17 giờ đồng hồ trên xe đò từ Đà Nẵng đến Viêng Chăn, chúng tôi đến bến xe trung tâm của Viêng Chăn lúc 2 giờ sáng. Bến xe ở Lào rất lặng lẽ. Không ồn ào, náo nhiệt như bất kỳ một bến xe nào ở Việt Nam. Khách thích đi xe nào thì tùy chọn và chỉ cần đưa địa chỉ cần đến. Chúng tôi chọn tuk tuk cho đúng với phong cách Lào. Trên xe Âu, Á lẫn lộn với mỗi người một địa chỉ khách sạn khác nhau. Một giá không đổi 25.000 kíp (50.000 đồng) cho mỗi vị khách. Tài xế và lơ xe tuk tuk luôn nhoẻn miệng cười thân thiện, sẵn lòng chở khách lòng vòng Viêng Chăn suốt đêm cho đến khi vị khách cuối cùng chọn được khách sạn vừa ý.
Đường phố Viêng Chăn đêm khuya vắng, long lanh ánh vàng bởi đèn và những nóc ngôi chùa. Đất nước Triệu Voi quyến rũ ngay từ những bước chân đầu tiên. Nhưng nếu không nhờ đến công cụ hỗ trợ cẩm nang du lịch Lào thì khó có thể biết con phố, tên đường ở thủ đô Viêng Chăn. Bởi con đường nào cũng mang một cái tên dài “ngoằng”, họa hoằn lắm mới có biển ghi bằng tiếng Pháp phía bên dưới. Như hai con đường giao nhau gần chợ “Morning Market” với cái tên ấn tượng Saigonrue, Hanoirue. Ngay góc phố này, nhà nghỉ rất nhiều với giá cả không thể mềm hơn: 8 -10 đô la cho một ngày đêm bao nhiêu khách tùy thích. Và bạn có thể chọn cho mình những góc không gian rộng rãi thoáng đãng để thư giãn ngay tại nhà khách chứ không bó hẹp trong một gian phòng.
Cuộc sống ở Viêng Chăn khá bình lặng. Đường phố rộng thênh thang với ba làn đường mà không hề có một tiếng còi xe nào. Việc di chuyển trên đường phố Lào thư thái như tản bộ vậy. Nhẹ nhàng, trật tự và rất bình yên. Viêng Chăn bé như bàn tay nên xe đạp là phương tiện vừa rẻ vừa dễ dàng, gọn nhẹ. Thêm nữa để tìm một chiếc tuk tuk (như một dạng taxi) không phải bạn gọi lúc nào cũng có. Thủ đô Viêng Chăn chỉ có 5 con đường lớn: là Lan - Xạng, Cây-xỏn-phôm-vi-hản, Xu-va-nu-vông, Sệt-thả-thi-rát và đường Sam-xẻn-thay. Tất cả các con đường này đều dẫn đến những địa điểm được coi là “tinh hoa” Lào: Pat-tu-xay (Cổng chiến thắng), Pha-that-luang (Biểu tượng quốc gia không chính thức), Tháp Đam gần Đại sứ quán Mỹ… Chưa kể những “biệt thự Đông Dương” thâm trầm bí ẩn sau bức tường toàn màu trắng dưới những tàng cổ thụ rậm lá. Con đường dọc theo bờ Mê Kông lộng gió là sức hấp dẫn mỗi khi chiều về. Con đường này thật dài rụng đầy lá vàng mà vô cùng sạch sẽ. Trải dọc theo đó là vô số những món ăn của Lào mà khi nhìn không thể nào không thưởng thức
Đến những tinh hoa của Lào
Ở Viêng Chăn, cứ ra ngõ là gặp người bán xôi. Người ta nói rằng có đến 90% người Lào ăn xôi. Xôi được gói trong nắm lá xanh, hoặc trắng dẻo gần như xôi nếp của người Việt hoặc được trộn thêm cùng thịt hoặc cá chưng lên và nóng hổi. Xôi Lào có vị thơm đặc biệt, ăn không ngấy, dẻo nhưng nắm không dính… Người Lào bảo rằng đó là thứ nếp được trồng trên những nương rẫy cao ngút của rừng núi Lào.
Nhưng chúng tôi tìm đến phố Na-xay, nơi có nhiều quán ăn của người Việt để tìm món ăn quen thuộc. Theo cách chỉ của nhiều người miền Trung sống ở đây, quán của bà Lượng có món… mì Quảng! Anh Dũng, một người Quảng làm ăn trên đất Lào ở ngay phố Na-xay nói: “Vị khác với mì Quảng ở nhà nhưng ăn cũng đỡ nhớ lắm. Sợi mì nhỏ hơn, cũng thịt xá xíu như mì Phú Chiêm vậy nhưng lại pha thêm chút hương vị Lào, nhiều mì chính và dĩ nhiên không mặn mòi như tô mì Quảng chính hiệu Quảng Nam”. Bà Nguyễn Thị Lượng trạc ngũ tuần. Bà là người Hòa Vang sinh sống trên đất Lào đã mấy chục năm nay. Quán của bà không để bảng hiệu, và chỉ những người miền Trung sinh sống ở đây mới biết quán của bà bán mì Quảng. Sợi mì nhuộm vàng với đủ thứ vị: sườn, thịt, trứng…, chỉ thiếu ớt xanh. Nhưng như thế cũng đủ để người miền Trung nhớ nhà vào mỗi buổi điểm tâm trên đất Lào.
Buổi chiều, dưới những tán cổ thụ rộng lớn là hàng quán gần giống như gánh hàng rong của người Việt dọc theo con đường bờ Mê Kông. Ở Lào, mọi thứ ăn đều được nướng. Xôi nướng, chuối nướng, khoai lang, khoai môn nướng và bí đỏ cũng được đem nướng. Nhưng phải kể đến món “lạp” đặc trưng của người Lào. lạp có nghĩa là “lộc”, là may mắn, được coi là “linh hồn” trong các lễ hội của người Lào. Lạp thường dùng trong đãi tiệc hoặc trong các dịp đặc biệt. Từ xa xưa, lạp đã là món ăn phổ biến ở Lào và được bán khắp nơi. Món ăn này được chế biến từ các loại thịt: trâu, bò, cá, heo, gà… băm nhuyễn, trộn với rau bạc hà xắt nhỏ và nước cốt chanh, ăn vào có mùi thơm béo khó quên.
Đến những tinh hoa của Lào
Ở Viêng Chăn, cứ ra ngõ là gặp người bán xôi. Người ta nói rằng có đến 90% người Lào ăn xôi. Xôi được gói trong nắm lá xanh, hoặc trắng dẻo gần như xôi nếp của người Việt hoặc được trộn thêm cùng thịt hoặc cá chưng lên và nóng hổi. Xôi Lào có vị thơm đặc biệt, ăn không ngấy, dẻo nhưng nắm không dính… Người Lào bảo rằng đó là thứ nếp được trồng trên những nương rẫy cao ngút của rừng núi Lào.
Nhưng chúng tôi tìm đến phố Na-xay, nơi có nhiều quán ăn của người Việt để tìm món ăn quen thuộc. Theo cách chỉ của nhiều người miền Trung sống ở đây, quán của bà Lượng có món… mì Quảng! Anh Dũng, một người Quảng làm ăn trên đất Lào ở ngay phố Na-xay nói: “Vị khác với mì Quảng ở nhà nhưng ăn cũng đỡ nhớ lắm. Sợi mì nhỏ hơn, cũng thịt xá xíu như mì Phú Chiêm vậy nhưng lại pha thêm chút hương vị Lào, nhiều mì chính và dĩ nhiên không mặn mòi như tô mì Quảng chính hiệu Quảng Nam”. Bà Nguyễn Thị Lượng trạc ngũ tuần. Bà là người Hòa Vang sinh sống trên đất Lào đã mấy chục năm nay. Quán của bà không để bảng hiệu, và chỉ những người miền Trung sinh sống ở đây mới biết quán của bà bán mì Quảng. Sợi mì nhuộm vàng với đủ thứ vị: sườn, thịt, trứng…, chỉ thiếu ớt xanh. Nhưng như thế cũng đủ để người miền Trung nhớ nhà vào mỗi buổi điểm tâm trên đất Lào.
Buổi chiều, dưới những tán cổ thụ rộng lớn là hàng quán gần giống như gánh hàng rong của người Việt dọc theo con đường bờ Mê Kông. Ở Lào, mọi thứ ăn đều được nướng. Xôi nướng, chuối nướng, khoai lang, khoai môn nướng và bí đỏ cũng được đem nướng. Nhưng phải kể đến món “lạp” đặc trưng của người Lào. lạp có nghĩa là “lộc”, là may mắn, được coi là “linh hồn” trong các lễ hội của người Lào. Lạp thường dùng trong đãi tiệc hoặc trong các dịp đặc biệt. Từ xa xưa, lạp đã là món ăn phổ biến ở Lào và được bán khắp nơi. Món ăn này được chế biến từ các loại thịt: trâu, bò, cá, heo, gà… băm nhuyễn, trộn với rau bạc hà xắt nhỏ và nước cốt chanh, ăn vào có mùi thơm béo khó quên.
Món mì Quảng
Cũng gọi là những “quán nhậu” vì cũng có chòi, có tranh theo từng lô đất dọc bờ Mê Kông nhưng các quán này cũng “lặng lẽ” lạ. Đến chỉ để thưởng thức một chai bia Lào vừa to vừa cao. Phong cách uống bia của người Lào khiến cho du khách phải ngưỡng mộ. Chỉ uống duy nhất loại bia Lào và điều đó khiến cho người ta đến Lào cũng chỉ uống mỗi bia Lào! Người Lào ít “nhậu”. Và đến Lào cũng chỉ thưởng thức bia Lào theo phong cách “nhấm nháp” vậy! Bia Lào được sản xuất từ thời Pháp thuộc, có vị rất đậm đà, uống vào tới đâu, biết tới đó. Bia Lào từng được tạp chí Asia Magazine bình chọn là loại bia ngon nhất châu Á.
Ăn xôi, thưởng lạp, tìm mì Quảng và gọi thêm vài chai bia Lào, đó mới chỉ là một vài trong số rất nhiều cách thưởng thức ẩm thực trên đất Lào. Thêm vào đó là điệu “lăm-vông” uyển chuyển của cô gái Lào, bạn sẽ cảm nhận chuyến đi của mình cực kỳ thú vị khi lang thang trên những nẻo đường ở Viêng Chăn.
Ăn xôi, thưởng lạp, tìm mì Quảng và gọi thêm vài chai bia Lào, đó mới chỉ là một vài trong số rất nhiều cách thưởng thức ẩm thực trên đất Lào. Thêm vào đó là điệu “lăm-vông” uyển chuyển của cô gái Lào, bạn sẽ cảm nhận chuyến đi của mình cực kỳ thú vị khi lang thang trên những nẻo đường ở Viêng Chăn.
Theo hn.24h.com.vn
Rong chơi ở cố đô Vạn Tượng
26-02-2008
Hình ảnh những nhà sư đi khất thực mở đầu cho ngày mới ở cố đô Luang Phrabang và kết thúc một ngày là khu chợ đêm sầm uất dưới chân núi Phou Si trở nên rất đỗi quen thuộc đối với mọi người.
Luang Phrabang trầm mặc, chậm rãi, êm đềm không chỉ với những nét đặc trưng như thế, mà ở đó còn nhiều vẻ đẹp từ các ngôi chùa cổ, những dòng thác đẹp như tranh, những bản làng làm nghề truyền thống, những bí ẩn hang động… tất cả tô điểm cho những ngày rong ruổi trên miền đất cố đô thêm thú vị và đáng nhớ
Lên hang
Một trong những tuyến du lịch hấp dẫn nhất ở cố đô Luang Phrabang là hành trình theo dòng Mekong đến hang Pak Ou diện kiến những bức tượng Phật đã tồn tại qua hàng thế kỷ. Hang Pak Ou chia làm hai động, Hạ động (Tham Ting), và Thượng động (Tham Theung).
Với người dân xứ Triệu Voi, đặc biệt là cư dân cố đô Luang Phrabang, hang Phật Pak Ou là nơi chốn linh thiêng. Từ thế kỷ XV, do chiến tranh, người dân cất giấu các bức tượng Phật vào hang sâu để tránh bị huỷ hoại, và cứ thế, hàng năm số lượng tượng Phật ngày càng tăng lên, tính đến nay đã hơn 8.000 tượng Phật đủ kích cỡ lớn nhỏ khắp hang động.
Từ bến thuyền ngay trung tâm cố đô, những chiếc ghe gỗ dài sọc, chuyên chở từ 20 - 30 hành khách rời bến mỗi sáng, đưa khách thập phương ngược dòng Mekong hành hương về hang Phật Pak Ou. Theo chiếc ghe lênh đênh sông nước, ghé qua các bản làng nổi tiếng làm nghề truyền thống nấu rượu, dệt lụa, làm giấy sa từ bao thế kỷ qua.
Sau hai giờ ngược sông, hang Pak Ou đối diện cửa sông Nam Ou, mở ra đón chào khách thập phương đến tham quan, cúng viếng. Những tượng Phật nằm ngang dọc, lẩn khuất, ẩn hiện khắp nơi trong hang. Trong số đó tiêu biểu là tượng Chiêu vũ Phật (Phật gọi mưa), Phật đứng hai tay buông thõng xuống đất. Người dẫn đường cho biết tượng có xuất xứ từ thế kỷ 15, thời điểm ấy trên đất cố đô có một đợt hạn hán lớn, và những nghệ nhân đã thổi hồn vào tượng Phật, tạo ra dáng thế độc đáo với nguyện cầu mưa xuống. Kể từ đó, tượng Chiêu vũ Phật trở thành một nét đặc trưng trong tín ngưỡng Phật giáo của Lào.
Xuống thác
Ngoài vẻ đẹp núi non miền sơn cước, Luang Phrabang nổi tiếng với những dòng thác mà tiêu biểu là Kwang Xi - thác nước đẹp như tranh thuỷ mặc, được ví như Cửu Trại Câu của Trung Quốc.
Từ cố đô, chưa đầy một giờ xe với chiều dài khoảng 30km là đến Kwang Xi. Đi ngược dốc, vẻ đẹp của những tầng thác dần hiện ra. Nước trong xanh, mát rượi, đổ từ đỉnh núi xuống chân núi, mỗi khúc gập ghềnh của đường đi, con nước tạo thành những dòng thác nhỏ to, dày mỏng, toả nước trắng xoá.
Với người bản địa, Kwang Xi nghĩa là Thác Nai, vì xưa khu rừng có nhiều Nai đến thác uống nước. Người bản địa tin rằng, vị thần của các dòng thác vẫn đang cư ngụ ở Kwang Xi, bởi dòng thác này đại diện cho vẻ đẹp dịu dàng lẫn hùng vĩ của những dòng thác khác trên đất nước Triệu Voi.
Phải mất gần hai giờ đồng hồ từ chân thác lên đến tầng thác cao nhất, vượt qua bao ghềnh đá, thác nước nhỏ, sẽ đến được không gian rộng lớn của tầng thác thứ nhất, nước trắng xoá đổ xuống từng dòng nhỏ như những sợi tóc bạc dệt lên nền rừng xanh hoang vu bao la. Bao mệt mỏi trong người tan biến hết, nhường chỗ cho sự kinh ngạc bởi vẻ đẹp kỳ ảo của thác nước.
Sau khi đã thoả thê trong làn nước mát lạnh của thác nước, dưới chân thác, những hàng quán chờ sẵn du khách với các món nướng đặc trưng của người bản địa, cá nướng, thịt nướng được tẩm ướp mộc mạc với muối sả, dân dã trên lò than thơm phức. Tay với nắm xôi nếp, ăn kèm cùng những sản vật địa phương được nướng chín trên than hồng, đủ lấy lại năng lượng của một hành trình lên non xem thác đầy thú vị.
Về chợ đêm
Rong ruổi một ngày ở thác Kwang Xi, đến cố đô khi trời đã về chiều. Đỉnh Phou Si là lựa chọn tuyệt hảo ngắm cố đô trong ánh hoàng hôn xuống dần, phả ráng chiều lên dòng Mekong, càng tăng thêm cho quang cảnh đất cố đô vẻ trầm mặc, huyền ảo.
Mặt trời tắt hẳn, lúc xuống núi là thời điểm chợ đêm trên đường Sisavangvong bắt đầu. Những túp lều phủ kín đường, đèn sáng trưng, đầy sản phẩm thủ công tinh tế được người bản xứ chế tác quanh đất cố đô đem về bày bán, từ vải lụa, khăn thêu, con rối, mặt nạ điêu khắc gỗ, đồ bạc trang sức, áo quần, túi xách, cả những món gốm sứ cổ cũng xuất hiện ở chợ đêm.
Người Luang Phrabang khéo sắp đặt khi ở chợ đêm không chỉ những mặt hàng thủ công truyền thống. Sau khi đã no mắt, nhẹ túi tiền, mỏi chân với mua sắm, người vừa thấm mệt, những gian hàng ăn ở chợ đêm như mở tung với đủ món ăn chơi. Trong đó ngoài những món nướng heo, gà, bò, cá… quen thuộc, còn một điểm nhấn là xe đẩy buffet chay của anh Teng, chỉ 5.000 kip (10 ngàn đồng) đủ có một bữa tối no căng, thêm 5.000 kip nữa cho một ly sinh tố trái cây tổng hợp, đủ cảm thấy thư thái, vui vẻ sau những ngày vẫy vùng cùng thắng cảnh và những con người thân thiện của miền đất cố đô. Để rồi khi rời xa cố đô Vạn Tượng, ai cũng hơn một lần nhớ.
Theo SGTT
Tượng Chiêu vũ Phật trong hang Pak Ou
|
Lên hang
Tượng Phật trong hang Pak Ou |
Với người dân xứ Triệu Voi, đặc biệt là cư dân cố đô Luang Phrabang, hang Phật Pak Ou là nơi chốn linh thiêng. Từ thế kỷ XV, do chiến tranh, người dân cất giấu các bức tượng Phật vào hang sâu để tránh bị huỷ hoại, và cứ thế, hàng năm số lượng tượng Phật ngày càng tăng lên, tính đến nay đã hơn 8.000 tượng Phật đủ kích cỡ lớn nhỏ khắp hang động.
Từ bến thuyền ngay trung tâm cố đô, những chiếc ghe gỗ dài sọc, chuyên chở từ 20 - 30 hành khách rời bến mỗi sáng, đưa khách thập phương ngược dòng Mekong hành hương về hang Phật Pak Ou. Theo chiếc ghe lênh đênh sông nước, ghé qua các bản làng nổi tiếng làm nghề truyền thống nấu rượu, dệt lụa, làm giấy sa từ bao thế kỷ qua.
Hình ảnh quen thuộc mỗi sáng trên đất cố đô Luang Phrabang |
Xuống thác
Ngoài vẻ đẹp núi non miền sơn cước, Luang Phrabang nổi tiếng với những dòng thác mà tiêu biểu là Kwang Xi - thác nước đẹp như tranh thuỷ mặc, được ví như Cửu Trại Câu của Trung Quốc.
Các món nướng đặc sản của Lào ngay dưới chân thác Kwang Xi |
Với người bản địa, Kwang Xi nghĩa là Thác Nai, vì xưa khu rừng có nhiều Nai đến thác uống nước. Người bản địa tin rằng, vị thần của các dòng thác vẫn đang cư ngụ ở Kwang Xi, bởi dòng thác này đại diện cho vẻ đẹp dịu dàng lẫn hùng vĩ của những dòng thác khác trên đất nước Triệu Voi.
Phải mất gần hai giờ đồng hồ từ chân thác lên đến tầng thác cao nhất, vượt qua bao ghềnh đá, thác nước nhỏ, sẽ đến được không gian rộng lớn của tầng thác thứ nhất, nước trắng xoá đổ xuống từng dòng nhỏ như những sợi tóc bạc dệt lên nền rừng xanh hoang vu bao la. Bao mệt mỏi trong người tan biến hết, nhường chỗ cho sự kinh ngạc bởi vẻ đẹp kỳ ảo của thác nước.
Sau khi đã thoả thê trong làn nước mát lạnh của thác nước, dưới chân thác, những hàng quán chờ sẵn du khách với các món nướng đặc trưng của người bản địa, cá nướng, thịt nướng được tẩm ướp mộc mạc với muối sả, dân dã trên lò than thơm phức. Tay với nắm xôi nếp, ăn kèm cùng những sản vật địa phương được nướng chín trên than hồng, đủ lấy lại năng lượng của một hành trình lên non xem thác đầy thú vị.
Về chợ đêm
Tiệm buffet chay của anh Teng ở chợ đêm Luang Phrabang |
Mặt trời tắt hẳn, lúc xuống núi là thời điểm chợ đêm trên đường Sisavangvong bắt đầu. Những túp lều phủ kín đường, đèn sáng trưng, đầy sản phẩm thủ công tinh tế được người bản xứ chế tác quanh đất cố đô đem về bày bán, từ vải lụa, khăn thêu, con rối, mặt nạ điêu khắc gỗ, đồ bạc trang sức, áo quần, túi xách, cả những món gốm sứ cổ cũng xuất hiện ở chợ đêm.
Chợ đêm trên đường Sisavangvong |
Theo SGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét