Nằm trên một sườn đồi ở tỉnh Kasubi, Uganda, khu lăng mộ Bungada là nơi yên nghỉ của bốn vị vua trị vì vương quốc Bungada - tiền thân của đất nước Uganda ngày nay.
Được vua Muteesa I cho xây dựng năm 1882, mục đích đầu tiên của các công trình này không phải để làm lăng mộ hay nghĩa trang mà là một cung điện hoàng gia
Đến năm 1884, khi vua Muteesa I qua đời, nơi này được sử dụng để làm nơi thờ cúng và chứa đựng di hài của nhà vua. Từ đó về sau, các vị vua qua đời đều được chôn cất tại đây, và lăng mộ Buganda trở thành một nghĩa trang hoàng gia
Khu lăng mộ này có kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng theo truyền thống bản địa với các vật liệu địa phương
Các tòa nhà ở nơi đây có tường được dựng lên bằng lau sậy đan vào nhau, chống đỡ bằng cột gỗ bó trong vải làm từ vỏ cây sung, mặt đất được phủ bằng chiếu lá cọ và cỏ. Mái lăng mộ được lợp lau sậy và gia cố bằng 52 vòng tròn, tượng trưng cho 52 tộc người của văn hóa Uganda
Vô số bảo vật của hoàng gia Buganda được lưu giữ và trưng bày trong các lăng mộ.
Năm 2001, khu lăng mộ Buganda đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tiếc thay, vào ngày 16/3/2010, một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi hoàn toàn các công trình chính ở nơi đây.
Sau vụ cháy gây thiệt hại lớn đó, chính phủ Uganda đã kêu gọi hỗ trợ nhằm tái thiết lập và phục dựng lại khu lăng mộ. Hiện nay, phần lớn các công trình đã được dựng lại theo nguyên mẫu đầu tiên.
T.B (tổng hợp)
Uganda – Khu lăng mộ Bungada ở Kasubi ( 2001)
(Cinet-DSTG) – Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu lăng mộ Bungada ở Kasubi của Uganda là Di sản văn hóa thế giới năm 2001.
Khu lăng mộ Bungada ở Kasubi được ghi nhận là Di sản văn hóa thế giới xếp trong danh sách những Di sản có nguy cơ bị đe dọa bởi nhiều phần của di sản đã bị phá hủy hoàn toàn. Khu lăng mộ Bungada ở Kasubi là một khu vực rộng khoảng gần 30 ha nằm trải dài trên sườn đồi huyện Kampala. Đây là nơi yên nghỉ của bốn vị vua của vương quốc Bungada gồm: Vua Muteesa I (1835–1884); Vua Mwanga II (1867–1903); Vua Daudi Chwa II (1896–1939) và Vua Sir Edward Muteesa II (1924–1969). Tất cả hậu duệ của 4 vị vua Uganda trên sau khi qua đời đều được chôn cất tại khu vực phía sau đền chính. Chính vì vậy, nơi đây trở thành nghĩa trang hoàng gia của Uganda.
Tuy hiện nay được sử dụng như một nghĩa trang của hoàng gia song mục đích xây dựng đầu tiên của các công trình này không phải để làm lăng mộ hay nghĩa trang. Năm 1882, Vua Muteesa I cho xây dựng những công trình này để làm cung điện hoàng gia. Hai năm sau đó, khi vua Muteesa I qua đời, nơi này được sử dụng để làm nơi thờ cúng và chứa đựng di hài của nhà vua. Từ đó về sau, các vị vua sau khi qua đời đều được chôn cất tại đây.
Sơ đồ và những công trình tiêu biểu trong khu lăng mộ Buganda |
Khu lăng mộ Bungada ở Kasubi được thiết kế với phong cách rất ấn tượng với cột gỗ bó trong vải, mặt đất được phủ bằng chiếu lá cọ và cỏ. Cách xây dựng khu lăng mộ này cũng vô cùng độc đáo bởi những công trình này hoàn toàn được xây dựng kiểu theo truyền thống bản địa. Nguyên liệu dùng để xây dựng các lăng mộ cũng là những nguyên liệu địa phương. Tường được dựng lên bằng lau sậy đan vào nhau. Các tấm vải sử dụng để trang trí cột làm từ vỏ cây sung. Loại cây này có ý nghĩa quan trọng trong các nghi lễ của người Uganda. Người Uganda còn tuân thủ quy tắc không thành văn, bất di bất dịch đó là nam giới khi lợp mái nhà không được phép quan hệ với vợ hay người yêu cho đến khi hoàn thành công việc. Đồng thời, phụ nữ không được phép vào nhà trong thời gian lợp mái vì người ta tin rằng nếu làm sai quy tắc đó thì mái nhà bị dột khi gió mùa về. Thêm vào đó, 52 tộc người của văn hóa Uganda biểu hiện ở 52 vòng tròn đỡ cấu trúc mái. Các nhà lịch sử cho rằng kỹ thuật xây dựng lăng mộ hoàng gia có từ thế kỷ 13 tuy nhiên thời điểm chính xác thì chưa thể xác định.
Năm 2001, khu lăng mộ này được Unesco công nhận là Di sản thế giới. Kể từ đó, nơi đây trở thành một trong những điểm thăm quan đặt biệt thu hút khách du lịch tại Uganda. Khi đến thăm quan khu lăng mộ này, khách du lịch vô cùng ngạc nhiên trước kiến trúc bản địa ấn tượng, đồng thời được tận mắt chiêm ngưỡng vô số bảo vật của Hoàng gia hiện vẫn còn được lưu giữ và trưng bày. Ngày 16 tháng 3 năm 2010, trong một trận hỏa hoạn lớn, một vài công trình chính trong khu lăng mộ tại Kasubi gần như bị thiêu rụi hoàn toàn. Sau vụ cháy gây thiệt hại lớn đó, Chính phủ Uganda đã kêu gọi hỗ trợ nhằm tái thiết lập và phục dựng lại Khu lăng mộ. Mặc dù hiện nay, phần lớn các công trình đã được dựng lại theo nguyên mẫu đầu tiên tuy nhiên nó không thực sự là bản gốc vốn có.
Cách xây dựng hết sức độc đáo với nguyên liệu địa phương tạo nên ấn tượng cho các công trình kiến trúc này.. |
Hiện nay, khu lăng mộ này vẫn có vị trí đặc biệt quan trọng tại Uganda. Các nghi lễ truyền thống được duy trì, kế thừa từ hàng trăm năm qua vẫn liên tục được tổ chức tại đây hàng năm. Một trong những nghi lễ đó là nghi lễ lên đồng, nghi lễ được thực hiện giữa người dân bộ tộc với vị vua của họ. Nghi lễ lên đồng luôn được tổ chức vào những ngày mưa gió lớn, điều đặc biệt tạo nên sức hút cho nghi lễ này đó là nó được tiến hành một cách bí mật bên trong tòa nhà, không một người ngoài tộc nào được biết và tham dự.
Khu lăng mộ Bungada ở Kasubi được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới xếp trong danh sách những Di sản có nguy cơ bị đe dọa theo các tiêu chí (i), (iii), (iv), (vi).
Tiêu chí (i): Khu lăng mộ Bungada ở Kasubi là một minh chứng cho sự sáng tạo của con người, nói cụ thể hơn là của người dân vương quốc Bungada xưa kia.
Tiêu chí (iii): Khu lăng mộ Bungada ở Kasubi cò là minh chứng lịch sử, văn hóa của dân tọc Bungada
Tiêu chí (iv): Khu lăng mộ Bungada ở Kasubi ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa còn là một công trình kiến trúc hoàn hảo được xây dựng dựa trên cách thức xây dựng truyền thống, kết hợp nhuần nhuyễn với nguồn nguyên liệu địa phưng. Các công trình kiến trúc ở đây đồng thời còn có ảnh hưởng đến những kiến trúc khác tại Uganda sau đó nhiều thế kỷ.
Tiêu chí (vi): Hiện nay, khu vực này vẫn được sử dụng như là một nơi linh thiêng để thực hiện các nghi lễ tôn giáo được gìn giữ và kế thừa suốt nhiều thế hệ.
Những hiện vật hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại khu lăng mộ hoàng gia |
Trận hỏa hoạn lớn năm 2010 đã thiêu rụi phần lớn các công trình chính trong khu lăng mộ |
Thái Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét