(Kiến Thức) - Pháo đài Jesus là ví dụ điển hình cho sự tiến bộ trong cách thức xây dựng hệ thống phòng vệ và phục vụ quốc phòng vào thế kỷ 15, 16.
Nằm bên bờ Ấn Độ Dương, Pháo đài Jesus ở thành phố Mombasa, Kenya được coi là một trong những công trình quân sự cổ ấn tượng nhất thế giới
Tòa pháo đài này được những người Bồ Đào Nha xây dựng trong khoảng thời gian từ 1593-1596 theo thiết kế của kiến trúc sư người Ý - Giovanni Battista Cairati.
Mục đích xây dựng pháo đài Jesus là để bảo vệ cảng Mombasa, cảng biển có vị trí then chốt trong các tuyến giao thương giữa Ấn Độ, Oman và châu Âu.
Không chỉ là di tích lịch sử quan trọng, pháo đài này còn là một công trình kiến trúc điển hình về mô hình pháo đài quân sự của Bồ Đào Nha thế kỷ 16.
Kiến trúc của pháo đài được xây dựng theo nguyên tắc kiến trúc thời kỳ Phục Hưng với tiêu chuẩn tỷ lệ cân đối hoàn hảo và sự hài hòa cao về mặt bố cục.
Toàn bộ diện tích pháo đài gồm cả các con hào bao quanh khoảng 2,36 ha
Việc sử dụng cách xây dựng truyền thống của người dân bản địa kết hợp với nguyên vật liệu địa phương như đá, san hô… đã tạo nên một nét độc đáo có 1-0-2 của tòa pháo đài đồ sộ.
Bên cạnh đó, vị trí xây dựng trên một nhánh đảo san hô cũng góp phần tạo nên diện mạo ấn tượng cho pháo đài Jesus.
Có thể nói, pháo đài Jesus là ví dụ điển hình cho sự tiến bộ trong cách thức xây dựng hệ thống phòng vệ và phục vụ quốc phòng vào thế kỷ 15, 16
Vào năm 2011, UNESCO đã công nhận Pháo đài Jesus tại Mombasa của Kenya là Di sản văn hóa thế giới năm
T.B (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét