Tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Hương Cảng.
Tinh thần tín ngưỡng ăn rất sâu vào văn hóa của người dân nơi đây, thể hiện rõ nét trong trong cuộc sống thường nhật. Bạn có thể nhìn thấy đằng sau khung cảnh phồn hoa, sầm uất của trung tâm mua sắm là những ngôi chùa, nhà thờ trang nghiêm, thanh tịnh. Những bà chủ bày đồ thờ cúng ở phía trước các sạp hàng. Một số gia đình còn đốt hương, vàng mã ở bên đường vào những ngày lễ tết. Ảnh: CNR. |
Những tập tục truyền thống và nghi thức tôn giáo vẫn luôn tồn tại trong lòng Hong Kong hiện đại. Ảnh: Sina. |
Nét đặc biệt là Hong Kong tồn tại nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Dù bạn theo Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo hay Thiên chúa giáo..., bạn vẫn có thể tìm thấy khoảng không gian tâm linh cho riêng mình Ảnh: Sohu. |
Bên các cảng biển đều có miếu thờ bà Thiên Hậu. Đây là nét riêng có của Hong Kong. Vài thập kỷ trở lại đây, rất nhiều ngư dân tin vào bà Thiên Hậu, coi bà là vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển.
Tương truyền, bà Thiên Hậu thường hiển linh, mặc áo đỏ, cưỡi chiếu, bay trên mặt biển để cứu trợ những người gặp nạn. Vì vậy, hàng năm họ đều thờ cúng bà để cầu mưa thuận gió hòa, đi biển bình an, may mắn. Ảnh: Baike.
|
Miếu thờ Thiên Hậu lớn và cổ nhất Hong Kong là đền Sai Kung ở vịnh Joss House, xây dựng vào năm 1266, đã được công nhận là di tích lịch sử cấp 1. Ảnh: Baike. |
Ngôi miếu có nguồn gốc từ thời nhà Tống, khi hai anh em từ Phúc Kiến kiếm sống ở khu Cửu Long bằng nghề buôn muối tới đại lục. Trong một lần ra khơi, thuyền của họ bị gió mạnh đánh và bị cuốn xuống biển. Họ đã cầu xin Thiên Hậu cứu giúp và mắc cạn ở vịnh Joss House. Vì thế, họ đã cho xây miếu thờ bà tại vịnh. Ảnh: Mafengwo. |
Bên cạnh đó là miếu Hoàng Đại Tiên (Wong Tai Sin) cũng là một địa điểm tâm linh nổi tiếng, thờ cả Khổng Tử, Quan Âm và Lão giáo. Ảnh: Sina. |
Theo truyền thuyết, tại Trung Quốc vào thế kỷ 4, có một vị sư tên là Hoàng Sơ Bình có khả năng chữa lành bệnh tật. Sau khi bước vào tuổi 50, ông đã tu đến cảnh giới bất tử và có tên là Hoàng Đại Tiên. 16 thế kỷ sau, những hậu nhân Đạo giáo mang theo ảnh thờ đến Hong Kong và lập đền thờ cho những tín đồ của ông. Ảnh: Wikipedia. |
Ngôi miếu nằm trên diện tích 18.000 m2, giữa đảo Cửu Long náo nhiệt. Sau lối vào với mái vòm uy nghi là đàn thờ bề thế, bậc tam cấp rộng. Đàn thờ đỏ uy nghi nổi bật trên nền trời xanh trong vắt để lại ấn tượng khó quên. Những yếu tố phong thủy của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong từng chi tiết thiết kế cũng là một nét đặc sắc của ngôi miếu này. Ảnh:Chinanews. |
Tới miếu Hoàng Đại Tiên, du khách cũng có thể đến vườn ước nguyện để ngắm cầu bộ hành nên thơ với mái ngói xanh và hồ cảnh thanh tịnh, đầy cá chép và rùa. Ảnh: Sina. |
Một địa điểm tâm linh khác mang tên tu viện Po Lin, là "Thế giới Phật giáo ở miền Nam” - nơi cư ngụ của nhiều tu sĩ sùng đạo. Trước kia đây chỉ là một tu viện xa xôi ẩn nơi núi rừng rậm rạp, nhưng tới năm 1993 cái tên Po Lin đã trở nên nổi tiếng khi có bức tượng Thiên Đàn Đại Phật (Tian Tan Budda). Ảnh: Travellingmoods. |
Bức tượng Phật ngồi cao 26,4 mét trên đỉnh một tòa sen cao 34 mét bao gồm cả bệ, hướng mặt về phía bắc. Tượng Đại Phật có đầu hơi nghiêng và bàn tay phải giơ ra như để ban phước lành cho thế gian. Thời gian hoàn thành bức tượng là 12 năm với chi phí xây dựng 60 triệu đô la Hong Kong. Ảnh: Baike. |
Hong Kong là thành phố có lịch sử hình thành khá phức tạp và văn hóa đa dạng sắc màu, vì thế mảnh đất này tồn tại nhiều địa danh tâm linh cũng là điều dễ hiểu. Dù không gian nhộn nhịp sầm uất thế nào, chỉ cần bước chân vào nhà thờ hay một ngôi chùa, các tín đồ hay du khách tại Hong Kong đều tìm thấy những giây phút tĩnh lặng cho tâm hồn. Ảnh:Huanqiu. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét