Rải rác trên Trái đất là những ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động. Người ta liên tưởng chúng như những con quái vật siêu khổng lồ dữ tợn đang nằm im lìm thì đột ngột vẫy vùng, gầm rú.
1. Núi Etna, Italy
1. Núi Etna, Italy
Ngự trên thành phố ánh sáng Catania của Ý, ngọn Etna phun lửa lên bầu trời và đổ tràn dung nham xuống những sườn núi. Mặc dù vậy, Etna vẫn là một ngọn núi lửa tương đối an toàn vì hiếm khi phun trào và những dòng dung nham chảy chậm cho mọi người cơ hội thoát thân.
2. Ba ngọn núi lửa
Semeru, núi lửa cao nhất ở đảo Java của Indonesia, bắt đầu phun trào không ngừng từ năm 1967. Semeru nằm ở cuối phía nam của hõm chảo Tengger – vùng núi lửa với hai ngọn lửa nhỏ hơn khác là Bromo và Batok.
3. Dung nham tràn xuống Thái Bình Dương
Cùng với những tiếng rít của hơi nước bốc lên, dung nham từ những ngọn núi lửa thuộc công viên quốc gia Hawaii đổ xuống Thái Bình Dương. Những dòng chảy này đã tạo nên những hòn đảo ở Hawaii trong tiến trình kéo dài hơn 70 triệu năm.
4. Dung nham lỏng trên núi Etna
Một hồ mắc ma đỏ như máu với nhiệt độ lên đến vài trăm độ nằm giữa những bờ mắc ma xám đã được tôi cứng. Núi Etna cao khoảng 3.300m và là núi lửa hoạt động cao nhất châu Âu.
5. Sét núi lửa
Một tia sét sáng bừng trong tro núi lửa trong vụ phun trào của núi lửa Eyjafjallajökul ở lceland vào tháng 4/2010. Sét núi lửa xảy ra khi những phân tử tro cọ xát và tích điện.
6. Núi St.Helen sau trận phun trào
Một luồng khói thoát ra từ miệng núi lửa dạng vỏ trứng của núi St.Helen sau một đợt phun trào. Ngọn núi lửa của bang Washington trở nên nổi tiếng sau thảm họa 1980 giết hại 57 người, phá hủy nhà cửa, cầu đường và gây ra một trận lỡ tuyết dữ dội sau khi một miệng núi lửa rộng 1,6km bị nứt hoác trên núi.
7. Miệng núi lửa Ertale, Ethiopia
Những người leo núi trèo lên những vòng xoắc của nham thạch trên một miệng núi lửa của núi lửa Ertale ở Ethiopia. Hơi nước thoát ra từ một hồ dung nham trong miệng núi lửa có nhiệt độ lên tới hơn 1.000 độ C.
8. Bùn sôi
Một hồ bùn sôi sùng sục gần núi lửa Dallol ở vùng trùng Danakil xa xôi của Ethiopia. Những miệng núi lửa như Dallol hình thành trong những vụ nổ do mạch nước ngầm gây ra khi chạm với mắc ma.
9. Núi lửa Cleveland, Alaska
Núi lửa Cleveland bốc lên một cột tro cao đến 6km phía trên Bắc Thái Bình Dương trong bức ảnh chụp từ trên không này. Núi lửa Cleveland nằm ở quần đảo Aleutian Tây Bắc Alaska mặc dù đã không phun trào nhưng cột tro bốc lên suốt hai giờ sau khi hình thành.
10. Dung nham Pahoehoe, Hawaii
Dung nham Pahoehoe chảy trên núi lửa Kilauea ở công viên quốc gia Hawaii. Pahoehoe là loại dung nham có bề mặt bóng và gợn sóng. Bề mặt này hình thành do dung nham Pahoehoe chảy chậm, bề mặt này giống một lớp cách nhiệt giữ nhiệt độ dung nham lên đến khoảng 1.200 độ C. Khác với Pahoehoe là dung nham Aa chảy nhanh và không có thời gian hình thành lớp cách nhiệt, từ đó hình thành dòng dung nham có nhiệt độ thấp hơn với những đường vân góc cạnh.
Theo eva.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét