Quốc đảo Marshall đang đối mặt với tương lai bấp bênh bởi biến đổi khí hậu. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 2 độ C, quần đảo giữa Thái Bình Dương sẽ chìm xuống đáy biển.
Quần đảo Marshall là tập hợp 29 rạn san hô và 5 hòn đảo, nằm giữa Hawaii và Australia. Đây là nơi sinh sống của 70.000 người. Theo các nhà khoa học, nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 2 độ C, nước biển tăng sẽ nhấn chìm toàn bộ quốc đảo này. Người dân Marshall đang phải chống lại những hiện tượng cực đoan mà họ chưa từng gặp phải.
|
Người dân Marshall nổi tiếng nhờ khả năng đóng thuyền độc mộc và đi biển. Nếu tính cả mặt nước, quốc đảo này lớn gấp 3 lần bang Texas, Mỹ. Tuy nhiên, diện tích đất liền chỉ bằng thủ đô Washington D.C của Mỹ. Ông Tony de Brum, Bộ trưởng Ngoại giao Marshall, cho biết: “Chúng tôi không phải một quốc đảo nhỏ. Chúng tôi là một quốc gia biển lớn”. |
Trên quần đảo Marshall, người ta rất coi trọng sinh nhật đầu tiên của một người. Nó diễn ra trọng đại và kéo dài hơn đám cưới. Hàng trăm người có thể tham dự sự kiện này trước sự đón tiếp niềm nở của gia chủ.
|
Tuy nhiên, các hiện tượng cực đoan đang làm đảo lộn cuộc sống trên đảo. Rositha Anwel, 22 tuổi, phát hiện ngôi nhà của cô đang nổi trên nước trong trận lũ năm 2014. Biến đổi khí hậu khiến những vùng đất cao bị nước biển xâm lấn. Nhiều nhà hàng xóm đã chuyển đi nhưng gia đình cô không thể tưởng tượng cuộc sống ở nơi khác vì đây là nơi Anwel lớn lên.
|
Sóng đánh vào một ngôi nhà ở Majuro sau trận lũ lớn gần đây. Người dân địa phương cho biết họ muốn rời đi nơi khác nhưng không có tiền để mua đất nên tiếp tục phải sống chung với nguy hiểm ở những ngôi nhà đang bị biển đe dọa.
|
Dù sống dựa phần lớn vào biển, đại dương đang khiến cuộc sống ở Marshall trở nên khó khăn. Hiện tượng nóng lên toàn cầu gây biến đổi khí hậu, khiến nước biển tăng cao. Nhiều người dân lo sợ nơi ở của họ sẽ bị đại dương nhấn chìm.
|
Diện tích chật hẹp nên người dân Marshall chôn cất thân nhân ngay trong khu đất của mình. Tuy nhiên, nhiều ngôi mộ bị cuốn ra biển sau những trận lũ từ cơn thịnh nộ của đại dương.
|
Wina Anmontha, một cư dân trên đảo, cho biết con gái Roselinta của bà đã chuyển tới Mỹ vì lo sợ những trận lũ sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
|
Dù là một quốc gia độc lập, Marshall duy trì mối quan hệ đặc biệt với Mỹ, cho phép người dân quốc đảo có thể sống và làm việc ở Mỹ không cần visa. Đây là lý do nhiều người chọn Mỹ là điểm đến khi cuộc sống ở quê nhà trở nên khó khăn.
|
Một ngôi nhà bị phá hủy trong lũ. Đất ở Marshall do người đứng đầu cộng đồng quản lý, vì vậy, các gia đình có thể sống cùng nhau trong các cụm dân cư.
|
Khi lũ xảy ra, người dân cố gắng bảo vệ vật nuôi, ngăn chúng bị đại dương nuốt chửng.
|
Lũ lụt là tác động rõ rệt nhất của hiện tượng nước biển dâng. Những cây trồng nằm gần bờ biển chết hàng loạt sau khi nước mặn tràn vào. Nguồn cung nước ngọt cho cư dân trên đảo cũng ô nhiễm. Một số nghiên cứu cho thấy quần đảo Marshall sẽ không còn phù hợp để con người tồn tại trước khi chúng bị nước biển nhấn chìm. |
Ảnh: CNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét