Không khí khô nóng, mặt trời bỏng rát và đất cằn cỗi, hoặc lạnh kỷ lục, khó lòng tưởng tượng con người có thể sinh sống ở những vùng đất này.
Greenland: Chỉ bờ biển hiểm trở của quốc gia này không bị phủ một lớp băng dày tới 3.000 m. Đó cũng là lý do người dân sống tập trung cạnh bờ biển. Phần cực nam của Greenland chỉ cách Bắc Cực 740 km. Người Inut ở Nam và Bắc Greenland sống nhờ săn bắt động vật lấy da, thịt (chủ yếu là gấu Bắc Cực và hải cẩu) và đánh cá. |
Phần Đông Bắc đảo được gọi là Công viên Quốc gia, nơi chỉ có gấu Bắc Cực, hải cẩu và các loài động vật hoang dã. Ngoài các thợ săn và nhà khoa học, hiếm ai đi vào khu vực này. Ngôi làng gần nhất, Ittoqqortoormiit, có 3 tháng mặt trời không lặn vào mùa hè, và từ giữa tháng 11 tới giữa tháng 1 không có ánh sáng mặt trời. |
Vùng Changtang, Tây Tạng: Mùa hè ngắn, gió Bắc Cực và lượng mưa lớn (chủ yếu là mưa đá) khiến điều kiện sống ở khu vực này của cao nguyên Tây Tạng rất khó khăn. |
Chỉ có vài nghìn người Changpa sống tại đây theo kiểu bán du mục, chăn thả gia súc. Tuy nhiên, các đồng cỏ ở Changtang và khắp Tây Tạng đang chết dần do chăn thả quá mức và thay đổi khí hậu, khiến cuộc sống của người Changpa ngày càng khó khăn hơn. |
Lưu vực Sistan, Afghanistan: Khu vực nằm ở biên giới phía nam của Afghanistan là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới, và những thay đổi gần đây càng khiến tình hình trầm trọng hơn. Thật khó tin nhưng lưu vực Sistan từng có đầm lầy Hamoun, một ốc đảo rộng 2.000 km2 do sông Helmand tạo thành. |
Đầm lầy là nguồn sống của động vật hoang và con người, cho tới khi biến mất dần vào thập niên 1990, do hàng thập kỷ đắp đập và dẫn nước tưới tiêu, kết hợp với một trận hạn hán lịch sử. Lượng mưa của khu vực này đã giảm 78% và đầm lầy đã biến thành hoang mạc. |
Siberia: Siberia nằm ở phía bắc châu Á, trải rộng từ rặng Ural ở phía tây tới Bắc Băng Dương ở phía bắc và Thái Bình Dương ở phía đông. Ở đây, nhiệt độ có thể lên tới hơn 38 độ C vào mùa hè và giảm xuống dưới -10 độ C vào mùa đông. |
Thị trấn Oymyakon của Siberia là ngôi làng lạnh nhất có người sinh sống trên trái đất, với nhiệt độ lạnh kỷ lục là -67,7 độ C vào năm 1933. |
Outback, Australia: Đây là nơi có nhiều loài động vật hoang dã, không thân thiện với con người, như nhện, rắn và cá sấu. Không khí khô nóng, mặt trời bỏng rát và đất cằn cỗi khiến số người sinh sống ở đây rất ít. |
Dù Outback là vùng có Inland Taipan - loài rắn độc nhất thế giới và cá sấu nước mặn, mối nguy lớn nhất là từ cái nóng. Ở Alice Springs, nhiệt độ mùa hè có thể lên tới 45 độ C. Với khí hậu này, việc hỏng xe có thế khiến bạn mất mạng. Do đó du khách được khuyên đem theo phụ tùng dự phòng, radio và thật nhiều nước. |
Sa mạc Sahara: Với lượng mưa chưa tới 7,6 cm/năm, sa mạc Sahara là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới. Nhiệt độ mùa hè thường xuyên lên tới 50 độ C, với kỷ lục là 58 độ C ở thị trấn El Azizia, Libya. |
Rất ít người sinh sống ở sa mạc Sahara. Các bộ lạc như Tuareg sống ở rìa Sahara nhờ buôn bán, săn bắn và chăn nuôi gia súc. Phần trung tâm sa mạc gần như không có người sống. |
Nam Cực: Đây là châu lục lạnh nhất, khô nhất, cao nhất và nhiều gió nhất. Nhiệt độ ở đây có thể xuống dưới -89 độ C. 98% địa hình Nam Cực là băng, phần còn lại là đá. Vùng biển bao quanh châu lục này tràn đầy sự sống với các loài sinh vật biển, nhưng mặt đất không có loài bò sát, động vật có vú hay lưỡng cư bản địa nào. |
Tuy nhiên, Nam Cực không hoàn toàn vắng bóng người. Lượng người ở đây tăng lên tới 4.000 vào mùa hè, chủ yếu là các nhà nghiên cứu và đội hỗ trợ. Vào mùa đông, vẫn có khoảng 1.000 người can đảm ở lại và chịu đựng nhiệt độ -70 độ C.
Ảnh: List25
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét