jpgchờ đến thứ 5 đầu tiên của tháng 7 để chứng kiến đám rước Ommegang - cuộc diễu hành khổng lồ của những quý tộc mặc trang phục truyền thống. Nơi đây có đặt trụ sở của NATO, Quốc hội, Ủy ban nổi tiếng Grand Place, khu trung tâm đẹp nhất châu Âu. Du khách không thể không dừng chân chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, hài hòa giữa những khu bảo tàng nghệ thuật cổ xưa và bảo tàng nghệ thuật hiện đại. Du khách đến Brussels không phải đối mặt với nhịp sống ồn ào, tất bật và đông đúc như một số thủ đô các nước phương Tây khác.
Thành phố Brussels chỉ ngót một triệu dân, lại ở cách xa các thành phố khác nên cũng ít xảy ra cảnh kẹt xe. Về đêm cuộc sống nơi đây yên tĩnh, thỉnh thoảng những đoàn tàu điện nối đuôi nhau như con rắn hoa khổng lồ trườn trên phố. Cây xanh và hoa tràn ngập các nơi: ở hai bên đường, ở các dải phân cách, ở các công viên... làm cho du khách có cảm giác dễ chịu và thoải mái. Brussels còn có những cánh rừng lớn điều hòa thời tiết nơi đô thị và là nơi mọi người đến cắm trại, nghỉ ngơi vào cuối tuần. Gọi là rừng nhưng nơi đây rất sạch sẽ, những con đường trải nhựa phẳng lỳ. Rừng phủ kín trên đồi, tràn xuống các thung lũng. Rừng xen ùa vào trong phố. Thấp thoáng bên bìa rừng, những ngôi nhà chóp nhọn xinh xinh nhiều mái, trên ống khói còn vương vấn những sợi khói mong manh, êm đềm như trong cổ tích. Sau những ngày đông dài lạnh lẽo, cây cối ở Brussels lại bừng lên chồi non mướt.

Không có nhận xét nào: