Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Bí ẩn hồ Lô Cô

Khi nhắc đến thắng cảnh của tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, nhiều người nghĩ ngay đến Lệ Giang, Đại Lý..., những thành cổ tượng trưng cho nét đẹp văn hóa Trung Hoa. Kỳ thực, cách Lệ Giang không xa còn có một thắng cảnh khác làm say lòng không ít khách thập phương.


Đó là hồ Lô Cô, còn có tên khác là Nữ nhi Quốc. Hồ Lô Cô đẹp tựa hòn minh châu lấp lánh, nằm giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, là nơi cư ngụ chính của dân tộc thiểu số Mô Sô.
Bi an ho Lo Co
Nhóm chúng tôi tuy toàn là con gái nhưng “phượt” lắm, tàu xe cực khổ thế nào cũng chịu được. Nhưng khi bác tài dừng ở Lệ Ninh, đứa nào cũng không khỏi “há hốc mồm” vì quang cảnh trước mắt.

Đường ngoằn ngoèo men theo triền núi, nhiều khúc cua hình chữ U, độ dốc tương đối lớn.

Bác tài nhìn chúng tôi cười, và với chất giọng phổ thông không chuẩn, ông cho biết: “Đoạn đường này rất khó chạy xe, nếu không nắm vững địa hình thì xe lật như chơi. Vì vậy du khách thường tìm tài xế bản địa lái xe cho an toàn”.

Nói xong, ông đốt một điếu thuốc rồi quay đi, để mặc bọn tôi hí hoáy chụp ảnh.

Trên đường, bác tài còn dừng lại ở các đài viễn vọng để du khách ngắm nhìn bao quát cảnh hồ. Với diện tích gần 50km2, độ cao so với mực nước biển là 2.690m, Lô Cô là một trong những hồ nước ngọt sâu nhất Trung Quốc, núi non trùng điệp tứ bề.
Bi an ho Lo Co
Đường vào hồ Lô Cô quanh co, uốn lượn
Nhưng núi ở đây không cao và hiểm trở như Hoàng Sơn, nước cũng không xanh màu ngọc bích như sông Ly ở Quế Lâm. Màu trời và sắc nước hòa vào nhau như một bức tranh sơn thủy tuyệt trần.

Chúng tôi tiếp tục tham quan Sư Tử Sơn, nơi thờ nữ thần Cách Mỗ. Do vẫn theo chế độ mẫu hệ, nên vị nữ thần này vô cùng thiêng liêng đối với đời sống tâm linh của dân tộc Mô Sô. Hằng năm, vào ngày 25/7 âm lịch, người dân tổ chức lễ bái rất long trọng, một phong tục đã có bề dày lịch sử hơn ngàn năm.

Những cung bậc cảm xúc mà hồ Lô Cô mang đến cho chúng tôi thay đổi theo mỗi góc nhìn. Đó là những chàng thanh niên Mô Sô rám nắng, khỏe mạnh, chèo thuyền đưa du khách tham quan; là những phụ nữ tươi cười đón chào du khách. Dọc đường đi, chúng tôi thấy những bé gái chỉ khoảng 6, 7 tuổi ngồi bán trứng ngỗng và khoai lang.
Bi an ho Lo Co
Bé gái Mô Sô bán trứng ngỗng
Nhỏ bạn tôi hỏi mua thì các em mau mắn hâm nóng, nhìn chúng tôi với ánh mắt rạng rỡ. Trong niềm vui phút chốc ấy dường như vẫn ẩn chứa bao nỗi lo toan cái ăn, cái mặc.
Hồ Lô Cô và cuộc sống hoang sơ, nguyên thủy nơi đây mang đến những cảm giác rất riêng, rất lạ cho những người khách thập phương như chúng tôi.

Đó dường như là một thế giới khác: giản dị mà sâu lắng, tĩnh lặng mà sống động, hiền lành nhưng không cam chịu.

Dù cho cuộc sống bên ngoài có phồn hoa, hiện đại đến đâu thì cuộc sống ở đây, người dân ở đây vẫn kiên trì với chế độ xã hội mẫu hệ từ ngàn xưa.

Buổi tối, chúng tôi tham dự đêm lửa trại của người Mô Sô. Những chàng trai, cô gái thi nhau biểu diễn những điệu nhảy, khúc hát đặc trưng của dân tộc mình.

Trong ánh mắt và nụ cười của họ ánh lên niềm tự hào. Khu lửa trại bên trong nhộn nhịp bao nhiêu thì phía ngoài lại tĩnh lặng bấy nhiêu.

Nhịp sống chậm rãi, êm đềm thực sự làm lòng người quyến luyến khôn nguôi. Lệ Giang tuy được xem là một trong những thành cổ được bảo tồn tốt nhất của Trung Quốc, nhưng cuộc sống ở đó quá hiện đại, buổi tối tấp nập không khác gì một đô thị.
Bi an ho Lo Co
Mặt hồ phẳng lặng như tờ
Tôi thích sự yên bình nơi hồ Lô Cô hơn. Mấy đứa trong nhóm lại có vẻ không tha thiết, chúng nói ở đây buồn lắm, chỉ có cảnh là đẹp thôi. Tôi chỉ cười mà không trả lời.

Không ngờ Trung Quốc phát triển nhanh đến thế, thoáng chốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, nhưng ở một nơi xa xôi có tên là hồ Lô Cô vẫn còn những con người mang dáng dấp nguyên sơ.

Dân tộc Mô Sô tự hào về chế độ mẫu hệ của mình, họ hài lòng với cuộc sống đã chọn...
Việt Báo (Theo DNSG
 Nơi đàn ông biến thành chiếc bóng của đàn bà
Đó là nơi được gọi là vương quốc nữ nhi, nơi phụ nữ nắm mọi quyền hành, xã hội không có khái niệm về vợ chồng, hôn nhân; trai gái đến với nhau vào lúc nửa đêm và trở về nhà khi bình minh đến.

Đó là địa danh “Tây Lương Nữ Quốc”, nơi Đường Tăng đã một lần lạc bước trên đường sang Tây phương thỉnh kinh.
Vốn được ví như một viên ngọc sáng trên cao nguyên, Hồ Lugu được xem là một trong những hồ nước đẹp nhất miền Tây Nam Trung Quốc, với những đỉnh núi quanh năm đắm chìm trong mây ngàn.
  1. Toàn cảnh hồ Lugu (nguồn: phuot.com)

Nữ nhi quốc trong truyền thuyết Tây du ký được người Trung Quốc cho là khu vực sinh sống ngày nay của cư dân bộ tộc Moso nằm trong địa danh hồ Lugu - một vùng rừng núi heo hút trên cao nguyên Minh Châu, làng Vĩnh Ninh, huyện Ninh Lạng, phía tây bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
  1. Con đường vàng hoa dã quỳ trên đường tới Lugu (nguồn: phuot.com)

Người Moso được cai quản bởi một nữ vương và việc điều hành bên dưới đều do các nữ quan đảm nhiệm. Đàn ông chỉ là những chiếc bóng trong một thế giới nữ quyền tuyệt đối.

Truyền thuyết dân gian cho rằng phụ nữ trong bộ tộc Moso cực kỳ xinh đẹp và rất khỏe mạnh, đàn ông các bộ tộc khác lỡ bước lạc vào Nữ nhi quốc sẽ bị bắt làm nô lệ, đặc biệt là những trai tráng tràn trề sinh lực, ban ngày sẽ phải làm lụng cực nhọc và về đêm sẽ làm thú vui thể xác thâu đêm cho các đấng nữ nhi.
  1. Đường đi Lugu (nguồn: phuot.com)

Hồ Lugu trên cao nguyên Minh Châu (cao 2.680m), nằm giữa hai huyện Ninh Lang, tỉnh Vân Nam và Diêm Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên. Bao quanh hồ là những cánh rừng bạt ngàn với hệ sinh thái phong phú. 
  1. Ngôi nhà ven đường (nguồn: phuot.com)

Một ấn tượng độc đáo trên đường đi Lugu, đó là màu sắc lá rực rỡ đến xao lòng. Dọc đường Côn Minh lá còn xanh, đường lên Lệ Giang lá dần vàng. Càng đến gần Shangrila, lá càng sang nâu và úa dần. Đến Shangrila chỉ còn cành, hết lá vàng lá xanh. Đường về màu sắc quay ngược lại, đẹp mê hồn. 


  1. Sắc lá ở Lugu (nguồn: phuot.com)

Những người sống xung quanh hồ là tộc Mosho, tộc Mẫu hệ cuối cùng được biết đến. Ngọn núi rất đẹp nằm cạnh hồ được coi là nơi nữ thần Gemu ngự - vị Nữ thần vĩ đại chủ quản cả vùng đất này, bảo hộ cho dân tộc Mosho, cũng là nơi hóa thân của nữ thần. 

Hòn đảo nhỏ chính giữa hồ có tên là Hewawu, nghĩa là người con gái đẹp. Lugu, xứ sở của vương quốc Nữ nhi nên những thứ đẹp nhất, rộng nhất, lớn nhất,… đều mang hình ảnh người Phụ Nữ, không hề có bóng dáng người đàn ông. 
  1. Bình minh trên hồ Lugu (nguồn: phuot.com)

Đến Lugu đẹp nhất vào mùa thu, lẫn trong cái lạnh ngọt ngào là những cung đường lóng lánh màu nắng, màu vàng ruộm của những vựa hoa cúc quỳ tô điểm trên nền núi, nền trời xanh thẳm. Chính khung cảnh tuyệt vời ấy sẽ mang lại cho bạn tâm trạng ngây ngất, xôn xao trên cả chặng đường. 
  1. Một thoáng bình yên (nguồn: phuot.com)

Du khách tìm đến nơi đây càng thổn thức bởi mặt hồ xanh thẳm trong nắng chiều đầu đông, cứ tưởng tưởng mà xem vào mùa tuyết phủ trắng thì gương hồ chắc còn lung linh hơn nữa. Buổi sáng ở Lugu trời lạnh, cái lạnh sâu trên núi trong cái lãng đãng, khói sương mênh mang của không gian mặt nước. Lé loi trong bình minh là những tiếng xào xạc của những đàn chim. 
  1. Hoàng hôn ở Lugu (nguồn: phuot.com)

Trong không gian trong trẻo ấy, những tiếng nhạc du dương, tinh khiết của bản spring sonate. Sự cộng hưởng tinh tế ấy giống như một sự sắp đặt tình cờ, cho du khách một khoảng lặng, một khoảnh khắc không thể bình yên hơn được nữa.
  1. Ngựa uống nước ven hồ cũng không muốn về (nguồn: phuot.com)

Đêm đến, cùng các du khách trong đoàn cùng chụm đầu bên quán vắng, nhâm nhi tách rượu bên hồ, ngửa mặt hít căng lồng ngực để cái không khí núi, hồ về đêm thấm vào từng thớ thịt. Các bạn sẽ được lắng nghe giọng hát của người dân địa phương. Tiếng hát trong trẻo, ngân dài, vang ca như giọng hát thảo nguyên, khiến cho mọi thứ như dừng lại, chỉ có tiếng hát là cứ bay bổng lên cao, hồ như và tan biến vào hư không nhưng vang vọng mãi trong lòng người. 

Luguu, chỉ một nắng sớm, một hoàng hôn, một đêm trăng, cũng đủ để chất chứa vào lòng viễn khách bao cảm xúc khó tả. Tới Lugu bạn sẽ có một chuyến đi với những điều ngẫu hứng ngay từ đầu ẩn chứa nhiều bất ngờ hơn nữa. 
Vân Anh (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào: