Mexico City - thủ đô của Mexico, hóa ra không đông đúc như tôi lo sợ.
Vẫn nghe nói metro ở Mexico chen chúc kinh lắm, sánh ngang Tokyo và London, nhưng thực ra vẫn có khoảng cách với người bên cạnh, vẫn có chỗ cho mình cựa quậy, vung vẩy tay chân, xoay ngang xoay dọc, ngó nọ ngó kia. Thành phố cũng không nhiều khách du lịch như mấy nơi ở châu Âu.
Nơi thần linh ra đời
Khu di tích Templo Mayor (Great Temple) được người Aztec xây dựng thế kỷ 14, sau đó bị phá hủy gần như toàn bộ trong thời gian người Tây Ban Nha xâm chiếm, mất dấu tích và mãi đến 1978 mới được phát hiện giữa lòng thành phố Mexico. Bị phá hủy gần như hoàn toàn nên tôi mua vé vào đây chủ yếu để vào xem bảo tàng Templo Mayor.
Hôm sau tôi quyết đi metro ra bến xe bus, mua vé đi thăm thành phố cổ Teotihuacan, cách Mexico City khoảng 1 tiếng đi đường. Tên Teotihuacan có nghĩa là “Nơi thần linh ra đời” hay “thành phố của các thần”, được xây dựng khoảng năm 300 trước Công nguyên trên cơ sở niềm tin của người Aztec rằng chính tại nơi đây các thần linh đã sáng tạo ra vũ trụ, Mặt Trăng, Mặt Trời.
Và vào thời hoàng kim, Teotihuacan phát triển với diện tích và dân số còn lớn hơn cả thành Rome thời bấy giờ, giao thương mạnh mẽ với các khu vực xung quanh. Nhưng vì một lý do cho đến nay vẫn chưa rõ, khoảng 200 năm sau đó người dân bỗng rời đi, bỏ hoang thành phố đã từng có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt tín ngưỡng và phát triển về mặt kinh tế. Có giả thuyết cho rằng vào thời kỳ phát triển nhất, thành phố bị quá tải về mật độ dân số và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Người Aztec thờ rất nhiều thần, và có lẽ quan trọng nhất là Thần Mặt Trời (The Sun God), Thần Mặt Trăng (The Moon Goddess) và Thần Mưa (The Rain God). Ngoài ra, trên bức tường còn sót lại ở Templo Mayor cũng như ở đây, rất nhiều hình đầu lâu trang trí kín đặc.
Người Aztec xưa tin một ngày nào đó cuộc sống trên thế giới này sẽ kết thúc khi các thần nổi giận. Người Aztec tin nếu họ đều đều dâng lên các thần những linh hồn sống, đặc biệt là của kẻ thù, thì có thể trì hoãn ngày Trái Đất bị hủy diệt.
Tôi đến đây lúc 10h, leo 248 bậc lên đỉnh Pyramid Mặt Trời, vòng quanh một vòng, đi dọc Đại lộ người chết, leo lên đỉnh Pyramid Mặt Trăng, leo xuống thế mà cũng hơn 5 giờ. Gặp một anh bán đồ lưu niệm nói được kha khá tiếng Anh. Trời lúc mưa lúc nắng, oi oi, rất khó chịu.
Nhớ mãi câu trả lời của anh này khi tôi hỏi thời điểm nào thời tiết đẹp nhất: “Bây giờ đang đẹp mà. Bắt đầu có mưa, bắt đầu thuận lợi cho người nông dân”. Ý tôi hỏi anh ấy mùa nào thời tiết thuận lợi, nhiều khách du lịch để anh bán được nhiều hàng, nhưng câu trả lời của anh lại theo ý khác hẳn.
Trải nghiệm với món Tostadas
Sau 4, 5 ngày đã thông thuộc đường đi lối lại, tôi bắt đầu thấy ngại khi phải tiếp tục di chuyển sang địa điểm mới, bắt đầu công cuộc tìm kiếm mới. Nói thế thôi, cũng phải đi chứ, vì tôi đã nghe nhiều người nhắc đến cái tên Oaxaca.
Oaxaca city là thủ phủ của bang Oaxaca, bang được cho là phong phú nhất về các chủng tộc người sinh sống, và do đó cũng phong phú về nghệ thuật ẩm thực và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Đi một mình, lại bắt đầu lười biếng, tôi hài lòng với việc ở lì gặm nhấm niềm vui ở “phố cổ” Oaxaca và không nhọc công khám phá những là rừng, là thác, là bãi biển đẹp như trên thiên đường ở bang này. Nhà thờ Iglesia S. Domingo to và quan trọng nhất ở Oaxaca. Mảnh sân trước cửa nhà thờ trồng rất nhiều cây mà từ đóá làm ra loại rượu Tequila nổi tiếng. Tequila cũng là một trong nhiều đặc sản của Oaxaca.
Trước đây, khi ở nhà tôi cũng đôi lần theo chúng bạn vào nhà hàng Mex, chén cái món bánh quen thuộc tacos, một loại như kiểu snack, có kèm tí nhân hoặc không, chấm với nước sốt cà chua. Nhưng sang đây tôi khám phá thêm món tostadas. Một miếng bánh bột mì nướng mềm mềm bé bằng bàn tay, nhân rắc bên trên là phần thịt thủ lợn luộc nóng, băm lổn nhổn, rưới thêm nước sốt đỏ cà chua hoặc nước sốt xanh (quả bơ và ớt xanh) cay xé lưỡi.
Chiều chiều khoảng 4, 5 giờ thì những cái xe này mới ra đến chợ, anh bán hàng lôi thịt thủ lợn còn bốc hơi từ trong thùng ra, băm tới tấp, một anh khác thoăn thoắt bốc lên bán cho khách hàng. Hấp dẫn vô cùng, nhất là cái thứ nước sốt cay xé rất đưa miệng. Thấy khách nước ngoài, anh rón rén cho một tí nước sốt đỏ ít cay hơn, tôi hùng dũng tuyên bố lấy nước xanh, càng nhiều càng tốt. Cay kinh khủng !
Bị cái tật cứ mải mê cái gì là ăn đến lú lẫn, ngày nào tôi cũng chén món này, vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ, kết cục là nay tôi bị đau dạ dày, và cứ ngửi thấy mùi nhà hàng Mex là tôi tránh cho xa. Ăn xong, để làm dịu cái lưỡi phồng rộp, chỉ cần tạt vào trong chợ làm cốc sinh tố.
Thành phố Teotihuacan, cách Mexico City khoảng 1 tiếng đi đường. Tên Teotihuacan có nghĩa là "Nơi thần linh ra đời" hay "Thành phố của các thần"
Sinh tố (jugos) ở Mexico rất ngon và nhiều loại, sử dụng đủ các loại quả và cả các loại rau. Cần tây là phổ biến nhất, rồi lá một loại na ná lô hội, rồi cái lá như cây mùi, cải bó xôi nữa. Cái gì cũng có thể cho vào máy xay nháo nhào làm sinh tố. Thích cái gì thì chỉ, người ta sẽ xay ngay.
Công viên khảo cổ học Palenque
Sáng hôm sau, gửi lại vali ở nhà trọ, bắt “xe đò” tiến vào khu Palenque Archaeological Park. Cái xe 12 chỗ cũ kỹ, tòng tọc, không cửa sổ và tất nhiên không điều hòa, dứt khoát chờ đủ cơ số người mới lăn bánh. Được cái rẻ: chỉ một đôla. Đi khoảng 3, 4 km thì bắt đầu vào rừng.
Xe lao vùn vụt giữa 2 hàng cây xanh mướt mát. Con đường vắng vẻ hun hút giữa 2 hàng cây xanh ngắt. Có rất nhiều cái gợi nhớ đến Angkor. Vì Palenque Park cũng nằm nguyên trong rừng, tách xa khu dân cư, không bị ảnh hưởng bởi nhà dân, hàng quán.
Cũng như Angkor, nằm sâu trong rừng rậm nên khu đền bị bỏ quên vài thế kỷ, thoát được sự xâm hại của quân đội Tây Ban Nha. Hồi đó quân đội Tây Ban Nha đã từng tiến sát khu đền, cách khoảng 8km thì bỏ đi. Nhưng cái tên Palenque cũng là tên do người Tây Ban Nha đặt sau này, người Maya đã gọi thành phố bằng cái tên nào thì đến nay vẫn chưa ai biết.
Được bao bọc bởi rừng rậm, và khá đặc biệt là khí hậu ở khu đền Palenque hầu như mát mẻ quanh năm. Mưa cũng nhiều hơn các vùng khác, nên đặc biệt tránh đi mùa mưa. Pyramid temple of the Maya-king Pakal, một trong những ngôi đền quan trọng nhất tại quần thể này.
Quần thể đền đài Maya ở Palenque như hiện nay mở cửa cho khách vào thăm mới chỉ là 34 trong số hơn 500 đền mà người Maya đã xây dựng, số lớn còn lại vẫn đâu đó trong rừng, dưới đất, chưa được phát hiện.
Thử tưởng tượng là toàn bộ quần thể kiến trúc này đã được người cổ Maya xây dựng hoàn toàn không có bất cứ một sự trợ giúp nào của công cụ kim loại cũng như không sử dụng sức kéo của ngựa, bò. Toàn bộ là sức người.
Lời chào
Chiều tối, quay lại cái thị trấn Palenque vô vị, ăn một suất sột sệt khó xác định thành phần, ngồi chờ xe bus đi Merida. Vẫn còn nguyên cái sự ẩm dính mang ra từ rừng Palenque Park, nay thêm cái bụi đỏ của nước Mễ.
Trong một nhà trọ ở đâu đó trên đất Mexicô, thỉnh thoảng lại thấy có đứa hồ hởi nhận ra người quen đã gặp ở đâu đó loanh quanh mấy nước Trung và Nam Mỹ này. Mọi người hỏi tôi sau Mex sẽ đi đâu rồi ở Mex bao lâu. Câu trả lời 3 tuần làm tất cả cùng ồ lên.
Có bạn thỏ thẻ: 3 tuần thì kịp đi những đâu? Hóa ra họ toàn là dân phượt chuyên nghiệp, người ít thì 6 tháng đi vài nước, người nhiều thì 1, 2 năm. Như cô bạn này đã lang thang được 6 tháng rồi.
Vẫn nghe nói metro ở Mexico chen chúc kinh lắm, sánh ngang Tokyo và London, nhưng thực ra vẫn có khoảng cách với người bên cạnh, vẫn có chỗ cho mình cựa quậy, vung vẩy tay chân, xoay ngang xoay dọc, ngó nọ ngó kia. Thành phố cũng không nhiều khách du lịch như mấy nơi ở châu Âu.
Nơi thần linh ra đời
Khu di tích Templo Mayor (Great Temple) được người Aztec xây dựng thế kỷ 14, sau đó bị phá hủy gần như toàn bộ trong thời gian người Tây Ban Nha xâm chiếm, mất dấu tích và mãi đến 1978 mới được phát hiện giữa lòng thành phố Mexico. Bị phá hủy gần như hoàn toàn nên tôi mua vé vào đây chủ yếu để vào xem bảo tàng Templo Mayor.
Hôm sau tôi quyết đi metro ra bến xe bus, mua vé đi thăm thành phố cổ Teotihuacan, cách Mexico City khoảng 1 tiếng đi đường. Tên Teotihuacan có nghĩa là “Nơi thần linh ra đời” hay “thành phố của các thần”, được xây dựng khoảng năm 300 trước Công nguyên trên cơ sở niềm tin của người Aztec rằng chính tại nơi đây các thần linh đã sáng tạo ra vũ trụ, Mặt Trăng, Mặt Trời.
Và vào thời hoàng kim, Teotihuacan phát triển với diện tích và dân số còn lớn hơn cả thành Rome thời bấy giờ, giao thương mạnh mẽ với các khu vực xung quanh. Nhưng vì một lý do cho đến nay vẫn chưa rõ, khoảng 200 năm sau đó người dân bỗng rời đi, bỏ hoang thành phố đã từng có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt tín ngưỡng và phát triển về mặt kinh tế. Có giả thuyết cho rằng vào thời kỳ phát triển nhất, thành phố bị quá tải về mật độ dân số và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Người Aztec thờ rất nhiều thần, và có lẽ quan trọng nhất là Thần Mặt Trời (The Sun God), Thần Mặt Trăng (The Moon Goddess) và Thần Mưa (The Rain God). Ngoài ra, trên bức tường còn sót lại ở Templo Mayor cũng như ở đây, rất nhiều hình đầu lâu trang trí kín đặc.
Người Aztec xưa tin một ngày nào đó cuộc sống trên thế giới này sẽ kết thúc khi các thần nổi giận. Người Aztec tin nếu họ đều đều dâng lên các thần những linh hồn sống, đặc biệt là của kẻ thù, thì có thể trì hoãn ngày Trái Đất bị hủy diệt.
Tôi đến đây lúc 10h, leo 248 bậc lên đỉnh Pyramid Mặt Trời, vòng quanh một vòng, đi dọc Đại lộ người chết, leo lên đỉnh Pyramid Mặt Trăng, leo xuống thế mà cũng hơn 5 giờ. Gặp một anh bán đồ lưu niệm nói được kha khá tiếng Anh. Trời lúc mưa lúc nắng, oi oi, rất khó chịu.
Nhớ mãi câu trả lời của anh này khi tôi hỏi thời điểm nào thời tiết đẹp nhất: “Bây giờ đang đẹp mà. Bắt đầu có mưa, bắt đầu thuận lợi cho người nông dân”. Ý tôi hỏi anh ấy mùa nào thời tiết thuận lợi, nhiều khách du lịch để anh bán được nhiều hàng, nhưng câu trả lời của anh lại theo ý khác hẳn.
Trải nghiệm với món Tostadas
Sau 4, 5 ngày đã thông thuộc đường đi lối lại, tôi bắt đầu thấy ngại khi phải tiếp tục di chuyển sang địa điểm mới, bắt đầu công cuộc tìm kiếm mới. Nói thế thôi, cũng phải đi chứ, vì tôi đã nghe nhiều người nhắc đến cái tên Oaxaca.
Oaxaca city là thủ phủ của bang Oaxaca, bang được cho là phong phú nhất về các chủng tộc người sinh sống, và do đó cũng phong phú về nghệ thuật ẩm thực và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Đi một mình, lại bắt đầu lười biếng, tôi hài lòng với việc ở lì gặm nhấm niềm vui ở “phố cổ” Oaxaca và không nhọc công khám phá những là rừng, là thác, là bãi biển đẹp như trên thiên đường ở bang này. Nhà thờ Iglesia S. Domingo to và quan trọng nhất ở Oaxaca. Mảnh sân trước cửa nhà thờ trồng rất nhiều cây mà từ đóá làm ra loại rượu Tequila nổi tiếng. Tequila cũng là một trong nhiều đặc sản của Oaxaca.
Trước đây, khi ở nhà tôi cũng đôi lần theo chúng bạn vào nhà hàng Mex, chén cái món bánh quen thuộc tacos, một loại như kiểu snack, có kèm tí nhân hoặc không, chấm với nước sốt cà chua. Nhưng sang đây tôi khám phá thêm món tostadas. Một miếng bánh bột mì nướng mềm mềm bé bằng bàn tay, nhân rắc bên trên là phần thịt thủ lợn luộc nóng, băm lổn nhổn, rưới thêm nước sốt đỏ cà chua hoặc nước sốt xanh (quả bơ và ớt xanh) cay xé lưỡi.
Chiều chiều khoảng 4, 5 giờ thì những cái xe này mới ra đến chợ, anh bán hàng lôi thịt thủ lợn còn bốc hơi từ trong thùng ra, băm tới tấp, một anh khác thoăn thoắt bốc lên bán cho khách hàng. Hấp dẫn vô cùng, nhất là cái thứ nước sốt cay xé rất đưa miệng. Thấy khách nước ngoài, anh rón rén cho một tí nước sốt đỏ ít cay hơn, tôi hùng dũng tuyên bố lấy nước xanh, càng nhiều càng tốt. Cay kinh khủng !
Bị cái tật cứ mải mê cái gì là ăn đến lú lẫn, ngày nào tôi cũng chén món này, vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ, kết cục là nay tôi bị đau dạ dày, và cứ ngửi thấy mùi nhà hàng Mex là tôi tránh cho xa. Ăn xong, để làm dịu cái lưỡi phồng rộp, chỉ cần tạt vào trong chợ làm cốc sinh tố.
Thành phố Teotihuacan, cách Mexico City khoảng 1 tiếng đi đường. Tên Teotihuacan có nghĩa là "Nơi thần linh ra đời" hay "Thành phố của các thần"
Sinh tố (jugos) ở Mexico rất ngon và nhiều loại, sử dụng đủ các loại quả và cả các loại rau. Cần tây là phổ biến nhất, rồi lá một loại na ná lô hội, rồi cái lá như cây mùi, cải bó xôi nữa. Cái gì cũng có thể cho vào máy xay nháo nhào làm sinh tố. Thích cái gì thì chỉ, người ta sẽ xay ngay.
Công viên khảo cổ học Palenque
Sáng hôm sau, gửi lại vali ở nhà trọ, bắt “xe đò” tiến vào khu Palenque Archaeological Park. Cái xe 12 chỗ cũ kỹ, tòng tọc, không cửa sổ và tất nhiên không điều hòa, dứt khoát chờ đủ cơ số người mới lăn bánh. Được cái rẻ: chỉ một đôla. Đi khoảng 3, 4 km thì bắt đầu vào rừng.
Xe lao vùn vụt giữa 2 hàng cây xanh mướt mát. Con đường vắng vẻ hun hút giữa 2 hàng cây xanh ngắt. Có rất nhiều cái gợi nhớ đến Angkor. Vì Palenque Park cũng nằm nguyên trong rừng, tách xa khu dân cư, không bị ảnh hưởng bởi nhà dân, hàng quán.
Cũng như Angkor, nằm sâu trong rừng rậm nên khu đền bị bỏ quên vài thế kỷ, thoát được sự xâm hại của quân đội Tây Ban Nha. Hồi đó quân đội Tây Ban Nha đã từng tiến sát khu đền, cách khoảng 8km thì bỏ đi. Nhưng cái tên Palenque cũng là tên do người Tây Ban Nha đặt sau này, người Maya đã gọi thành phố bằng cái tên nào thì đến nay vẫn chưa ai biết.
Được bao bọc bởi rừng rậm, và khá đặc biệt là khí hậu ở khu đền Palenque hầu như mát mẻ quanh năm. Mưa cũng nhiều hơn các vùng khác, nên đặc biệt tránh đi mùa mưa. Pyramid temple of the Maya-king Pakal, một trong những ngôi đền quan trọng nhất tại quần thể này.
Quần thể đền đài Maya ở Palenque như hiện nay mở cửa cho khách vào thăm mới chỉ là 34 trong số hơn 500 đền mà người Maya đã xây dựng, số lớn còn lại vẫn đâu đó trong rừng, dưới đất, chưa được phát hiện.
Thử tưởng tượng là toàn bộ quần thể kiến trúc này đã được người cổ Maya xây dựng hoàn toàn không có bất cứ một sự trợ giúp nào của công cụ kim loại cũng như không sử dụng sức kéo của ngựa, bò. Toàn bộ là sức người.
Lời chào
Chiều tối, quay lại cái thị trấn Palenque vô vị, ăn một suất sột sệt khó xác định thành phần, ngồi chờ xe bus đi Merida. Vẫn còn nguyên cái sự ẩm dính mang ra từ rừng Palenque Park, nay thêm cái bụi đỏ của nước Mễ.
Trong một nhà trọ ở đâu đó trên đất Mexicô, thỉnh thoảng lại thấy có đứa hồ hởi nhận ra người quen đã gặp ở đâu đó loanh quanh mấy nước Trung và Nam Mỹ này. Mọi người hỏi tôi sau Mex sẽ đi đâu rồi ở Mex bao lâu. Câu trả lời 3 tuần làm tất cả cùng ồ lên.
Có bạn thỏ thẻ: 3 tuần thì kịp đi những đâu? Hóa ra họ toàn là dân phượt chuyên nghiệp, người ít thì 6 tháng đi vài nước, người nhiều thì 1, 2 năm. Như cô bạn này đã lang thang được 6 tháng rồi.
Đoàn Thu Hiền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét