Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Ngôi đền sừng sững "sống" trên miệng núi lửa

(Dân trí) - Ngôi đền Taung Kalat, tọa lạc trên miệng ngọn núi lửa đã tắt Mount Popa ở miền trung Myanmar, trông giống một tòa thành bằng cát. Ngôi đền này vẫn được dùng để tổ chức các hoạt động tín ngưỡng. 

Chùm ảnh: Ngôi  đền trên miệng núi lửa
Ngôi đền cheo leo trên miệng núi lửa. Taung Kalat nằm cách thành phố cổ Bagan khoảng 50km.
Chùm ảnh: Ngôi  đền trên miệng núi lửa
Tòa tháp của ngôi đền xứng đáng được coi là 1 kiệt tác nghệ thuật.
Du khách được khuyến cáo không nên đứng trên tháp để nhìn xuống phía dưới vì vách núi gần như dựng đứng.
Ngôi đền Taung Kalat thường bị gọi nhầm là Mount Popa nhưng thực ra đây chỉ là tên ngọn núi lửa.
Người Myanmar cho rằng núi lửa chính là nhà của vị thần Nat tối cao nhất và ngôi đền này thường được liên tưởng tới đỉnh núi Olympus ở đất nước họ.

Khi bình minh lên, không có gì có thể so sánh được với vẻ đẹp và không gianthanh bình của Taung Kalat.  
Leo lên đỉnh Taung Kalat là 1 việc rất khó khăn vì du khách phải vượt qua 777 bậc đá. Nhưng khi đã lên tới miệng núi lửa, cảnh đẹp ở đây trở nên vô cùng ngoạn mục.
Taung Kalat cũng chính là nhà của những chú khỉ. Chúng có thể lấy bất cứ thứ gì người ta đặt trên nền nhà.
Nga Đỗ
Theo T


Ngôi đền núi lửa cao ngút trời mây



Muốn lên ngôi đền đặc biệt này, du khách phải leo qua tổng cộng là 777 bậc thang. Nếu vượt qua thử thách này, mọi người có dịp bao quát toàn bộ khung cảnh vùng Burma rộng lớn. Tuy nhiên, các du khách được khuyến cáo nên cẩn trọng khi thưởng ngoạn vì vách đá phía dưới gần như thẳng đứng.
Xưa kia, từng có một ẩn sỹ tên U Khandi đã gìn giữ ngôi đền và bảo tồn đường bậc thang dẫn lên đỉnh núi. Hiện tại, đèn Taung Kalat vẫn là nhà cho nhiều giáo sỹ trong vùng.
Taung Kalat nằm trên đỉnh ngọn núi cao 1.500m. Sườn núi luôn bao phủ kín hoa và cây quả. Ngọn núi này cũng là điểm thu hút rất đông khỉ sinh sống.
Giải thích về lý do vì sao Taung Kalat lại được xây dựng trên đỉnh một ngọn núi lửa, người Myanmar cho rằng núi lửa chính là nhà của vị thần Nat tối cao nhất. Vậy nên, ngôi đền này thường được liên tưởng tới đỉnh núi Olympus ở đất nước họ.
Phóng tầm mắt ngắm vẻ đẹp của Burna từ ngôi đền núi lửa nhé.
{-IONE-}

ảnh minh họa
Đền Taung Kalat nằm trên miệng núi lửa đã tắt, gần núi lửa Mount Papa, thuộc trung tâm Burma, Myanmar. Nhìn từ xa, ngôi đền giống với mội tòa lâu đài nguy nga, tọa tạc trên núi mà chúng ta thường thấy hơn là nơi tín ngưỡng tôn giáo.

Huyền thoại đỉnh Popa

(iHay) Những ngày lang thang ở cố đô Bagan Myanmar, chúng tôi đã nghe về một ngọn núi lửa cổ, nơi xuất phát của những vị thần quyền năng trong tín ngưỡng dân gian Miến Điện. Bí ẩn về đỉnh Popa đã kéo chúng tôi rong ruổi trên con đường 50km về phía đông nam thành phố để đi tìm những vị Nat.



Từ trung tâm Bagan, chiếc xe 4 bánh kiểu xe lam chạy qua những con đường mòn gập ghềnh hai bên là đồng ruộng trải dài. Khoảng một tiếng sau, phía đường chân trời hiện ra ngọn núi dáng tựa như đỉnh Phú Sỹ của Nhật Bản. Đó là núi Popa.
 Đỉnh Popa
Đỉnh Popa
Núi Popa cao 1.518m so với mặt nước biển, nằm ở trung tâm đất nước Myanmar, cách đô thị Bagan khoảng 50km về phía tây nam. Những ngày trời trong xanh, người ta có thể nhìn thấy ngọn núi từ dòng sông Ayeyarwady (Irrawaddy). Đỉnh Taung Kalat là nơi nổi tiếng nhất trong dãy nú này, nơi thờ phụng 37 vị Nat hay còn gọi là những vị thánh trong tín ngưỡng dân gian của người Miến Điện.
Trên đường lên đỉnh Taung Kalat, du khách nhiều lần ngừng bước để ghé vào những ngôi đền thờ. Tại gian thờ 37 vị Nat, chúng tôi được nghe những người giữ đền kể truyền thuyết về hai vị Nat anh em nhà Mahagiri (Đại Sơn) từ kinh thành Tagaung ở tận đầu nguồn dòng Irrawaddy, họ đã được nhà vua Thinligyaung xứ Bagan (344-378) giúp che giấu. Ước vọng của họ là sau khi qua đời được nằm lại trên đỉnh Popa và đã được thỏa nguyện. Hai anh em Mahagiri trở thành những vị Nat bảo hộ cho những người cơ cực.
Một truyền thuyết khác kể về Popa Meday (người mẹ hoàng gia của Popa), người mà theo tích xưa có tên là Me Wunna vốn sống trên đỉnh Popa và chỉ ăn hoa. Bà ngỏ lòng yêu Byatta, một quân nhân hoàng gia đi thu thập hoa từ Popa về cho nhà vua Anawrahta xứ Bagan (1044-1077). Byatta đã bất tuân lệnh nhà vua, người phản đối cuộc hôn nhân và những đứa con của họ đã bị mang về cung điện. Me Wunna vì quá đau khổ đã chết cùng với Byatta và trở thành một vị Nat. Hai người con của bà cũng trở thành những anh hùng khi phục vụ nhà vua nhưng sau này lại bị quy trách nhiệm trong việc xây dựng ngôi chùa ở Taungbyone gần Mandalay và bị hành hình. Họ trở thành 2 vị Nat rất quyền năng nhưng thân xác đã gửi lại Taungbyone nơi lễ hội chính được tổ chức hàng năm vào tháng Wagaung (tháng 8).
Từ đỉnh Taung Kalat du khách có thể thấy toàn cảnh bên dưới. Dù khu vực xung quanh núi khá khô cằn nhưng Popa có đến 200 dòng suối chảy quanh. Những cơn gió mạnh thổi ngang qua khiến lữ khách thấy lòng thanh thản lạ kỳ giữa miền cổ tích Myanmar.
Phượt thủ Namnghivyc

Sững sờ tu viện vàng trên núi dựng đứng độc nhất TG


(Kiến Thức) - Việc xây dựng một tu viện bế thế trên những vách núi đá dốc đứng là một kỳ công của người Miến Điện cổ xưa.

Tu viện Phật giáo Taung Kalat ở Myanmar được coi là một trong những công trình tôn giáo được xây dựng ở nơi hiểm trở nhất thế giới.
Tu viện này được xây dựng trên đỉnh nú Popa, một ngọn núi lửa đã tắt, từ nhiều thế kỷ trước.

Việc xây dựng một tu viện bề thế trên những vách núi dốc đứng là một kỳ công của người Miến Điện cổ xưa.

Tu viện tọa lạc ở độ cao 737m so với mặt đất. Muốn lên tới đây, du khách phải leo tổng cộng 777 bậc thang.

Khi vượt qua thử thách này, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh rộng lớn từ đỉnh núi.

Tại Myanmar các ngọn núi lửa được xem là chốn linh thiêng, nơi hội tụ của cả hai điều đối nghịch sự sống và cái chết.

Đằng sau sự tàn phá khủng khiếp của núi lửa là sự hồi sinh mạnh mẽ nhờ các lớp đất nham thạch phì nhiêu bao phủ lên khu vực này. Và tu viện mọc lên như một minh chứng cho đức tin của con người trước mọi nghịch cảnh.

Ngày nay, tu viện Taung Kalat là nơi tôn thờ Phật tổ cùng 37 vị Bồ tát đại diện cho 37 phẩm trợ đạo trong giáo pháp của đạo Phật

Tu viện đã này từng bị bỏ hoang và xuống cấp nặng nề trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, kể từ khi Myanmar mở cửa với khách du lịch quốc tế, tu viện đã được trùng tu và trở lại với dáng vẻ của thời hoàng kim.

Tayung Kalat đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua tại Myanmar, thu hút rất nhiều khách du lịch thập phương và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cư dân trong vùng.

T.B (tổng hợp)

Không có nhận xét nào: