Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Banda Aceh và sự hồi sinh lạ lùng

Tưởng rằng vùng đất này sẽ không bao giờ có thể khôi phục lại được sau thảm họa sóng thần tàn khốc ngày 26/12/2004. Tháng 2/2009, tôi tới Banda Aceh (Indonesia), thật kỳ diệu, thành phố này đã hồi sinh đến ngỡ ngàng...
Toàn cảnh Banda Aceh hôm nay
Sự hồi sinh lạ lùng của Banda Aceh, Du lịch, Sự hồi sinh, lạ lùng của Banda Aceh, du lịch, quốc tế, trong nước, địa danh, danh lam, di tích, kỳ quan, thế giới
Toàn cảnh Banda Aceh trong thảm họa sóng thần ngày 26/12/2004
Tôi đã đến đây 8 tháng sau thảm họa. Dấu tích tàn phá còn rất nhiều. Những ngôi nhà xác xơ, những con người tiều tụy, gương mặt chưa hết thất thần. Một năm sau quay lại vẫn chưa thấy gì đổi khác. Hình như sự thay đổi quá chậm chạp.
Vậy mà 4 năm sau, những con đường cao tốc mới đã mở. Sân bay đang xây dựng khá hiện đại. Hàng hóa đã nhiều lên, ngoài đường nhộn nhịp. Khách sạn Helmes 4 sao mới toanh mở cửa mấy tháng nay, đang khuyến mại nên giá phòng suite chỉ có 55 đô gồm cả ăn sáng.
Còn nhớ, sức mạnh của tsunami đã “nâng” chiếc tầu phát điện nặng 3500 tấn, đẩy sâu 3km vào đất liền và hiện nay thành một “tòa nhà” bỏ hoang nơi đây. Một chiếc thuyền đánh cá khác bị “treo” trên tầng 2 của một ngôi nhà, nhưng thật kỳ diệu, chính nó đã cứu 59 người thoát chết. Dân ở đây gọi đó là con thuyền No-ê. (Noah - con thuyền trong Kinh Thánh nhằm tránh cơn Đại hồng thủy do Chúa tạo ra để trừng phạt loài người đã có quá nhiều tội lỗi).
Sự hồi sinh lạ lùng của Banda Aceh, Du lịch, Sự hồi sinh, lạ lùng của Banda Aceh, du lịch, quốc tế, trong nước, địa danh, danh lam, di tích, kỳ quan, thế giới
Con thuyền No-ê này đã cứu 59 người thoát chết trong gang tấc.
Sự hồi sinh lạ lùng của Banda Aceh, Du lịch, Sự hồi sinh, lạ lùng của Banda Aceh, du lịch, quốc tế, trong nước, địa danh, danh lam, di tích, kỳ quan, thế giới
Sóng thần đã nhấc bổng chiếc tầu phát điện nặng 3500 tấn, đẩy sâu 3km vào đất liền và hiện nay thành một “tòa nhà” bỏ hoang.
Bên cạnh chiếc thuyền “lơ lửng” trên tầng hai, “chiến tích” của tsunami thuở nào, là những villas ngói đỏ mới tinh. Cả Aceh là một công trường xây dựng hối hả. Và khách Tây đã lũ lượt đến để xem bãi cát vàng và nước trong veo của miền biển chưa ai khai thác này.

Trên bãi biển mà trước đây sóng thần đã “lôi” hết tất cả ra đại dương, cô bé thoát chết lần đó, bế đứa con gái 4 tháng tuổi trên tay với nụ cười rạng rỡ. Người chồng trẻ dậy cậu con trai 2 tuổi lững chững cách câu cá biển. Anh tự hào “Tôi lấy được vợ, thuê nhà ở, có đủ trai gái. Thật may mắn, anh ạ”. Hình như cánh đàn ông ở đâu cũng thế, phải “có nếp có tẻ” mới ra hồn người.

Trai gái ở đây đi chơi buổi tối đến 10 giờ đêm. Hẹn ra bãi biển, nói chuyện, nhìn nhau một lúc, rồi … về. Phụ nữ đội khăn như các bà nhà ta ngày xưa đội “mỏ quạ”, kể cả khi đi xe máy có mũ bảo hiểm.

Anh bạn dân công nghệ thông tin độc thân, tự sắm cho mình một chiếc xe Toyota SUV mới cóng bằng tiền vay trả góp. Mẹ anh nói, cần có cái xe để làm “mồi” tìm vợ.

Xe máy, xe hơi đời mới đầy đường, mọi người đi lại rất trật tự. Một nơi còn nghèo hơn Hà Nội nhưng đợi rút tiền ATM có hai người cũng xếp hàng. Ít thấy người xả rác ra đường, không thấy khất thực, có vẻ yên tâm ra đường buổi tối. Trong nhà hàng chỉ có nước giải khát, không bán bia, rượu vì luật đạo Hồi cấm.
Sự hồi sinh lạ lùng của Banda Aceh, Du lịch, Sự hồi sinh, lạ lùng của Banda Aceh, du lịch, quốc tế, trong nước, địa danh, danh lam, di tích, kỳ quan, thế giới
Thế hệ mới của Aceh ngày nay.
Đó đây là những ngôi nhà nhỏ mới xây xinh xắn theo kiến trúc riêng của Aceh. Hầu hết được xây khá vững chắc trên các cột bê tông, có khả năng chịu động đất và sóng thần. Rất ít nhà cao tầng. Ông giám đốc phụ trách xây dựng tỉnh Aceh được Tổng thống Indonesia trực tiếp chỉ đạo nên mới có tốc độ hồi sinh ngoạn mục như thế.

Sự đóng góp lớn lao của các tổ chức quốc tế, NGO có vai trò lớn trong phát triển nơi này. Động đất và tsunami làm thiệt hại hơn 4 tỷ đô la, nhưng chính phủ trung ương và các nhà tài trợ quốc tế đã đóng góp gần 8 tỷ đô la cho tái thiết.

“Sóng thần” trong tư duy


Bên cạnh con thuyền đã cứu 59 người thoát chết, nhà cửa đã được xây lại.

Vùng đất Aceh giầu có về dầu mỏ, gas, đánh cá, cây công nghiệp nên nhiều kẻ nhòm ngó. Chiến binh Aceh muốn biến vùng này thành thánh địa Hồi giáo với những qui định ngặt nghèo, không thể để thanh niên Aceh vừa đến nhà thờ lại vẫn đi nhảy như ở Jakarta.

Sau Đông Timor tách ra, Aceh là nỗi nhức nhối của của chính quyền Trung ương Jakarta. Mọi đàm phán về cho Aceh với sự trợ giúp quốc tế đều bế tắc, máu tiếp tục đổ.

Nhưng vào buổi sáng khi cơn động đất rung chuyển Aceh và đợt sóng thần kéo từ tây Indonesia sang Thái lan, Srilanka, Ấn độ và sang đến tận châu Phi, giết chết 225 ngàn sinh mạng của 11 quốc gia thì các chiến binh từ trong rừng trở về nhà tìm người thân trong đống đổ nát. Họ buông súng cùng với quân đội Indo tìm kiếm nạn nhân, thu thập xác chết.

Sóng thần làm cho trẻ em chết nhiều nhất vì chúng không biết bám, không biết bơi hay còn quá nhỏ. Có lẽ chính giờ phút bế hàng vạn đứa trẻ đầy bùn đất trên tay đã chết, cả hai bên hiểu rằng, cuộc chiến tranh kia thật vô nghĩa so với mất mát quá lớn do tsunami gây ra. Nếu tiếp tục đánh nhau, máu còn đổ trên đám nhà hoang tàn, mà những gì Thượng đế trừng phạt đã quá đủ.
Sự hồi sinh lạ lùng của Banda Aceh, Du lịch, Sự hồi sinh, lạ lùng của Banda Aceh, du lịch, quốc tế, trong nước, địa danh, danh lam, di tích, kỳ quan, thế giới
Nhà thờ Hồi giáo duy nhất không bị phá hủy sau trận động đất mạnh 9 richter.
Đó chính là bước ngoặt làm im tiếng súng, bước ngoặt trong tư duy của người lãnh đạo, bước ngoặt của nhân dân Indonesia nói chung và Aceh nói riêng. Họ đã tự “soi” lại mình nên hôm nay Aceh đã hồi sinh, mới thấy nụ cười trên gương mặt người. Thánh đường Hồi giáo Baiturrahman, kiến trúc duy nhất bị hư hại nhẹ sau thảm họa, đã được sửa lại nguy nga tráng lệ giữa thủ phủ.

Điều gì sẽ xẩy ra nếu cả hai phía không chịu nhìn vào sự thực. Các tổ chức quốc tế muốn giúp đỡ các nạn nhân sẽ bị bó tay và người đời sẽ ngoảnh mặt đi. Người Aceh vẫn bảo, chiến tranh không có người chiến thắng. Dù ai đó thắng thì thất bại vẫn thuộc về người mẹ mất con phía cánh rừng.

Banda Aceh thay được dòng chảy của cuộc sống xưa kia, mang lại hạnh phúc cho 4-5 triệu người vì người đứng đầu phong trào độc lập Aceh là Mawardi Nurdin và Tổng thống Indonesia hiểu ra thời cuộc. Tỉnh Aceh được quyền tự trị rất cao, có bầu cử tự do và vị thống đốc Aceh do nhân dân tự chọn. Vẫn còn rất nhiều người nghèo, nhưng người ta tin, vùng đất đẹp mê hồn này sẽ trở nên thịnh vượng.

Thú vị thay, tư duy chiến tranh chết chóc kịp biến đổi sau một buổi sáng thiên tai. Banda Aceh hưởng sự bình yên mới 4 năm, nhưng những gì hiện lên trước mắt bằng quốc gia khác làm trong mấy chục năm. Biến thảm họa tsunami thành vận hội mới cho hòa bình và phát triển là “cơn sóng thần” trong tư duy mới của những con người miền đất này.
Đứng trên tầng 6 của Trung tâm nghiên cứu động đất và sóng thần, cũng là nơi khi có thảm họa, hàng vạn người có thể tạm trú, có thể nhìn thấy phía dưới là nấm mồ tập thể đã xanh cỏ của 14 ngàn người với một khu khá rộng dành cho trẻ em.

Quanh đó là những ngôi nhà đang xây dở. Người Aceh đang gây dựng cuộc sống tốt đẹp và cũng là hành động thiết thực giúp hàng vạn linh hồn oan uổng kia được thanh thản.

Sóng biển xa xa vẫn rì rào theo gió thổi và tiếng cầu kinh Islam vang lên từ thánh đường như hòa lẫn vào nhau. Bên này là Banda Aceh yên bình dưới nắng vàng tựa thiên đường như chưa từng có tsunami đi qua.

Bài học xây dựng lại Banda Aceh từ sau thảm họa tàn khốc của thiên nhiên gợi cho chúng ta nhiều điều đáng phải trân trọng và suy ngẫm...
Việt Báo (Theo 24h)