Nó được bao quanh bởi những khu vực được phác hoạ rõ ràng với công trình về công nghiệp, nghệ thuật và nông nghiệp, khi những người Spaniard xâm chiếm nơi này vào thế kỷ 16, họ vẫn giữ cấu trúc của nó cùng lúc với việc xây dựng những ngôi nhà thờ kiểu dáng Bara và những lâu đài trên tàn tích của thành phố của người Ấn.
Đến viếng thăm Cuzeo, thủ đô trước đây của người Incas, mọi du khách đều sửng sốt. Các phiến đá lớn ở đây được ghép nối tinh vi, đến độ, không ai có thể nhét vào kẽ của chúng một lưỡi dao. Đặc biệt hơn là chúng không có hồ vừa để làm chất dính.
Phần lớn các nhà khảo cổ cho rằng những công trình to lớn này được xây dựng là nhờ hàng trăm công nhân cắt gọt đá hoa cương trước khi mài nhẵn. Tuy nhiên đại tá người Anh Fawcett cho rằng mình đã thấy những con chim xây tổ trong những cái tổ hình trụ đá hoa cương. Cách thực hiện của chim rất độc đáo. Chúng cọ những lá cây vùi thành đá cho đến khi đá loãng vào. Sau khi là 4-5 tổ như vậy, chim dùng mỏ đập đá, không bao lâu sau, lỗ đủ lớn và chim làm tổ dễ dàng.
Fawcett còn kể lại chuyện một người dùng ngựa xuôi ngược 20 km trong một cánh rừng phía nam Peru, Anh ta mang một cặp đinh hưu ngựa rất lớn. Tuy nhiên khi đến trang trại, cặp đinh gần như hoàn toàn biến mất. Anh ta giải thích rằng anh ta băng qua một nơi trồng đầy những bụi cây lá đỏ, loại cây chứa một chất liệu màu người Incas đã sử dụng để gọt đẽo đá.
Điều này trùng khớp với khám phá của một người Anh khác. Sau khi kiểm tra nhiều ngôi nhà người Iacas, nhà khoa học này phát hiện một bình chứa keo được niêm phong cẩn thận, khi đổ keo lên đá hoa cương trở nên mềm và dễ gọt đẽo. Phải chăng keo được chế từ loại cây lá đỏ? Và phải chăng đây là bí quyết để xây dựng những công trình kiến trúc độc đáo của người Incas?
Theo Di sản văn hoá thế giới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét