Cũng như Việt Nam và các nước Châu Á khác, Tết Nguyên Đán là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Hoa, được tính theo âm lịch.
Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc còn có tên gọi là Xuân Tiết (Chūn Jié), đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu mùa xuân mới. Thời điểm giao mùa này khác với cách tính của phương Tây vì nó được tính theo lịch âm.
Tết được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên- ngày Chính (Chánh Nguyệt) và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng. Đêm giao thừa của Trung Quốc, ngày dành cho sum họp gia đình, được gọi là đêm Trừ Tịch với “trừ” nghĩa là thay đổi, hoán đổi và “tịch” là đêm, “trừ tịch” nghĩa là “đêm của sự thay đổi””đêm của thời khắc giao thời”.
Tết Nguyên Đán là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch . Nguồn gốc của ngày tết này có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ xưa. Dưới đây là một số nét truyền thống trong phong tục đón năm mới của người Trung Quốc.
Trang trí
Màu đỏ và vàng là hai màu sắc mang ý nghĩa biểu tượng trong văn hóa Trung Quốc. Màu đỏ biểu tượng cho sợ may mắn và tràn đầy năng lượng, màu vàng liên quan đến sự giàu sang và hạnh phúc. Dùng màu sắc này để trang trí hay trên quần áo là cách để chào đón năm mới may mắn.
Đèn lồng đỏ được dùng trong những lễ hội Trung Quốc trong đó có năm mới. Đèn lồng treo cao có nghĩa giống như mặt trăng trên bầu trời.
Dây pháo được làm từ giấy đỏ sau đó đốt sáng để phát tiếng nổ sẽ xua đuổi tà ma.
Dây pháo được làm từ giấy đỏ sau đó đốt sáng để phát tiếng nổ sẽ xua đuổi tà ma.
Ẩm thực
Một bữa ăn lớn cùng gia đình là cách chào đón năm mới phổ biến nhất của người Trung Quốc. Một thành phần trong các món ăn là mỳ vì độ dài của chúng là dấu hiệu của sự trường cửu.
Cá là món ăn may mắn khác và theo truyền thống, cần ăn cá nguyên con. Ăn cả đầu và đuôi, năm mới sẽ mang đến hạnh phúc từ đầu đến cuối và vì không để thừa, món ăn này là biểu tượng cho sự sung túc.
Quýt cũng rất phổ biến trong ngày Tết Trung Quốc. Quýt vàng được trao đổi giữa các gia đình vì tên của nó phát âm gần với "may mắn".
Phong tục
Múa sư từ trong tiếng trống lớn là một nghi thức mang tính biểu tượng trong năm mới. Hai hay ba người luôn mặc trang phục đặc biệt và chuyển động đầu sư tử để xua đuổi xui xẻo và mang đế may mắn.
Bao lì xì đỏ đựng tiền để trao cho các thành viên gần gũi trong gia đình cho sự may mắn, luôn từ người đã có gia đình hay người lớn tuổi cho người còn độc thân và trẻ em.
Hồng Hà (Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét