Trên cây cầu Ponte Vecchino xây từ thời trung cổ ở Florence, du khách vừa có thể bộ hành, ngắm phong cảnh sông Arno, vừa được thả sức mua sắm.
Ponte Vecchino (hay Cầu Cũ) bắc qua sông Arno, thành phố Florence, Italy là cây cầu đá xây từ thời trung cổ nhưng ngày nay vẫn còn nổi tiếng nhờ có nhiều cửa hàng.
Từng có tài liệu ghi rằng cầu được người La Mã khởi công năm 996, xây bằng đá và gỗ. Sau một trận lụt lớn năm 1117, cầu bị tàn phá và dựng lại bằng đá. Nhưng tới năm 1333 nó bị phá hủy một lần nữa, chỉ còn lại hai móng cầu. Mãi 12 năm sau đó, cầu được xây theo bản thiết kế của Taddeo Gaddi - một kiến trúc sư, họa sĩ người Italy.
Toàn cảnh cây cầu Ponte Vecchio, Florence, Italy.
|
Ngày nay, sông Arno có tới 6 cây cầu khác để người dân đi bộ và xe qua, ngoại trừ Ponte Vecchio không cho phép các phương tiện di chuyển. Lý do là cây cầu cổ này luôn đông đúc người qua lại mua sắm ở các cửa hiệu.
Kể từ thế kỷ 13, Ponte Vecchio trở thành nơi tập trung của rất nhiều hàng quán. Được sự cho phép của chính quyền địa phương, các tiểu thương bày bán hàng hóa trên bàn ngay tại cầu. Nếu ai làm ăn thua lỗ và không đủ trả tiền thuê mặt bằng, bàn của họ sẽ bị cảnh sát đập vỡ, đồng nghĩa với việc không được buôn bán. Lệnh này có tên "bancorotto", và đây cũng là nơi xuất hiện cụm từ "phá sản" (bankruptcy) trong lĩnh vực kinh tế.
Các cửa hàng về sau đều thuộc chính quyền và cho những cá nhân thuê lại để bán thịt, cá hay làm nghề thuộc da. Tuy nhiên, họ thải ra quá nhiều rác cùng mùi hôi thối. Trong khi đó, Vasari Corridor, công trình kết nối các tòa nhà trong lâu đài của gia đình Công tước Ferdinando de’ Medici nằm gần cầu Ponte Vecchio, phải hứng chịu các loại mùi này.
Vì vậy, công tước cho thay thế những hàng hóa trên bằng các tiệm chế tác kim hoàn. Đồ trang sức trở thành mặt hàng chính ở caayuf và nơi đây cũng quy tụ các thợ kim hoàn giỏi nhất Florence.
Các cửa hàng bán trang sức nằm san sát nhau trên cây cầu trung cổ.
|
Vào thế kỷ 15, các cửa hàng không còn cho thuê mà được bán lại các cá nhân. Về sau, những thương nhân này xây sửa thêm cửa hiệu bằng cách tôn nền và mở rộng chúng hướng ra phía sông. Đến thế kỷ 17, Ponte Vecchio đã có một diện mạo "nhộn nhịp" như ngày nay.
Trong suốt Chiến tranh thế giới thứ 2, khi Đức quốc xã rút khỏi Italy, quân phát xít đã phá rất nhiều cây cầu đẹp để chặn đường quân đồng minh. Tất cả cầu ở Florence đều bị sụp đổ, chỉ trừ Ponte Vecchio. Kể cả kẻ độc tài Adolf Hitler cũng nhận ra việc hủy hoại cây cầu thời trung cổ này là một tội ác to lớn.
Hương Chi (theo Amusingplanet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét