Rau đắt hơn thịt
Từ trên máy bay nhìn xuống chúng tôi đã thấy những cánh đồng cỏ chạy dưới chân núi xen lẫn những cánh rừng tuyết phủ trắng. Thụy Sĩ là một nước nhỏ ở châu Âu, chẳng có khoáng sản ưu đãi gì nhưng Thụy Sĩ vẫn là một trong những nước giàu nhất thế giới.
Tôi hỏi chị Allen, một giáo viên dạy tiểu học ở Zurich thì thu nhập mỗi năm cũng khoảng 60.000 France Thụy Sĩ. Tuy thu nhập cao nhưng chi tiêu ở Thụy Sĩ cũng rất đắt đỏ. Cũng như ở Paris, một bát mì cũng phải hơn trăm ngàn đồng tiền Việt.
Rau thì khá hiếm vì hầu hết đều nhập, do mùa đông ở Thụy Sĩ không trồng được rau. Rau ở đây đắt hơn cả thịt cá. Vào nhà hàng, nếu chúng tôi gọi cả đĩa rau to bao giờ nhà hàng cũng nhìn với vẻ rất ngạc nhiên. Bởi do rau đắt nên người ta ăn cũng khá tiết kiệm. Nghe cái câu phải tiết kiệm rau, tôi cứ thấy buồn cười. Chẳng bõ ở Việt Nam, rau nhiều như "quân Nguyên".
Sư tử bên hồ Zurich
Hồ Zurich là hồ lớn nhất ở Thụy Sĩ. Người ta đặt tên thành phố này theo tên hồ. Vào mùa đông, băng tuyết phủ kín mặt hồ và người ta có thể đi dạo chơi hoặc trượt tuyết trên mặt hồ. Bỗng tôi nhìn thấy một con sư tử nằm trên một bệ đá cao. Một người dân địa phương giải thích với tôi rằng thực ra chú sư tử, biểu tượng của đất nước Singapore chính là nguyên mẫu chú sư tử này mà những người nhập cư Singapore đã mang về cố quốc. Không biết có phải vậy không nhưng đúng là kỳ lạ. Thụy Sĩ làm gì có sư tử vậy mà bên hồ Zurich lại có hình tượng chú sư tử rất oai phong. Hầu hết du khách khi đến hồ Thuỵ Sĩ đều cố gắng đứng dưới chân chú sư tử đá này.
Tôi cũng thắc mắc tại sao Thụy Sĩ lại có tên là Swiss? Hóa ra cái tên Swiss bắt nguồn từ tiếng Đức (hơn 40% ngôn ngữ ở Thụy Sĩ là tiếng Đức). Tuy nhiên tùy từng vùng người Thụy Sĩ nói các tiếng Pháp, Ý... nhưng đặc biệt là phần lớn họ đều nói tiếng Anh tốt. Như bạn Hoài, người Việt Nam, sang Thụy Sĩ với gia đình cũng hơn 10 năm nay, phiên dịch cho chúng tôi ở nhà máy DSM vừa nói tiếng Đức như gió nhưng tiếng Anh cũng rất giỏi.
Hét thật to
Sáng hôm sau, qua một đêm nghỉ ngơi lại sức chúng tôi bắt đầu hình trình đến núi tuyết Titlis, được gọi là núi "thiên thần" vì vẻ đẹp thần tiên của nó.
Khoảng hơn 1h xe chạy, chúng tôi đi qua thị trấn Engelberg mà người ta gọi là thị trấn trong mơ bởi vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Chỉ khoảng hai trăm nóc nhà nhưng mỗi nhà có một vẻ đẹp khác nhau. Người ta nói mùa thu mà đi qua đây như đi qua cõi thiên đường. Màu xanh ẩn dưới chân dãy Anpl hùng vĩ quyện với màu vàng của lá phong và những ngôi nhà gỗ sồi nằm yên bình trên những thảm cỏ xanh mướt chạy men theo những dòng suối trong veo. Vì như ở thiên đường nên giá nhà đất cũng đắt lòi mắt. Mỗi khu nhà đất ở đây giá cũng cỡ khoảng trên dưới 1 triệu France Thụy Sĩ (phải có khoảng mười mấy tỉ tiền Việt may ra mới mua được một cái nhỏ).
Xuyên qua thị trấn Engelberg đã bắt đầu thấy tuyết trên đường đi. Khoảng mươi phút sau chúng tôi đến chân núi Titlis. Một phong cảnh ngoạn mục nữa hiện ra: Tuyết phủ trắng xóa khắp nơi. Tại đây chúng tôi mua vé lên núi bằng cáp treo. Rất nhiều du khách vác các đồ nghề leo núi. Tôi cũng tranh thủ vác một bộ nhưng thấy nặng è cả lưng. Thôi đành lên đến đỉnh núi thì thuê bộ trượt tuyết vậy.
Để lên được tới đỉnh cao hơn 3.000m, chúng tôi phải đổi 3 lần cáp, lúc thì là cáp treo chạy thẳng, lúc thì là cáp xoay rồi lại cáp treo. Mất khoảng nửa giờ thì lên đến đỉnh núi. Núi tuyết Titlis quanh năm tuyết phủ, kể cả giữa mùa hè. Độ cao với không khí hơi loãng làm một số thành viên trong đoàn bị cảm giác chóng mặt, tim đập nhanh.
Sư tử bên hồ Zurich
Hồ Zurich là hồ lớn nhất ở Thụy Sĩ. Người ta đặt tên thành phố này theo tên hồ. Vào mùa đông, băng tuyết phủ kín mặt hồ và người ta có thể đi dạo chơi hoặc trượt tuyết trên mặt hồ. Bỗng tôi nhìn thấy một con sư tử nằm trên một bệ đá cao. Một người dân địa phương giải thích với tôi rằng thực ra chú sư tử, biểu tượng của đất nước Singapore chính là nguyên mẫu chú sư tử này mà những người nhập cư Singapore đã mang về cố quốc. Không biết có phải vậy không nhưng đúng là kỳ lạ. Thụy Sĩ làm gì có sư tử vậy mà bên hồ Zurich lại có hình tượng chú sư tử rất oai phong. Hầu hết du khách khi đến hồ Thuỵ Sĩ đều cố gắng đứng dưới chân chú sư tử đá này.
Sư tử bên hồ Zurich |
Tôi cũng thắc mắc tại sao Thụy Sĩ lại có tên là Swiss? Hóa ra cái tên Swiss bắt nguồn từ tiếng Đức (hơn 40% ngôn ngữ ở Thụy Sĩ là tiếng Đức). Tuy nhiên tùy từng vùng người Thụy Sĩ nói các tiếng Pháp, Ý... nhưng đặc biệt là phần lớn họ đều nói tiếng Anh tốt. Như bạn Hoài, người Việt Nam, sang Thụy Sĩ với gia đình cũng hơn 10 năm nay, phiên dịch cho chúng tôi ở nhà máy DSM vừa nói tiếng Đức như gió nhưng tiếng Anh cũng rất giỏi.
Hét thật to
Sáng hôm sau, qua một đêm nghỉ ngơi lại sức chúng tôi bắt đầu hình trình đến núi tuyết Titlis, được gọi là núi "thiên thần" vì vẻ đẹp thần tiên của nó.
Khoảng hơn 1h xe chạy, chúng tôi đi qua thị trấn Engelberg mà người ta gọi là thị trấn trong mơ bởi vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Chỉ khoảng hai trăm nóc nhà nhưng mỗi nhà có một vẻ đẹp khác nhau. Người ta nói mùa thu mà đi qua đây như đi qua cõi thiên đường. Màu xanh ẩn dưới chân dãy Anpl hùng vĩ quyện với màu vàng của lá phong và những ngôi nhà gỗ sồi nằm yên bình trên những thảm cỏ xanh mướt chạy men theo những dòng suối trong veo. Vì như ở thiên đường nên giá nhà đất cũng đắt lòi mắt. Mỗi khu nhà đất ở đây giá cũng cỡ khoảng trên dưới 1 triệu France Thụy Sĩ (phải có khoảng mười mấy tỉ tiền Việt may ra mới mua được một cái nhỏ).
Một góc núi tuyết Titlis |
Xuyên qua thị trấn Engelberg đã bắt đầu thấy tuyết trên đường đi. Khoảng mươi phút sau chúng tôi đến chân núi Titlis. Một phong cảnh ngoạn mục nữa hiện ra: Tuyết phủ trắng xóa khắp nơi. Tại đây chúng tôi mua vé lên núi bằng cáp treo. Rất nhiều du khách vác các đồ nghề leo núi. Tôi cũng tranh thủ vác một bộ nhưng thấy nặng è cả lưng. Thôi đành lên đến đỉnh núi thì thuê bộ trượt tuyết vậy.
Để lên được tới đỉnh cao hơn 3.000m, chúng tôi phải đổi 3 lần cáp, lúc thì là cáp treo chạy thẳng, lúc thì là cáp xoay rồi lại cáp treo. Mất khoảng nửa giờ thì lên đến đỉnh núi. Núi tuyết Titlis quanh năm tuyết phủ, kể cả giữa mùa hè. Độ cao với không khí hơi loãng làm một số thành viên trong đoàn bị cảm giác chóng mặt, tim đập nhanh.
Lên đến đỉnh cao nhất, tôi đứng giữa trời tuyết, trong cái lạnh 00C, hít thật căng không khí lạnh vào lồng ngực rồi hét thật to: "Tôi đây...ây...ây...". Hét cho sung sướng, hét để xả hết các mệt mỏi thường ngày. Ở nhà mà hét như thế chắc người ta bảo là tôi bị thần kinh rung rinh. Nhìn ra bốn bề xung quanh tuyết phủ trắng xóa, bầu trời xanh ngăn ngắt như gần ngay trên đỉnh đầu mà trong lòng trào lên cảm giác lâng lâng thật khó tả.
Hương vị nước mắm trên núi thiên thần
Khoảng 12h trưa, cái đói bắt đầu réo gọi. Chúng tôi lôi mấy thỏi sô-cô-la ra nhấm nháp. Người ta nói sô-cô-la Thụy Sĩ mới là ngon nhất thế giới, không biết có đúng không. Nhưng đúng là ngon thật. Trên đỉnh Titlis có đủ các dịch vụ phục vụ cho du khách: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu mua sắm. Ngay cả nhà vệ sinh cũng rất sạch sẽ. Tôi nhìn thấy một tấm biển ghi: "Xả rác bị phạt 500 France Thụy Sĩ" (khoảng gần 10 triệu tiền Việt). Mấy ông cùng đoàn có hút thuốc cũng nhìn ngang ngó dọc xem thùng rác ở đâu rồi bỏ vào. Ở Việt Nam thì đã vứt vô tư ra đất rồi.
Chúng tôi đã đặt trước một nhà hàng Trung Hoa ngay lưng chừng núi tuyết. Dù sao nhà hàng kiểu này cũng có các món như rau xào, cơm rang hải sản... hao hao như các món Việt Nam cho đỡ nhớ. Trong suốt hành trình châu Âu, chúng tôi chỉ ăn duy nhất một lần đồ ăn tây, còn tất cả các bữa đều tìm đến nhà hàng Việt Nam, Thái hoặc Trung Hoa.
Chờ một lúc thì đồ ăn được mang ra. Ai đó trong đoàn bỗng lôi ra một chai nước mắm và nắm ớt tươi. Cả đoàn mừng như tìm được người tri kỷ. Thế là nghiền ớt, pha nước mắm với chanh. Bát cơm tuy không thơm mùi gạo mới như ở nhà nhưng có tí nước mắm chan vào thấy sao mà ngon quá. Thế mới biết có những cái của Việt Nam ta đã ăn vào máu thịt mà đi khắp chân trời góc biển sẽ vẫn nhớ da diết. Biết đâu có người Việt Nam nào mở nhà hàng ở núi Titlis bán phở bún cháo miến với nước mắm, thịt kho có khi cũng đắt khách ra phết.
Lúc đang loay hoay với cái thanh trượt tuyết, tôi nghe một giọng nói nhỏ nhẹ bên cạnh. Hóa ra đó là một cô gái. Cô hướng dẫn tôi cách cài chân vào cái ngàm cho chặt rồi cách rún mình trước khi lao đi, cách giữ thăng bằng. Anna, tên cô gái, người Pháp, gốc Hy Lạp. Hằng năm cô đều lên đây trượt tuyết. Tôi chụp cùng Anna một kiểu ảnh. Tất cả mọi người mà tôi gặp ở Titlis đều thân thiện. Từ việc chỉ đường đến việc tìm nhà vệ sinh hay hỏi han về tình hình tuyết lở, nhờ chụp kiểu ảnh họ đều tận tình giúp hoặc giải thích cặn kẽ.
Những điều đó khiến chúng tôi thực sự cảm thấy ấm lòng suốt cả chặng xuống núi vào buổi chiều.
Hương vị nước mắm trên núi thiên thần
Khoảng 12h trưa, cái đói bắt đầu réo gọi. Chúng tôi lôi mấy thỏi sô-cô-la ra nhấm nháp. Người ta nói sô-cô-la Thụy Sĩ mới là ngon nhất thế giới, không biết có đúng không. Nhưng đúng là ngon thật. Trên đỉnh Titlis có đủ các dịch vụ phục vụ cho du khách: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu mua sắm. Ngay cả nhà vệ sinh cũng rất sạch sẽ. Tôi nhìn thấy một tấm biển ghi: "Xả rác bị phạt 500 France Thụy Sĩ" (khoảng gần 10 triệu tiền Việt). Mấy ông cùng đoàn có hút thuốc cũng nhìn ngang ngó dọc xem thùng rác ở đâu rồi bỏ vào. Ở Việt Nam thì đã vứt vô tư ra đất rồi.
Chúng tôi đã đặt trước một nhà hàng Trung Hoa ngay lưng chừng núi tuyết. Dù sao nhà hàng kiểu này cũng có các món như rau xào, cơm rang hải sản... hao hao như các món Việt Nam cho đỡ nhớ. Trong suốt hành trình châu Âu, chúng tôi chỉ ăn duy nhất một lần đồ ăn tây, còn tất cả các bữa đều tìm đến nhà hàng Việt Nam, Thái hoặc Trung Hoa.
Chờ một lúc thì đồ ăn được mang ra. Ai đó trong đoàn bỗng lôi ra một chai nước mắm và nắm ớt tươi. Cả đoàn mừng như tìm được người tri kỷ. Thế là nghiền ớt, pha nước mắm với chanh. Bát cơm tuy không thơm mùi gạo mới như ở nhà nhưng có tí nước mắm chan vào thấy sao mà ngon quá. Thế mới biết có những cái của Việt Nam ta đã ăn vào máu thịt mà đi khắp chân trời góc biển sẽ vẫn nhớ da diết. Biết đâu có người Việt Nam nào mở nhà hàng ở núi Titlis bán phở bún cháo miến với nước mắm, thịt kho có khi cũng đắt khách ra phết.
Lúc đang loay hoay với cái thanh trượt tuyết, tôi nghe một giọng nói nhỏ nhẹ bên cạnh. Hóa ra đó là một cô gái. Cô hướng dẫn tôi cách cài chân vào cái ngàm cho chặt rồi cách rún mình trước khi lao đi, cách giữ thăng bằng. Anna, tên cô gái, người Pháp, gốc Hy Lạp. Hằng năm cô đều lên đây trượt tuyết. Tôi chụp cùng Anna một kiểu ảnh. Tất cả mọi người mà tôi gặp ở Titlis đều thân thiện. Từ việc chỉ đường đến việc tìm nhà vệ sinh hay hỏi han về tình hình tuyết lở, nhờ chụp kiểu ảnh họ đều tận tình giúp hoặc giải thích cặn kẽ.
Những điều đó khiến chúng tôi thực sự cảm thấy ấm lòng suốt cả chặng xuống núi vào buổi chiều.
Minh Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét