Ngôi làng bằng bùn đỏ nằm giữa sa mạc và núi đá từ thế kỷ 7
CTV Nguyễn Hưng
Những ngôi nhà trong làng được xây dựng bằng gạch làm từ bùn chứa nhiều ôxit sắt tạo nên màu đỏ độc đáo.
Làng Abyaneh nằm ở chân Núi Karkas, cách Kashan của tỉnh Isfahan 70 km về phía đông nam Iran.
Ngôi làng cổ xưa có những làn đường hẹp và dốc, những ngôi nhà bằng bùn có cửa sổ lưới cùng những ban công gỗ mỏng manh bám vào các dốc.
Những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch làm từ bùn chứa nhiều ôxit sắt tạo nên màu đỏ.
Làng quay mặt về phía đông nhìn ra thung lũng đẹp như tranh vẽ để nhận tối đa lượng ánh sáng mặt trời và giảm thiểu ảnh hưởng của các cơn gió thổi vào mùa đông.
Mùa đông ở đây thường xảy ra đóng băng, nhưng mùa hè thường mát mẻ.
Vào những tháng mùa hè, có nhiều khách du lịch và người dân trở về sau khi trú đông từ các thành phố khác của Iran, đặc biệt là Kashan và Tehran.
Trong những năm gần đây, dân số của Abyaneh đã giảm xuống dưới 250 người, chủ yếu là người già.
Tuy nhiên, vị trí và sự cách biệt của ngôi làng đã giúp bảo tồn văn hoá và truyền thống từ ngàn năm.
Trang phục truyền thống của phụ nữ thường bao gồm một chiếc khăn dài màu trắng với hoa lá đầy màu sắc, phủ kín toàn bộ mái tóc và vai.
Tòa nhà ấn tượng nhất của Jakaneh là Nhà thờ Hồi giáo Jameh có từ thế kỷ thứ 11, làm từ gỗ cây óc chó và được chạm khắc cầu kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét