Một trong những yếu tố khiến Bali của Indonesia trở thành một “thiên đường du lich” với mỗi năm đón hơn 6 triệu lượt khách quốc tế chính là yếu tố văn hóa truyền thống thấm đẫm trong từng công trình kiến trúc và không gian sống.
Bali được Henrik Van Kol – đại diện của chính quyền Hà Lan thời bấy giờ ở Indonesia phát hiện vào năm 1920 và được đưa vào khai thác du lịch cho đến thế chiến thứ 2.
Có một điều đặc biệt xảy ra ở đây là dù chính quyền Hà Lan với hơn 100 năm cai trị hay Indonesia (giành độc lập từ 1949), chính quyền đều nhất quán không cho phép can thiệp vào những nghi lễ, phong tục, nghệ thuật, tôn giáo, cuộc sống nông nghiệp… nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân trên đảo.
Chính sự nhất quán của chính sách cộng với ý thức của người dân đã dẫn đến kết quả: Bali đến thời điểm này có hơn 3,2 triệu dân, cùng với đó là hơn 1.200 khách sạn và resort từ cao cấp đến bình dân, nhưng đi khắp Bali, tôi tuyệt không thấy một ngôi nhà nào cao quá 3 tầng, kể cả trụ sở chính quyền.
Lại càng không thấy được những kiến trúc nhà ống lồi lõm với kiến trúc Đông – Tây đắp vá lởm chởm như nhiều đô thị khác trên thế giới. Nhà cửa ở Bali dù bề thế hay nhỏ bé đều được xây dựng theo kiến trúc truyền thống là hình vuông bốn mái lợp ngói và quanh nhà trồng rất nhiều hoa...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét