Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Những điểm đến được 'thổ địa' Tokyo yêu thích nhất

Trong số những địa do người Nhật Bản gợi ý, có những nơi khách nước ngoài không hề biết đến.
Tokyo Disney Resort
Công viên Tokyo Disneyland và Disney Sea là 2 địa điểm giải trí nổi tiếng ở thủ đô Nhật Bản. Chỉ 7% trong số hơn 30 triệu du khách đến 2 công viên này năm 2014 là người nước ngoài. Disney Sea gồm 7 khu vực phân chia theo chủ đề, bao gồm American Waterfront, Arabian Coast, Lost River Delta, Mermaid Lagoon, và Mysterious Island.
Giá vé vào cổng cũng rất linh hoạt. Vé 1 ngày dành cho người lớn là 56 USD. Vé Starlight có giá 48 USD cho phép du khách vào một công viên vào các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ từ 15h cho tới khi đóng cửa. Vé After6 giá 34 USD có giá trị từ 18h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, trừ ngày lễ. Người từ 65 tuổi được giảm giá một chút khi mua vé Senior, ở mức 50 USD.
Tokyo Disneyland.
Công viên Tokyo Disneyland.
Tháp truyền hình Tokyo SkyTree và Solamachi
Tháp Sky Tree cũng là một nơi yêu thích của người dân bản địa, nơi có thể ngắm cảnh từ độ cao 350 m. Khu mua sắm Solamachi ở các tầng bên dưới có 300 cửa hàng và khu ăn uống, vui chơi, rạp chiếu phim, thậm chí cả thủy cung và bảo tàng ngay tại khuôn viên của tòa tháp. Vé lên đài quan sát có giá 17 USD cho người lớn. Nếu bạn muốn lên đỉnh Tembo Galleria ở độ cao 450 m thì phải trả thêm 8 USD.
SkyTree nhìn từ sông Sumida.
Tháp truyền hình SkyTree nhìn từ sông Sumida.
Vườn thú Ueno, công viên Ueno và phố mua sắm Ameyoko
Người Nhật rất yêu loài gấu trúc, vì vậy họ thường đến vườn thú Ueno để ngắm những chú gấu dễ thương.
Công viên Ueno có rất nhiều ngôi đền và bảo tàng hấp dẫn, xứng đáng bỏ ra cả buổi sáng hoặc buổi chiều để tham quan. Ở đây còn có bán nhiều loại bánh ngọt, bánh mì hình gấu trúc ngộ nghĩnh.
Con phố mua sắm tấp nập Ameyoko nằm giữa ga Ueno và Okachimachi nổi tiếng là chợ đen với rất nhiều hàng Mỹ từ sau Thế chiến 2. “Ame” có nghĩa là “ngọt”, vì có nhiều người bán những bịch kẹo và chocolate rất lớn. Đây còn là nơi có nhiều mặt hàng giảm giá khiến người bản địa thích mê.
Bánh hình gấu trúc ngộ nghĩnh.
Bánh hình gấu trúc ngộ nghĩnh.
Tòa nhà truyền hình Fuji và vịnh Odaiba
Odaiba là một lớn hòn đảo nhân tạo ở vịnh Tokyo, nối với trung tâm qua cây cầu Rainbow. Tòa nhà truyền hình Fuji là một trong những tòa nhà nổi bật nhất ở Nhật Bản và là địa điểm yêu thích của người bản xứ.
Công trình được thiết kế với cấu trúc đặc biệt chống động đất. Điểm đáng chú ý của tòa nhà là quả cầu bạc khổng lồ đường kính 32 m, nặng 1.200 tấn. Du khách có thể lên quả cầu này và chiêm ngưỡng toàn cảnh vịnh Tokyo. Buổi tối, tòa nhà rực rỡ sống động như một show diễn.
Các nơi tham quan nổi tiếng khác ở vịnh Odaiba là bảo tàng khoa học Mirai Kan, bảo tàng Hải dương học, khu mua sắm Diver City và tượng Gundam khổng lồ…
Tòa nhà truyền hình Fuji.
Tòa nhà truyền hình Fuji.
Ga Tokyo và khu Marunouchi
Ga Tokyo có chiều dài 304 m, với hơn 3.000 chuyến tàu mỗi ngày, đây được coi là nhà ga bận rộn nhất Nhật Bản. Ga được chia ra làm 2 khu chính, Marunouchi và Yaesu, trong đó khu Marunouchi phát triển hơn cả, là nơi tham quan thú vị của người bản địa.
Tòa nhà Marunouchi được kiến trúc sư Kingo Tatsuno thiết kế, bắt đầu đi vào hoạt động năm 1914 và hiện vẫn là một tòa nhà lưu giữ những giá trị lịch sử của Nhật Bản. Nếu đến ga Tokyo, tốt nhất bạn hãy để bụng đói, vì có rất nhiều nhà hàng ở Kitchen Street gần cổng ra chính.
Ga Tokyo.
Ga Tokyo.
Nhà hát Kabuki-Za và các cửa hiệu
Nhà hát cổ truyền Kabuki là một địa điểm yêu thích của nhiều du khách. Khi nơi này được cải tạo, người ta thiết kế hẳn một khu mua sắm lớn ở phía dưới phục vụ người dân bản địa.
Du khách đến đây tha hồ mua bánh kẹo và đồ lưu niệm, chưa kể nhiều cửa hiệu có đồ độc và rất rẻ. Bên trên là bảo tàng Kabuki với nhiều show diễn thú vị.
Đền Sensoji, Asakusa, và Ryogoku (sumo)
Nhà hát Kabuki.
Nhà hát Kabuki.
Ngôi đền Phật giáo Sensoji là nơi được coi là có nhiều năng lượng tâm linh tích cực, là điểm đến yêu thích của người Nhật. Họ thường đến đây cầu cho những chuyến đi được an toàn.
Nhiều người còn đến thăm đền thờ nhỏ nằm kế bên đền chính, cầu nguyện trước tượng Black Daikoku, một trong 7 vị thần may mắn.
Khu Asakusa có nhiều cửa hiệu, khu ăn uống và rất nhiều đền đài hấp dẫn du khách. Còn Ryogoku là quê hương của môn vật sumo.
Đền Sensoji.
Đền Sensoji.
Tòa nhà JP Kitte
Đây là một địa điểm nhiều du khách nước ngoài thậm chí không hề biết đến sự tồn tại của nó. JP Kitte từng là bưu điện trung tâm Tokyo cũ, và JP là chữ viết tắt của “Japan Post” (bưu điện Nhật Bản). Khi cải tạo ga Tokyo, người ta đã biến nơi này thành khu mua sắm và ăn uống.
JP Kitte giờ đây là khu mua sắm hiện đại.Phóng to
JP Kitte giờ đây là khu mua sắm hiện đại.
Theo Huffington Post

Những bài học quý giá khi sống cùng người Nhật

Luôn đền đáp sự giúp đỡ của người khác, giữ lời, lịch sự, đặt người khác lên trước, không tham của rơi... là những điều tốt đẹp trong cách sống của người dân xứ mặt trời mọc.
1. Luôn đền đáp
Ở Nhật, bạn sẽ học được rằng khi được giúp đỡ, bạn cần trả ơn, càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, người Nhật không câu nệ cách bạn đền đáp họ. Ví dụ ai đó giúp bạn một tay, như chuyển chiếc ghế mới vào trong nhà, bạn chỉ cần mua một lon nước để thể hiện sự cảm kích là đủ. Mỗi lần bạn giúp đỡ người khác, bạn sẽ nhận được cử chỉ tốt đẹp nào đó đáp lại, không cần thể hiện bằng lời nói.
2. Cảm ơn người đã giúp bạn trong lần gặp sau
Nghe có vẻ hơi khách sáo, nhưng nếu bạn nhận được câu cảm ơn như “Xin chào, cảm ơn vì hôm trước đã giúp tôi chuyển ghế” thì cũng tuyệt đấy chứ.
3. Thói quen lịch sự
Văn hóa Nhật rất coi trọng sự lịch lãm, từ cách dùng kính ngữ, tới cách nhân viên bán hàng xách đồ tiễn bạn ra cửa, cách bạn được chào đón khi bước vào một nhà hàng. Nếu dừng lại hỏi đường, bạn sẽ nhận được bản đồ vẽ tay chi tiết, thậm chí còn được dẫn tới tận nơi. Với người Nhật, lịch sự nghĩa là bớt ích kỷ, vì người khác mà không nghĩ đến chuyện mình sẽ được gì.
Người dân xếp hàng ở một ga tàu điện ngầm. Ảnh: Designmadeinjapan.
Người dân xếp hàng ở một ga tàu điện ngầm. Ảnh: Designmadeinjapan.
4. Đặt người khác lên trước
Những cử chỉ như nhường bạn bè miếng bánh to hơn, dành chỗ tốt nhất cho mẹ khi vào nhà hàng, hay để khách đứng giữa khi chụp ảnh... là một phần cuộc sống thường nhật ở xứ mặt trời mọc. Các ngôi nhà truyền thống của Nhật còn có ghế dành riêng cho khách - trước hốc tường tokonoma để khách nổi bật giữa phông nền là các bức thư pháp, lọ hoa, đồ gốm của chủ nhà... Người Nhật có nhiều cách để thắt chặt các mối quan hệ trong cuộc sống.
5. Không loại trừ ai trong nhóm
Ở Nhật, khi mời mọi người tham dự sự kiện, không có chuyện bạn lờ người mình không thích đi. Việc chỉ mời vài người trong một nhóm bạn hoặc một số đồng nghiệp đi uống bia, đi ăn bị coi là bất lịch sự. Như thế sẽ không có chuyện một người cảm thấy lạc lõng hay thừa thãi. Điều đó dạy chúng ta cách chấp nhận những người khác biệt với mình.
Tại quốc gia này, việc nhặt được của rơi trả lại người bị mất trở thành nguyên tắc sống. Khi ai đó đánh rơi khăn tay trên phố, người tìm thấy sẽ đặt nó lên thùng thư ở chỗ gần nhất, để người mất có thể dễ dàng nhìn thấy lúc quay lại tìm.6. Tôn trọng tài sản của người khác
7. Lựa chọn hòa bình
Ngày nay, trẻ em Nhật được dạy sử dụng bạo lực là sai và chiến tranh là không cần thiết. Hòa bình được khuyến khích qua giáo dục, các ngày lễ và trong hiến pháp Nhật.
8. Nhiều khi bớt quả quyết lại tốt hơn
Xã hội Nhật rất nhẹ nhàng. Người ta xếp hàng dài mà không phàn nàn. Không có những người nổi giận vì tắc đường, ít thấy ai to tiếng, thở dài hay lườm nguýt. Người Nhật có vẻ luôn sống trong không khí bình tĩnh, kiềm chế. Họ luôn tuân thủ theo đúng nguyên tắc, do đó đừng mong đợi họ sẽ bẻ luật cho bạn.
Mọi giao dịch của người Nhật đều kết thúc với cái cúi đầu lịch sự. Ảnh: Business Insider.
Mọi giao dịch của người Nhật đều kết thúc với cái cúi đầu lịch sự. Ảnh: Business Insider.
9. Biết lắng nghe hơn
Người Nhật thường để người khác nói xong trước khi tiếp chuyện. Việc cho người khác cơ hội  bày tỏ ý kiến mà không chen ngang rất quan trọng. Chúng ta sẽ bớt phán xét hơn khi tiếp nhận quan điểm của người khác, không còn tranh cãi mà trở thành bàn luận. Chúng ta sẽ tự động hạ giọng xuống và không chiếm hữu cuộc trò chuyện.
10. Ganbaru - Nỗ lực hết mình
Người Nhật thường cố gắng hết sức trong bất cứ việc gì, với tinh thần không bao giờ từ bỏ.
11. Giữ lời
Khi người Nhật nói điều gì đó, họ sẽ thực hiện. Nếu được mời tới dự sự kiện, người ta thường không từ chối. Và nếu họ nói sẽ tham dự thì nhất định tới, dù mưa to gió lớn. Việc nhận lời rồi không đến bị coi là bất lịch sự. Nếu có thay đổi bạn phải gọi điện báo trước hoặc cử người đi thay.
12. Luôn có ý thức bảo vệ môi trường
Người dân xứ hoa anh đào luôn dọn dẹp sạch sẽ nơi mình tổ chức các hoạt động. Bạn hầu như không thấy một chiếc cốc giấy hay một túi nilon bị vứt bừa bãi. Người bán hàng thường quét dọn trước cửa hiệu mỗi ngày. Người dân trong cùng một khu phố thường xuyên có các buổi tổng vệ sinh.
Cổ động viên Nhật Bản dọn rác ở sân vận động sau khi xem. Ảnh: Daily Mail.
Cổ động viên Nhật Bản dọn rác ở sân vận động sau khi xem. Ảnh: Daily Mail.
13. Làm mọi việc với sự tôn trọng
Theo Business Insider, người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội đều thực hiện những cử chỉ lịch sự như cúi đầu thể hiện sự tôn trọng, đưa đồ cho người khác bằng cả hai tay, ăn mặc chỉn chu, chào người khác với một nụ cười.
14. Đúng giờ
Một trong những điều quan trọng nhất người ta học được khi sống ở Nhật Bản là luôn đúng giờ. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng người khác mà còn khiến mọi việc tiến triển suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Những bài học trên tàu điện ngầm ở Nhật Bản

Tàu điện ngầm ở Nhật Bản không những làm bạn thấy xe hơi không cần thiết, mà còn mang lại rất nhiều bài học bổ ích về đất nước, con người và văn hóa Nhật.
1. Không cần không gian quá rộng để có cảm giác riêng tư: Ở Nhật, mọi thứ đều nhỏ, từ nhà hàng đến các ga tàu. Tuy nhiên, khi lên một chuyến tàu điện ngầm cao tốc và chật chội, mọi người đều tôn trọng và không làm phiền lẫn nhau, chỉ tập trung vào việc của mình.
Kể cả bạn đứng gần sát một ai đó, gần như có một thỏa thuận: “Tôi sẽ cố gắng hết sức để làm bạn thoải mái, và bạn cũng cố gắng hết sức để đừng làm tôi mất thoải mái”.
2. Nói xin lỗi: Sumimasen (xin lỗi) là từ được dùng nhiều nhất ở Nhật Bản và cũng là một từ rất “quyền lực”. Nó không chỉ được dùng để nói “xin lỗi”, mà còn là sự thừa nhận rằng thời gian, sự thoải mái của người khác là điều rất quan trọng. Khi cửa tàu điện ngầm bật mở mà vẫn có một nhóm thanh niên mải nói chuyện, bạn chỉ cần nói “Sumimasen”, lập tức đám đông nhường lối cho bạn.
Tàu điện ngầm với đủ kiểu người, là một
Tàu điện ngầm với đủ kiểu người, là một "trường học" thú vị giúp bạn tìm hiểu về đất nước Nhật Bản.
3. Nói chuyện với người lạ không có gì đáng sợ: Bạn lên tàu điện ngầm và quên quẹt thẻ? Dù vốn tiếng Nhật của bạn chỉ bập bõm, và bạn e rằng người Nhật không nói tiếng Anh thạo thì cũng chẳng có gì đáng ngại. Hãy cố gắng giao tiếp và giải thích với nhân viên ga tàu khi gặp sự cố. Theo Matador Network, người Nhật khá dễ chịu và dễ thông cảm.
4. Quan sát mọi người và học hỏi: Trên tàu điện ngầm có rất nhiều kiểu người. Bạn có thể phân biệt đâu là thương gia, đâu là sinh viên, đâu là những người phụ nữ của công việc bằng cách quan sát cách ăn mặc, đối xử và cách nói chuyện của họ. Dần dần, bạn sẽ thấy mình thuộc về đâu ở đất nước thú vị này.
Người Nhật tôn trọng nhau trong không gian chật hẹp trên tàu điện ngầm. Ảnh: links.Phóng to
Người Nhật tôn trọng và không làm phiền nhau trong không gian chật hẹp trên tàu điện ngầm.
5. Mắc lỗi ư? Đừng sợ!  Bạn lên nhầm tàu điện ngầm, không phát âm được tên ga tới. Bạn sợ hãi và hoang mang? Hãy đừng ngại nói chuyện với bất cứ ai để nhờ giúp đỡ. Những chuyến tàu điện ngầm như thế này sẽ là những hành trình đáng nhớ của bạn ở đất nước mặt trời mọc.

Không có nhận xét nào: